6. Cấu trúc khóa luận
1.1 Cơ sở bên trong
1.1.3 Khái quát quan hệ kinh tế Việt Nam –Hàn Quốc trước năm 2009
Đầu thế kỷ XXI, thế giới chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ với mũi nhọn là công nghệ thông tin, kinh tế tri thức và toàn cầu hóa. Cuộc cách mạng này làm thay đổi tư duy của các nước về thế giới quan và chiến lược đối ngoại, thay đổi phương thức quan hệ giữa các nước, và là động lực chính đẩy nhanh sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các quốc gia [4]. Trong quan hệ quốc tế đa cực sau Chiến tranh lạnh, bình thường hóa quan hệ và thúc đẩy hợp tác phù hợp với lợi ích kinh tế của hai nước và cũng phù hợp với lợi ích chính trị của hai nước. Cả những vấn đề toàn cầu phức tạp đang thách thức mọi quốc gia trên toàn thế giới. Việc giải quyết các vấn đề toàn cầu đòi hỏi phải có sự đầu tư về phương tiện vật chất, sự hợp tác quốc tế về mọi mặt không phân biệt chế độ xã hội, tôn giáo, chính kiến, hệ tư tưởng; đòi hỏi sự nỗ lực tối đa của cả nhân loại về mặt nhận thức lẫn hành động thực tế [3, tr.19]. Vì thế, các nước cần thiết lập quan hệ ngoại giao, trước hết vì nỗ lực phát triển lợi ích kinh tế của các nước và giải quyết những vấn đề trong khu vực, rõ nét là quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc trong đó Việt Nam đang cần cải cách kinh tế, còn Hàn Quốc cần có thị trường xuất khẩu hàng hóa.
Hàn Quốc đã đạt được nhiều thành công thông qua chính sách này, từ việc phụ thuộc nhiều vào Hoa Kỳ và Nhật Bản về kinh tế chuyển sang thiết lập quan hệ đa phương với các nước thuộc các hệ thống chính trị khác nhau. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Hàn Quốc gia nhập Liên hợp quốc và
củng cố vị thế của mình trên trường quốc tế, đi ngược lại nền tảng đó, Hàn Quốc đã thúc đẩy quá trình thiết lập quan hệ chính thức với Việt Nam.
Về kinh tế, Hàn Quốc đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam. Trong vòng 15 năm sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1992-2007), Hàn Quốc luôn đứng trong danh sách nhóm 5 nước có quan hệ kinh tế quy mô lớn nhất với Việt Nam. Hai nước đã thành lập Uỷ ban liên Chính phủ về Hợp tác Kinh tế và Khoa học kỹ thuật Việt Nam Hàn Quốc để thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương. Hai bên đã ký nhiều hiệp định quan trọng như: Hiệp định hợp tác kinh tế khoa học kỹ thuật (02/1993), Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư sửa đổi (9/2003), Hiệp định Hàng không, Hiệp định Thương mại (5/1993), Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (5/1994), Hiệp định Văn hoá (8/1994), Hiệp định Vận tải biển (4/1995), Hiệp định Hải quan (3/1995), Hiệp định về hợp tác du lịch (8/2002), Hiệp định hợp tác dẫn độ tội phạm (9/2003), Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự (9/2003), Hiệp định về viện trợ không hoàn lại và hợp tác kỹ thuật (4/2005)…
Về hợp tác phát triển, đến nay, Hàn Quốc đã cấp và cam kết cấp 188 triệu USD tín dụng ưu đãi và viện trợ không hoàn lại 80 triệu USD; quyết định trong giai đoạn 2006- 2009 tăng mức cung cấp tín dụng ưu đãi cho Việt Nam lên 100 triệu USD/năm, viện trợ không hoàn lại 9,5 triệu USD/năm.
