Hoàn thiện pháp luật bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất phải dựa trên cơ sở quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới chính sách pháp luật đất đai. Ở nước ta, Đảng Cộng Sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, ban hành nghị quyết, văn kiện về lĩnh vực đất đai. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, dựa trên quan điểm đổi mới chính sách của Đảng về lĩnh vực đất đai, Nhà nước thể chế hóa bằng chính sách pháp luật. Có thể nói quan điểm, đường lối của Đảng là là định hướng để xây dựng hoàn thiện chính sách thực thi pháp luật. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất cần thực hiện tốt các định hướng sau đây:
Một là, pháp luật về bồi thường về đất khi Nhà nước thu
hồi đất cần hoàn thiện theo hướng đề cao tính dân chủ, công khai minh bạch, khách quan, công bằng. Tính dân chủ, công khai minh bạch, khách quan, công bằng phải được hoàn thiện theo hướng quy định cụ thể rõ ràng, phải được công bố rộng rãi để người dân biết được, góp phần tạo điều kiện cho người
dân giám sát việc thực thi pháp luật bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền. Quản lý Nhà nước về bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất phải dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ, bình đẳng và đúng pháp luật. Nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến trong toàn bộ quá trình thu hồi đất, bồi thường về đất nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội và trong cộng đồng dân cư.
Hai là, hoàn thiện pháp luật về bồi thường về đất khi Nhà
nước thu hồi đất phải đảm bảo hài hòa mối quan hệ về lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của người sử dụng đất. Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng, những hoạt động này liên quan trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, chủ đầu tư và người sử dụng đất, lợi ích của các bên không giống nhau, thậm chí là trái ngược nhau, người sử dụng đất sau khi bị thu hồi đất họ mất tư liệu sản xuất, mất nơi sinh sống ổn định, mất địa điểm kinh doanh, rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có chổ ở. Điều này làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột, khiếu kiện xảy ra do sự đối lập về lợi ích kinh tế. Nhà nước không thể hi sinh quyền lợi của người sử dụng đất để phát triển đất nước. Do đó, các cơ quản lý Nhà nước về bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất phải dựa trên cơ sở hài hòa mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa các bên để giải quyết nhằm giảm nguy cơ xảy ra xung đột xã hội, duy trì sự ổn định kinh tế - chính trị.
Ba là, quản lý Nhà nước về bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo người bị thu hồi đất được bồi thường bằng đất với giá trị và mục đích như thửa đất bị thu hồi hoặc có thể mua được chổ ở mới tương đương. Chú trọng đến công tác bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Bốn là, hoàn thiện pháp luật về bồi thường về đất khi Nhà
nước thu hồi đất dựa trên sự nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc, xem xét, tham khảo kinh nghiệm, thực tiễn pháp lý của các nước trên thế giới trong lĩnh vực này để áp dụng có chọn lọc đối với luật đất đai của nước ta.
Năm là, hoàn thiện các quy định của pháp luật về bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất phải có mối quan hệ với việc hoàn thiện pháp luật đất đai và các luật khác có liên quan.
Sáu là, thực hiện tuyên truyền, vận động, giải thích các
chính sách, chế độ bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Giải quyết kịp thời các đơn khiếu nại, tố cáo trên nguyên tắc giải quyết dứt điểm vụ việc ngay từ cơ sở. Kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình vi phạm trong công tác thực hiện bồi thường về đất khi thu hồi. Các biện pháp phải đồng bộ từ các cấp, các ngành.
Bảy là, hoàn thiện pháp luật về bồi thường về đất khi Nhà
nước thu hồi đất phải gắn liền với việc dứt điểm hoàn thành cấp giấy chứng nhận QSDĐ đi đôi với việc cải thiện hệ thống bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính. Do tính chất đặc thù của pháp luật đất đai nước ta về chế độ sở hữu đất đai nên QSDĐ hợp pháp là tài sản được được phép mua bán, chuyển nhượng
trên thị trường. Để hoàn thiện pháp luật đất đai, thuận lợi trong công tác quản Nhà nước về đất đai cũng như minh bạch về quyền và lợi ích kinh tế của người sử dụng đất thì toàn bộ quỹ đất tự nhiên trên đất nước đều phải được lập hồ sơ ô thửa, đánh số thửa và cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Trong điều kiện người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ thì việc bồi thường về đất sẽ trở nên dễ dàng hơn.