Sự gia tăng hợp tác Đôn gÁ

Một phần của tài liệu KLTN QUAN hệ KINH tế VIỆT NAM – hàn QUỐC (2009 – 2020) (Trang 29 - 31)

6. Cấu trúc khóa luận

1.2 Cơ sở bên ngoài

1.2.1 Sự gia tăng hợp tác Đôn gÁ

Khu vực Đông Á bao gồm 18 nền kinh tế (7 nền kinh tế thuộc Đông Bắc Á và 11 nền kinh tế thuộc Đông Nam Á) với dân số 2,15 tỷ người (khoảng 1/3 dân số thế giới) và tổng GDP trên 13 nghìn tỷ USD (chiếm gần 1/4 GDP của toàn thế giới). Đông Á cũng chiếm tới gần 30% tổng thương mại của thế giới và hàng năm thu hút gần 1/3 tổng FDI toàn cầu. Đây là khu vực có hai nền kinh tế hàng đầu thế giới (sau Mỹ) là Nhật Bản và Trung Quốc. Trung Quốc hiện đã vươn lên thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu và dự trữ ngoại tệ với tổng số 2.450.000 tỷ USD [17]. Qua đó ta thấy được, đây là thị trường lao động lớn với lượng dân số chiếm 1/3 dân số thế giới, dẫn đến

thị trường tiêu thụ rộng lớn, cùng với nền thương mại phát triển nhanh và hấp dẫn, thu hút được 1/3 tổng FDI toàn cầu.

Đông Á trở thành khu vực thu hút sự quan tâm đặc biệt của thế giới, không chỉ vì đây là địa bàn chiến lược quan trọng có nhiều vấn đề nổi cộm về chính trị - an ninh, mà còn vì là khu vực phát triển đầy năng động, đạt được những thành công ngoạn mục về phát triển kinh tế, trở thành một đầu tàu của kinh tế thế giới, đóng góp rất quan trọng vào sự tăng trưởng toàn cầu [9]. Mặc dù vậy, cũng thấy rõ các nền kinh tế Đông Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn bao gồm các vấn đề toàn cầu cấp bách lúc bấy giờ như biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, v.v. Với đặc điểm nổi bật là hướng ngoại, kinh tế Đông Á cũng dễ bị tổn thương trước các rủi ro kinh tế toàn cầu. Điều đó, đòi hỏi từng nền kinh tế Đông Á cần tăng cường chất lượng quản trị, đổi mới mô hình phát triển để tăng trưởng nhanh, cân bằng và bền vững, mặt khác phải dành nhiều ưu tiên hơn và tham gia nhiều hơn nữa trong hợp tác quốc tế để đối phó với các vấn đề toàn cầu.

Vào năm 2010 chủ đề của Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á – “Nâng cao vai trò của châu Á”, là hoàn toàn phù hợp với bối cảnh của khu vực chúng ta. Từ năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây ra những tổn thất to lớn, tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống thế giới, nhưng cũng làm bộc lộ rõ những khiếm khuyết của hệ thống kinh tế-tài chính toàn cầu cũng như của từng nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy quá trình cải cách thể chế và mô hình kinh tế nhằm bảo đảm cho sự phát triển nhanh, cân bằng và bền vững hơn.

Với quy mô kinh tế tăng nhanh, Đông Á sẽ ngày càng có ảnh hưởng lớn hơn và do đó có điều kiện để tham gia ngày càng tích cực hơn vào các cơ chế hợp tác quốc tế. Vai trò toàn cầu của Đông Á đã được thể hiện qua các nước thành viên tại các cơ chế như LHQ, G20, WTO, v.v. Đặc biệt, với bốn thành

viên và đại diện ASEAN tại G20, Đông Á có khả năng đóng góp tích cực và đáng kể cho việc kiến tạo một cấu trúc mới hiệu quả hơn, dân chủ hơn cho nền quản trị toàn cầu.

Bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ 21, vận hội mới thực sự đã tới với Đông Á, và đây là lúc Đông Á có thể tự tin gánh vác những trọng trách to lớn hơn trong quản trị toàn cầu. Để có thể có một vai trò lãnh đạo quan trọng và xứng đáng hơn trong hệ thống chính trị - kinh tế toàn cầu, mỗi thành viên của cộng đồng Đông Á cần nâng cao vai trò và năng lực lãnh đạo của mình, với tầm nhìn xa trông rộng và hành động nhạy bén, trước hết là ở tầm quốc gia và khu vực. Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng, nhưng con đường phía trước còn dài và đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đòi hỏi phải có những cách tiếp cận mới, sự sáng tạo và tư duy đột phá. Kỳ vọng vào Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á sẽ đưa ra nhiều ý tưởng, tạo động lực mới cho sự phát triển bền vững và đều khắp của khu vực [16].

Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia thuộc khu vực Đông Á, đều đang chịu tác động mạnh mẽ của sự chuyển biến chung của khu vực, cùng đứng trước những thách thức và những cơ hội hợp tác mới. Trong lúc đó, Việt Nam và Hàn Quốc cần nhanh chóng nắm lấy thời cơ, đề ra giải pháp nhằm phát huy vai trò tích cực trong hợp tác khu vực, nhất là tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác song phương Việt Nam - Hàn Quốc hướng tới hòa bình và thịnh vượng chung.

Một phần của tài liệu KLTN QUAN hệ KINH tế VIỆT NAM – hàn QUỐC (2009 – 2020) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w