Về lĩnh vực năng lượng

Một phần của tài liệu KLTN QUAN hệ KINH tế VIỆT NAM – hàn QUỐC (2009 – 2020) (Trang 48)

6. Cấu trúc khóa luận

2.3.2 Về lĩnh vực năng lượng

Trong lĩnh vực dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Công ty KNOC (Hàn Quốc) đang triển khai tốt các dự án thăm dò khai thác dầu khí tại các lô 15-1 và 11-2. Nhiều công ty khác của Hàn Quốc cũng tham gia các hợp tác chuyên ngành trong lĩnh vực lọc hoá dầu. Hai bên đang xúc tiến thành lập nhóm công tác nhằm phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc nâng cao hiệu suất thu hồi dầu tại các mỏ khai thác.

Trong lĩnh vực điện lực, tiếp theo sự thành công khi tham gia thầu EPC cung cấp thiết bị cho các nhà máy điện, các công ty lớn của Hàn Quốc như KEPCO, POSCO, SAMSUNG xúc tiến trao đổi và tham gia phát triển các dự án nhà máy nhiệt điện đầu tư theo hình thức BOT tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Hàn Quốc có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực điện, đã nghiên cứu, sở hữu và ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào vận hành các nhà máy và hệ thống điện. Đã có nhiều doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc đầu tư vào lĩnh vực điện tại Việt Nam, chẳng hạn như các dự án: Nhiệt điện Mông Dương, Nghi Sơn 2, Vĩnh Tân, Vân Phong 1, các dự án năng lượng tái tạo...

bên trong dự án thăm dò khai thác mỏ đất hiếm tại Nghệ An và dự án Alumin đã có nhiều kết quả tốt. Các đối tác đang tiếp tục phối hợp tìm kiếm thêm các nhà đầu tư có thực lực để triển khai các dự án đã nghiên cứu. Ngoài ra, hợp tác khoa học kỹ thuật về an toàn khí giữa Cục Kỹ thuật An toàn Môi trường Công nghiệp Việt Nam và Cơ quan An toàn khí của Hàn Quốc cũng đang triển khai thuận lợi. Phía Việt Nam tiếp tục đề xuất Chính phủ Hàn Quốc ủng hộ và cung cấp ODA không hoàn lại trị giá 2 triệu USD cho dự án Hỗ trợ tư vấn chính sách xây dựng Chương trình phát triển xanh và tái định cư hướng tới công nghiệp khai khoáng xanh ở Việt Nam [39].

2.3.3 Về viện trợ phát triển

Hàn Quốc là nước cung cấp ODA lớn thứ hai của Việt Nam (sau Nhật Bản) và Việt Nam là nước nhận viện trợ ODA lớn nhất của Hàn Quốc. giai đoạn 2008-2011 Hàn Quốc đã cung cấp cho Việt Nam 1 tỷ USD vốn ưu đãi. Năm 2011, Hàn Quốc tuyên bố coi Việt Nam là trọng tâm và là 1 trong 26 "đối tác chiến lược về ODA". ODA của Hàn Quốc triển khai theo 3 trọng tâm là tăng trưởng xanh, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng. Việt Nam và Hàn Quốc đã ký kết Hiệp định hợp tác về viện trợ phát triển, trong đó Hàn Quốc cam kết cung cấp cho Việt Nam 1,2 tỷ USD vốn ưu đãi trong giai đoạn 2012-2015, tăng 200 triệu USD so với giai đoạn 2008-2011 [14]. Từ năm 2011 đến 2017, Hàn Quốc luôn giữ vững ngôi vị là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Năm 2016, tổng ngân sách viện trợ của KOICA dành cho Việt Nam là 31,5 triệu USD, trong đó 22,4 triệu USD dành cho 24 dự án. Năm 2017, kim ngạch thương mại hai nước đạt 64 tỷ USD. Nhờ đó, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Hàn Quốc. Ngược lại, Hàn Quốc cũng là bạn hàng thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam. Hàn Quốc đứng thứ 2 về lượng vốn hỗ trợ ODA cho Việt Nam chỉ đứng sau Nhật Bản. Năm

20,8% tổng vốn đầu tư, sự tăng trưởng rõ rệt của dòng vốn Hàn Quốc từ khoảng 30% (năm 2010) lên khoảng 67% (năm 2017) [37].

