Trên lĩnh vực thương mại

Một phần của tài liệu KLTN QUAN hệ KINH tế VIỆT NAM – hàn QUỐC (2009 – 2020) (Trang 36 - 43)

6. Cấu trúc khóa luận

2.1 Trên lĩnh vực thương mại

Hàn Quốc và Việt Nam có chung mối quan tâm trong việc đóng góp vào sự thành công của hai hiệp định thương mại tự do với tiến trình chung và sự thịnh vượng của khu vực. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc là một trong ba kênh FTA đã đàm phán thành công, bao gồm: Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thời điểm này, quá trình đàm phán được tiến hành giữa Hàn Quốc và ASEAN để đạt được mức độ tự do hóa cao hơn. Mặt khác, đàm phán RCEP đẫ diễn ra, gồm 16 nước trong đó có Việt Nam và Hàn Quốc.

Vào cuối năm 2014, Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã được thông qua. Tổng thống Park Geun Hye và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố hai nước đàm phán thành công Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc khi hai nhà lãnh đạo gặp gỡ trong cuộc đối thoại song phương vào tháng 12/2014 tại Busan (Hàn Quốc) nhân dịp cuộc họp thượng đỉnh kỷ niệm quan hệ Hàn Quốc - ASEAN. Đây là sự kiện quan trọng mở ra tầm cao mới trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc không chỉ mở rộng cơ hội thương mại và đầu tư giữa hai nước mà còn làm sâu sắc thêm sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả công nghiệp và năng lượng [14; tr.4].

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) được ký kết ngày 5/5/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2015. So với FTA ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), trong VKFTA Việt Nam và Hàn Quốc dành thêm nhiều ưu đãi cho nhau trong cả lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Tuy nhiên, VKFTA không thay thế AKFTA mà cả hai FTA này đều cùng có

Thương mại hai chiều Việt Nam - Hàn Quốc liên tục có sự tăng trưởng mạnh trong những năm sau 2015, đặc biệt kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (KVFTA) đi vào thực thi vào cuối năm 2015.

Về cơ bản, các cam kết thuế quan trong VKFTA được xây dựng trên nền các cam kết thuế quan trong FTA ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), nhưng với mức độ tự do hóa cao hơn. Nói cách khác, VKFTA sẽ cắt giảm thêm một số dòng thuế mà trong AKFTA chưa được cắt giảm hoặc mức độ cắt giảm còn hạn chế. Cụ thể, so với AKFTA, trong VKFTA: Đối với Hàn Quốc sẽ xóa bỏ thêm cho Việt Nam 506 dòng thuế (chiếm 4,14% biểu thuế và tương đương với 5,5% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam vào Hàn Quốc năm 2012). Việt Nam sẽ xóa bỏ thêm cho Hàn Quốc 265 dòng thuế (chiếm 2,2% biểu thuế và tương đương với 5,91% tổng kim ngạch nhập khẩu vào từ Hàn Quốc vào Việt Nam năm 2012) Vì vậy, tổng hợp cả các cam kết trong VKFTA và AKFTA thì Hàn Quốc sẽ xóa bỏ cho Việt Nam 11.679 dòng thuế (chiếm 95,44% biểu thuế và tương đương với 97,22% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam vào Hàn Quốc năm 2012), còn Việt Nam sẽ xóa bỏ cho Hàn Quốc 8.521 dòng thuế (chiếm 89,15% biểu thuế và tương đương 92,72% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam năm 2012) Chú ý: - Trong quá trình thực thi VKFTA, hai Bên có thể tham vấn và xây dựng Thỏa thuận bổ sung để đẩy nhanh hơn tốc độ cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan. [29]

Trong trường hợp một bên đơn phương đẩy nhanh việc cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan và đã thực hiện các thủ tục thông báo chính thức cho Bên kia như quy định tại Hiệp định thì việc cắt giảm hoặc xóa bỏ đó sau khi chính thức có hiệu lực sẽ không được rút lại. Mỗi Bên không được phép tăng thuế hay áp đặt thêm các loại thuế mới đối với hàng hóa của Bên kia trừ các trường hợp sau: + Tăng các loại thuế mà trước đó đã đơn phương giảm thuế nhưng

giảm thuế có thông báo chính thức nói trên; + Việc áp thuế hoặc tăng thuế thực hiện theo quyết định giải quyết tranh chấp của Cơ quan Giải quyết tranh chấp WTO.