Về hợp tác đầu tư, đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam, Hàn Quốc luôn nằm trong số 5 nước và vùng lãnh thổ có tổng vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam. Tính đến tháng 12/200, tổng vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam đã đạt con số 13,3 tỉ USD chiếm hơn 10% tổng luỹ kế vốn FDI vào Việt Nam kể từ năm 1988, và từ chỗ luôn đứng sau Đài Loan, Singapore và Nhật Bản trước năm 2006, Hàn Quốc trong thời gian này đã là nước có tổng vốn FDI lớn nhất vào Việt Nam. Xét về lượng vốn FDI đăng ký hàng năm, trong những năm gần đây Hàn Quốc thường đứng thứ 2 hoặc thứ
3, nhưng từ năm 2006 Hàn Quốc đã vượt lên dẫn đầu về lượng vốn đăng ký mới và tăng vốn vào Việt Nam. Xét về số lượng các dự án, tính đến tháng 12/2009 Hàn Quốc có hơn 2300 dự án hiện đang còn hiệu lực, trong đó có những dự án có quy mô cỡ lớn và rất lớn; có những dự án với số vốn đầu tư lên tới xấp xỉ 1 tỷ USD. Xét về cơ cấu ngành đầu tư, vốn đầu tư của Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chế biến và bất động với hơn 70% tổng số vốn; tiếp theo là vào các ngành dịch vụ với hơn 20% tổng số vốn, và phần còn lại dưới 10% vào các ngành nông, lâm, ngư nghiệp [5].
Về thương mại, kể từ những năm 1980 Việt Nam đã có sự trao đổi mậu dịch với Hàn Quốc. Song quan hệ thương mại giữa hai nước chỉ thực sự phát triển kể từ đầu những năm 1990 sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Kể từ đó đến nay, quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển. Tổng giá trị mậu dịch hai chiều của Việt Nam với Hàn Quốc hàng năm luôn tăng so với năm trước với tốc độ tăng trung bình hàng năm đạt 18,43% trong giai đoạn 1995-2008. Trong khoảng thời gian này, chỉ có 2 năm 1997 và 1998, kim ngạch mậu dịch hai chiều giữa hai nước giảm chút ít một phần do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực. Đến năm 1991 đạt 250 triệu USD, năm 1992 đạt 490 triệu USD, năm 1993 đạt 818 triệu USD, năm 1995 đạt 1,5 tỷ USD, năm 1996 đạt 1,8 tỷ USD, năm 1997 đạt 1,9 tỷ USD, năm 1999 đạt 1,5 tỷ USD, năm 2000 đạt 1,7 tỷ USD, năm 2001 đạt 2,1 tỷ USD, năm 2002 đạt 2,75 tỷ USD, năm 2003 kim ngạch thương mai đạt đến 3,116 USD (tăng gấp 6 lần so với năm 1992), năm 2004 đạt 4 tỷ USD, năm 2005 đạt 4,125 tỷ USD (Tăng gấp 8 lần so với năm 1992) [36].
Năm 2006, kim ngạch buôn bán giữa hai nước ước đạt gần 5 tỷ USD, gấp 10 lần so với kim ngạch tại thời điểm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức năm 1992. Lúc bấy giờ, hai bên đang nỗ lực tìm các giải pháp khắc phục tình trạng nhập siêu của Việt Nam. [8] Và kinh ngạch xuất
khẩu hai nước năm 2007 đạt hơn 7 tỷ đô la, trong đó giá trị hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 700 triệu USD, nhập khẩu từ Hàn Quốc hơn 6 tỉ USD. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 35 của Hàn Quốc.
Về hợp tác lao động: Trong thời gian này, Việt Nam có gần 50 nghìn lao động đang làm việc tại Hàn Quốc và con số này hiện đang tăng dần qua từng năm. Ngày 25/5/2004, Việt Nam và Hàn Quốc ký thoả thuận mới về đưa lao động Việt Nam sang Hàn Quốc theo Luật cấp phép lao động (EPS) của Hàn Quốc.
Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc sau khi thiết lập quan hệ đối ngoại năm 1992 và trở thành quan hệ “đối tác toàn diện” năm 2001 đã tạo ra những bước nhảy vọt trong hợp tác kinh tế của hai nước, rõ nét nhất là kim ngạch thương mại hai nước tăng trưởng mạnh cũng như lượng vốn đầu tư của Hàn Quốc dành cho Việt Nam, nhằm giúp Việt Nam cải thiện phát triển đất nước. Cả hai đều không ngừng nỗ lực, đồng hành cùng nhau và tìm ra những giải pháp triệt để giải quyết vấn đề kinh tế của nhau.