Quy mô trao đổi thương mại giữa Việt Nam - Hàn Quốc chiếm hơn 40% tổng quy mô trao đổi thương mại giữa Hàn Quốc và các nước ASEAN. Việt Nam cho rằng nguồn vốn ODA của Hàn Quốc đã đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Phía Hàn Quốc khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác với phía Việt Nam như là một đối tác hợp tác trọng điểm trong thời gian tới.

Trước những nổ lực hợp tác toàn diện, sự điều chỉnh trong chích sách “Đối tác chiến lược” năm 2009 đã mang lại kết quả tốt hơn mong đợi. Đặc biệt, trong lĩnh vực thương mại cả hai đều đạt được những thành công nhất định so với quy mô thương mại ngày càng tăng, thể hiện rõ nét qua những thành tựu cũng như cơ cấu thương mại có tính chất hỗ trợ bổ sung lẫn nhau. Sau khi hiệp định thương mại tự do được thực thi vào cuối năm 2015, không chỉ mở rộng cơ hội thương mại và đầu tư giữa hai nước mà còn làm sâu sắc thêm sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực.

Về đầu tư, Hàn Quốc luôn đối tác đầu tư quan trọng của Việt Nam do dòng vốn đầu tư từ Hàn Quốc đang đi hướng đúng vào mục tiêu, chiến lược thu hút FDI của Việt Nam. Doanh nghiệp Hàn Quốc đã có mặt ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, từ công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, may mặc, tài chính ngân hàng, logistics, dịch vụ … góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các lĩnh vực công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, xuất khẩu phát triển và tạo việc làm cho khoảng 700.000 lao động tại nhiều địa phương trên cả nước. Đối với ODA, từ sự ưu tiên trong chính sách ODA của Hàn Quốc đối với Việt Nam, đã một phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam diễn ra nhanh chóng hơn. Mặt khác, nguồn vốn ODA của Hàn Quốc cũng đã đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.

VIỆT NAM – HÀN QUỐC 3.1 Những thành tựu và hạn chế

Chính phủ và các Bộ, ngành cùng cộng đồng doanh nghiệp hai nước đã phấn đấu và nỗ lực không mệt mỏi để xây dựng mối quan hệ hữu nghị, bền vững, sáng tạo và đi vào chiều sâu. Các hiệp định, thỏa thuận được ký kết và cam kết thực hiện bởi Lãnh đạo của hai nước được triển khai một cách hiệu quả tới tận cấp thực thi đã xây dựng một môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng đảm bảo lợi ích của hai nước trên tinh thần “cùng thắng”, cùng nhau hướng tới một tương lai tươi sáng vì hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đỉnh cao của hợp tác kinh tế thương mại đó là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc có hiệu lực từ 20/12/2015, đã và đang đóng vai trò là công thức xác lập cấu trúc hợp tác song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong tương lai.

Vào năm 2017 là dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ 25 năm giữa Việt Nam và Hàn Quốc (22/12/1992 - 22/12/2017). Những thành tựu hợp tác nổi bật trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa- xã hội, giao lưu nhân dân đã, đang và tiếp tục chứng tỏ tầm nhìn dài hạn của Chính phủ hai nước trong việc xây dựng mối quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược” giữa hai nước. Thương mại song phương tăng trưởng vượt bậc trong hơn hai thập kỷ qua và song hành với dòng đầu tư ngày càng chất lượng từ Hàn Quốc vào Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã giúp Hàn Quốc trở thành đối tác kinh tế quan trọng bậc nhất của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Dấu ấn 11 năm của quan hệ đối tác chiến lược, các thành quả đạt được cũng như cùng nhau chia sẻ tầm nhìn hợp tác giữa hai nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày sang sâu sắc chính là tiền đề quan trọng để Lãnh đạo Cấp cao. Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào

thứ hai trong lĩnh vực thương mại, du lịch và viện trợ phát triển chính thức [26]. Năm 2020, kim ngạch thương mại song phương đạt 66 tỷ USD, chiếm 12,85% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với thế giới. Cho dù, kim ngạch thương mại Việt- Hàn vẫn chưa đạt mục tiêu với 100 tỷ kim ngạch thương mại song phương đã đề ra, nhưng Hàn Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam sau Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Đối với trường hợp Samsung, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lớn nhất Đông Nam Á, được Samsung khởi công từ tháng 03/2020 tại Hà Nội, sẽ đi vào hoạt động vào năm 2022. Với hơn 3.000 kĩ sư, Trung tâm tại Hà Nội sẽ là cơ sở Nghiên cứu và Phát triển chính của cả tập đoàn. Hàn Quốc hoàn toàn ý thức được rằng nhờ dựa vào nền kinh tế Trung Quốc, cũng như về mặt xuất khẩu, các doanh nghiệp của nước này đã kiếm được rất nhiều tiền trong những thập niên qua, nhưng cũng là một “tai họa” nếu như sự phụ thuộc trở nên quá lớn. Vì thế trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Hàn Quốc, đề ra chiến lược khá rõ ràng, đó là đa dạng hóa đối tác. Điều này được thấy qua việc nhiều nhà máy của Hàn Quốc bị đóng cửa ở Trung Quốc và được mở ở Việt Nam, chuyển hầu hết hoạt động sang Việt Nam do lợi ích về giá nhân công và để tránh bị “vạ lây” trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

*Bên cạnh những thành tựu đạt được trong quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc thì vẫn còn một số hạn chế như sau:

Sau những giai đoạn kim ngạch thương mại của cả hai đạt đến đỉnh cao trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc thì sự bắt đầu của Covid-19 phần nào đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của cả hai nước. Ba quý đầu năm 2020, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, kim ngạch thương mại Việt Nam - Hàn Quốc đã suy giảm so với cùng kỳ năm 2019. Nhà nước và Chính phủ của cả hai đề rác biện pháp hạn

chẳng hạn như: xuất nhập khẩu sang thị trường nước của giảm đáng kể, đầu tư giảm, việc trao đổi nhân lực để tiếp thu học hỏi phát triển công nghệ cũng rất

hạn chế.

Hàng hóa Việt Nam còn nhiều hạn chế trong xuất khẩu, lý do chính của tình trạng này là bởi trình độ công nghệ của Việt Nam còn thấp, chưa tạo dựng được nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm, nhiều ngành hàng chủ lực như dệt may, da giày chủ yếu là gia công, trong khi các mặt hàng nông sản - thế mạnh của Việt Nam lại xuất khẩu dưới dạng thô, giá trị gia tăng thu về không nhiều. Đáng chú ý nhất là sức cạnh tranh của hàng hóa còn kém. Các ngành sản xuất của Việt Nam còn một số tồn tại, yếu kém cần phải cải thiện, cũng như đang phải đối diện với nhiều thách thức, khó khăn. Các doanh nghiệp (DN) quy mô nhỏ, phân tán, công nghệ sản xuất lạc hậu, năng lực quản lý, kinh doanh còn hạn chế; sức cạnh tranh kém so với các đối thủ quốc tế, chưa tạo dựng được nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu.

3.2 Triển vọng

3.2.1 Thời cơ và thách thức

*Mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc đạt được nhiều bước tiến triển sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác phát triển sâu rộng, không chỉ ở mặt kinh tế mà còn là thời cơ phát triển tốt hơn ở mặt ngoại giao cấp cao, nhằm mang lại nhiều lợi ích trong kinh tế, cả về đầu tư.

Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đánh giá cao việc Hàn Quốc là đối tác lớn thứ nhất về đầu tư, đứng thứ hai về ODA, du lịch của Việt Nam; nhất trí cho rằng kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng nhanh, nhất là sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực. Hai nhà lãnh đạo khẳng định, Việt Nam là đối tác thương mại thứ tư của Hàn Quốc, Hàn Quốc vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam;

động... đã đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của mỗi nước, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Việc phát triển quan hệ hai nước mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, thịnh vượng của khu vực và thế giới.

Lợi ích cho người dân Việt Nam là được sử dụng những sản phẩm chất lượng cao từ Hàn Quốc với giá vừa phải chính là nhờ vào thuế quan được cắt giảm theo lộ trình từ 7 đến 10 năm đối với các mặt hàng tiêu dùng (mỹ phẩm), đồ điện gia dụng (máy lạnh, tủ lạnh, lò vi sóng, lò nướng...).

Cơ hội từ xuất khẩu: So với AKFTA, trong VKFTA Hàn Quốc mở cửa nhiều hơn cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam do đó các doanh nghiệp sẽ có thêm cơ hội tiếp cận thị trường Hàn Quốc: Thứ nhất, Hàn Quốc lần đầu tiên mở cửa thị trường đối với một số sản phẩm được coi là nhạy cảm cao của nước này như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang… (thuế nhập khẩu của Hàn Quốc đối với những mặt hàng này hiện rất cao từ 241- 420%). Đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam.Thứ hai, trong các nước ASEAN, Việt Nam là nước thứ hai có FTA song phương với Hàn Quốc sau Singapore. Hàn Quốc vừa ký FTA với Indonesia ngày 18 tháng 12 năm 2020 (Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Hàn Quốc – Indonesia (KICEPA). Vì vậy trong ngắn hạn thì Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn hơn so với các đối thủ ASEAN còn lại. Thứ ba, thị trường Hàn Quốc tuy là một thị trường phát triển với các yêu cầu và đòi hỏi tương đối cao nhưng nhìn chung vẫn dễ tính hơn các thị trường như EU, Mỹ hay Nhật Bản. Do đó, việc tăng cường quan hệ thương mại với thị trường này là bước chuẩn bị/tập dượt tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới khi tiến sâu hơn vào các thị trường khó tính hơn. Thứ tư, Trong các FTA trước đây của Việt Nam,

– có tới 70-80% hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc đáp ứng được yêu cầu về quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định. Vì vậy, VKFTA cũng được kỳ vọng sẽ có tỉ lệ tận dụng cao như vậy để đem lại nhiều lợi ích xuất khẩu hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Cơ hội từ nhập khẩu: Hiện tại Việt Nam đang nhập siêu từ Hàn Quốc, nếu thuế nhập khẩu từ Hàn Quốc được tiếp tục giảm so với với AKFTA thì người tiêu dùng, các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc sẽ được hưởng thêm nhiều lợi ích từ FTA này. Ngoài ra, dự kiến Quy tắc xuất xứ trong FTA giữa Việt Nam với EU (EVFTA) sẽ cho phép cộng gộp xuất xứ nguyên liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc để được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang EU. Nếu như vậy việc giảm thuế cho các nguyên liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc theo VKFTA sẽ giúp các doanh nghiệp hưởng lợi ở cả EVFTA.

Cơ hội từ thu hút đầu tư: Trong nhiều năm qua, Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Các cam kết mở cửa thị trường rộng hơn cho dịch vụ và đầu tư của Hàn Quốc, cũng như các cam kết bảo hộ đầu tư, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư từ nước này theo VKFTA sẽ là động lực để tăng cường thu hút đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam.

*Bên cạnh đó cũng có không ít thách thức trong mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA) cũng đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam. Sau khi Hiệp định có hiệu lực, chắc chắn sự cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam sẽ gay gắt hơn. Hàn Quốc có lợi thế hơn hẳn Việt Nam về công nghệ, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, năng lực quản lý. Các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng có

Nam nên có khả năng thích nghi nhanh chóng và hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường Việt Nam. Điều này cùng với những điểm yếu, như chậm

Một phần của tài liệu KLTN QUAN hệ KINH tế VIỆT NAM – hàn QUỐC (2009 – 2020) (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w