So với cam kết tại hiệp định AKFTA, cam kết của Việt Nam trong VKFTA bổ sung thêm 265 mặt hàng tương ứng với kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc là 917 triệu USD. Danh mục này bao gồm các nhóm hàng như nguyên phụ liệu dệt, may; nguyên liệu nhựa, linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô, điện gia dụng, một số sản phẩm sắt thép, dây cáp điện, dòng xe tải từ 10 - 20 tấn và xe con từ 3000cc trở lên. Theo cam kết, phía Hàn Quốc tự do hóa 97,2% giá trị nhập khẩu (tính theo số liệu năm 2012), mở cửa thêm 500 mặt hàng, nâng tổng số dòng thuế tự do hóa lên 11.600 dòng thuế (chiếm 95,4% tổng biểu thuế). Đặc biệt, trong đó có nhiều nhóm hàng nông, thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới, sản phẩm nông nghiệp và hàng công nghiệp như dệt may, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí...Thậm chí, một số mặt hàng dệt may, quần áo nguyên chiếc sẽ được xóa bỏ toàn bộ thuế quan ngay trong năm đầu tiên thực hiện hiệp định [29].

Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường, xóa bỏ thuế quan có lộ trình đối với những sản phẩm hết sức nhạy cảm trong nước như hoa quả tươi, chế biến (thuế suất khoảng 30% đến 50%); một số rau quả nhiệt đới và nhất là những mặt hàng như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang, đỗ đỏ... (thuế suất những mặt hàng này rất cao từ 241% đến 420% do đó là hàng hóa đặc biệt nhạy cảm với Hàn Quốc). Các sản phẩm dệt may, giày dép xuất khẩu sang Hàn Quốc của Việt Nam cũng được xóa bỏ ngay từ 10-13% xuống còn 0% vào năm 2016. Riêng với mặt hàng tôm, Hàn Quốc cam kết cấp cho Việt Nam lượng hạn ngạch 10.000 tấn/năm và tăng dần trong 5 năm đến mức 15.000 tấn/năm với thuế suất 0%. Tất cả những ưu đãi đó sẽ tạo cơ

cạnh tranh khác trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Thái Lan [35].

*Về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam – Hàn Quốc đã có nhiều tiến triển vượt bậc.

Năm 2009, kim ngạch thương mại hai nước đạt 9 tỷ USD, giảm 8,5% so với năm 2008 đó do ảnh hưởng trực tiếp từ suy thoái kinh tế. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2010 giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt 12,85 tỷ USD, tăng 42,7% so với năm 2009. Sang năm 2012, con số này đã vượt mốc 20 tỷ USD, tăng khá 18,6% so với mức 17,8 tỷ USD của năm 2011.

Biểu đồ 2.1: Thống kê về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam – Hàn Quốc từ năm 2013-2017 (Tỷ USD)

Ng uồn: Tổng cục Hải quan

ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam - Hàn Quốc đạt 27,3 tỷ USD, tăng 29,5% so với kết quả của năm 2012. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2014 tăng 5,7% so với năm 2013. Năm 2015, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt 36,5 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ 2014. Trong đó, xuất khẩu đạt gần 8,2 tỷ USD tăng 25,2%; nhập khẩu đạt 25,4 tỷ USD tăng 28,2%; nhập siêu 17,2 tỷ USD, tăng 29,3%.[37]

Năm 2016, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, và Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 8 của Hàn Quốc với kim ngạch 43,5 tỷ USD (gấp 87 lần so với năm 1992 khi bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao). Trong năm 2017, Việt Nam đã trao đổi với Hàn Quốc 61,56 tỷ USD hàng hóa, tăng mạnh 41,3% so với năm 2016 và là mức tăng cao nhất ghi nhận trong các năm gần thời điểm này [33]. Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2017 Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trưởng Hàn Quốc 14,82 tỷ USD hàng hóa, tăng 29,9% so với năm trước trong khi đó nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ quốc gia Đông Bắc Á này đạt 46,73 tỷ USD, tăng 45,3%. Đây là mức tăng nhập khẩu cao nhất từ trước đến nay mà nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng mạnh trong nhập khẩu các mặt hàng chủ lực như: máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng…. Cán cân thương mại hàng hóa giữa hai nước trong năm 2017 tiếp tục mất cân bằng với mức thâm hụt 31,9 tỷ USD nghiêng về phía Việt Nam với tỷ lệ nhập siêu là 68%. So với tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc trong năm 2016, mức thâm hụt này cao gấp 2 lần [15]. Điều này cho thấy, sau khi hiệp định thương mại tự do (VKFTA) có hiệu lực đã mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho hàng hóa giữa hai nước và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại.

Nam vẫn tiếp tục được củng cố khi quốc gia này luôn là một đối tác quan trọng và mang tầm chiến lược của Việt Nam. Năm 2017, Hàn Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ và trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 trong hơn 200 đối tác thương mại của Việt Nam trên toàn thế giới. Với các hoạt động xúc tiến thương mại trong thời gian qua, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất nhập khẩu với quốc gia ở Đông Bắc Á này. Số lượng các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với Hàn Quốc trong năm 2017 là hơn 19 nghìn doanh nghiệp, trong khi đó trong năm 2013, con số này là 10,9 nghìn doanh nghiệp [15].

Trong năm 2017, Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ quan trọng đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: điện thoại các loại và linh kiện (đạt 3,97 tỷ USD, tăng mạnh 45,4% so với năm 2016); hàng dệt may (đạt 2,64 tỷ USD, tăng 15,8%); máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện (đạt 1,83 tỷ USD, tăng 46%) [15].

Năm 2018, Hàn Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 65,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 18,24 tỷ USD; nhập khẩu đạt 47,6 tỷ USD. Năm 2019, Hàn Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt trên 67 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu đạt 19,75 tỷ USD; nhập khẩu đạt 47,29 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu 19,7 tỷ đôla Mỹ, nhập khẩu 47 tỷ USD [24]. Theo một thống kê thì tập đoàn Samsung của Hàn Quốc có đóng góp tới 28% vào tổng GDP của Việt Nam trong năm 2018 [31]. Ba quý đầu năm 2020, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, kim ngạch thương mại Việt Nam - Hàn Quốc đã suy giảm so với cùng kỳ năm 2019. 9 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hàn Quốc đạt 47,5 tỷ

USD Mỹ, giảm 2,1% và nhập khẩu đạt 33 tỷ USD Mỹ, giảm 6,5%. Thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục yêu cầu Hàn Quốc tạo thuận lợi, giải quyết nhanh thủ tục nhập khẩu một số mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam. Đồng thời, đề nghị Hàn Quốc ngừng áp dụng thuế chống phá giá với mặt hàng gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam [40]. Năm 2020, kim ngạch thương mại song phương đạt 66 tỷ USD, chiếm 12,85% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với thế giới [41]. Mặc dù kim ngạch thương mại Việt- Hàn vẫn chưa đạt mục tiêu với 100 tỷ kim ngạch thương mại song phương đã đề ra, nhưng Hàn Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam.

Hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc về Việt Nam nhờ các hiệp định song phương nên hầu hết được miễn thuế nhập khẩu khi xuất trình được chứng nhận xuất xứ theo form (CO form AK) quy định. Việt Nam với lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất ngày càng tăng trở thành thị trường có thể hưởng lợi nhiều nhất từ sự dịch chuyển thương mại đến từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Ngày 31/12/2020, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện để thúc đẩy hợp tác về thương mại và đầu tư. Khi tăng cường hợp tác song phương, quan hệ Việt Nam -Hàn Quốc trong lĩnh vực thương mại đã đạt được nhiều thành tựu lớn. Đầu tiên, phải nhấn mạnh đến việc trong số những nước ASEAN, Việt Nam thực sự là đối tác ưu tiên của Hàn Quốc. Giao thương giữa Việt Nam và Hàn Quốc rất phát triển vì tổng trao đổi thương mại song phương đã vượt ngưỡng 70 tỉ đô la vào năm 2018, nhờ đó Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Hàn Quốc, đứng sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Vì vậy, tiếp tục và thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế với Việt Nam là điều vô cùng quan trọng đối với Hàn Quốc. Thêm vào đó, từ vài năm gần đây,

có tên là “New Southern Policy” (Chính sách hướng Nam mới). Mục tiêu mà Hàn Quốc đề ra rất đơn giản: tăng cường mối quan hệ kinh tế với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, để bớt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Cuối cùng, ngoài đơn thuần về kinh tế và thương mại, còn có một mặt khác liên quan đến “hỗ trợ phát triển”. Rõ ràng là Việt Nam nằm trong chiến lược hỗ trợ cho các nước đang phát triển của Hàn Quốc. Hàn Quốc ưu tiên Việt Nam, cho nên có rất nhiều việc được tiến hành giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Và dĩ nhiên, thỏa thuận được ký ngày 31/12/2020 góp phần tăng cường cho quá trình đang diễn ra.

Một phần của tài liệu KLTN QUAN hệ KINH tế VIỆT NAM – hàn QUỐC (2009 – 2020) (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w