Sự phát triển của cộng đồng kinh tế ASEAN

Một phần của tài liệu KLTN QUAN hệ KINH tế VIỆT NAM – hàn QUỐC (2009 – 2020) (Trang 31 - 36)

6. Cấu trúc khóa luận

1.2 Cơ sở bên ngoài

1.2.2 Sự phát triển của cộng đồng kinh tế ASEAN

ASEAN là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967, là tổ chức liên kết của khu vực Đông Nam Á, được tạo dựng với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ủng hộ hòa bình khu vực, và phát triển văn hóa giữa các thành viên. Tổ chức này gồm có 10 nước thành viên: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Myanmar, Việt

Nam, Lào, Brunei, Cambodia. Sự hợp tác ở các nhóm nước ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Châu Á ngày càng tăng. ASEAN có xu hướng đẩy mạnh liên kết sâu rộng và toàn diện hơn để tăng sức mạnh như một cộng đồng.

Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community, AEC) là một khối kinh tế khu vực của 10 quốc gia thành viên. Năm 1992: khái niệm hội nhập kinh tế ASEAN lần đầu tiên được đưa ra trong Hiệp định khung về Thúc đẩy Hợp tác Kinh tế ASEAN ký tại Singapore. Hiệp định này nhấn mạnh tầm quan trọng trong hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, công nghiệp, năng lượng và khoáng sản, tài chính và ngân hàng, thực phẩm, nông nghiệp và lâm nghiệp, giao thông và truyền thông. Hiệp định về Chương trình Ưu đãi Thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) được ký kết, sau đó được thay thế bởi Hiệp định về Thương mại Hàng hoá ASEAN 2010. Vào năm 1995: Hiệp định khung về Dịch vụ ASEAN được ký kết. Đến năm 1998: Hiệp định khung về Đầu tư ASEAN được ký kết, sau đó được thay thế bởi Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN 2012.

Tháng 10/2003, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II), với Cộng đồng Kinh tế (AEC) là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020. Hai trụ cột còn lại là: Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (ASCC). Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12 tại Cebu (Philippines) vào tháng 1/ 2007 đã thông qua quyết định đẩy nhanh quá trình hình thành AEC vào năm 2015 thay vì năm 2020, đồng thời hướng tới mức độ hội nhập kinh tế trong ASEAN sâu rộng hơn so vs ý tưởng ban đầu (ASEAN 2008). Các nhà lãnh đạo ASEAN đã cụ thể con đường hiện thực hóa AEC thông qua Tuyên bố Cha Am/Hua Hin và lộ trình xây dựng AEC (ASEAN Community Roadmap) và

thông qua Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC (AEC Blueprint) đến năm 2015. Ngày 22/11/2015: Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập AEC. ASEAN chính thức được thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2015, khi bản tuyên bố thành lập chính thức có hiệu lực

Có thể thấy đây là khu vực phát triển sôi động trên thế giới với hơn 640 triệu dân, tổng GDP khoảng 2.480 tỷ USD và kim ngạch thương mại đạt 2.530 tỷ USD vào năm 2014. Ở chiều ngược lại, đây là đối tác thương mại cung cấp nguồn hàng hoá lớn thứ 3 cho các doanh nghiệp Việt Nam, sau Trung Quốc và Hàn Quốc [13].

Cộng đồng kinh tế ASEAN chính là sự phát triển tất yếu trong nổ lực nhằm tăng cường liên kết kinh tế ASEAN và đưa tổ chức này lên một tầm cao mới. Sự thành công của AEC sẽ có ý nghĩa tích cực khẳng định vị thế địa chính trị và quan trọng về kinh tế trong xu thế phát triển toàn cầu của khu vực Đông Nam Á. Mặc dù vậy, những thách thức đặt ra về thể chế nếu không được điều chỉnh và khắc phục thì có thể sẽ gây ra những trở lực cho sự vận hành của AEC nói riêng và của Cộng đồng ASEAN nói chung.

Một điều hết sức tích cực là trong bối cảnh khủng hoảng vừa qua đã chứng kiến hợp tác khu vực ở Đông Á có xu hướng được đẩy mạnh, thông qua nhiều cơ chế như: ASEAN+3, ASEAN+1, Cấp cao Đông Á, các cơ chế hợp tác tiểu vùng, các tam - tứ giác phát triển, và các hiệp định mậu dịch tự do đa phương hoặc song phương. ASEAN đã luôn chứng tỏ được vai trò trung tâm, vị thế chủ đạo, đóng góp hiệu quả đối với tiến trình xây dựng thể chế khu vực ở Đông Á và các thể chế liên khu vực ở châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài ra, ASEAN còn là "hạt nhân" của nhiều tiến trình hợp tác quốc tế như: APEC, ASEM, ASE, ASEAN + 3, EAS.

Tiểu kết chương 1

Trong bối cảnh đó, Hàn Quốc và Việt Nam là hai quốc gia thuộc khu vực Đông Á. Hàn Quốc là một nền kinh tế lớn nằm trong top 20 của thế giới, với những bước đột phá về công nghệ và nền kinh tế thị trường lớn. Hợp tác kinh tế với Hàn Quốc mang lại nhiều lợi ích lớn cho Việt Nam đó là mở rộng thị trường, tiếp cận nguồn vốn đầu tư, khoa học công nghệ cao của Hàn Quốc, thu hút FDI cho phát triển đất nước, đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa, đa dạng các mặt hành xuất khẩu của Việt Nam. Đối với Hàn Quốc, Việt Nam là một thị trường mới, có độ mở cao, với tư cách thị trường có sức mua ngày càng tăng; là đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú có nguồn lực lao động dồi dào, giá rẻ. Bên cạnh đó, Việt Nam là một quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi, khu vực đắc địa trong khu vực, sẽ trở thành “cầu nối” kinh tế - văn hóa giữa Hàn Quốc với khu vực Đông Nam Á và cả bán đảo Đông Dương. Nên Hàn Quốc coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng trong khu vực.

Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đã phát triển mạnh mẽ từ khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước được xác lập vào năm 1992. Từ mối quan hệ toàn diện đã nâng tầm quan hệ song phương thành đối tác chiến lược. Sự tương tác và hội nhập giữa hai nước đã đạt được những kết quả hết sức ấn tượng. Hàn Quốc đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam. Trong vòng 16 năm sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1992-2008), Hàn Quốc luôn đứng trong danh sách nhóm 5 nước có quan hệ kinh tế quy mô lớn nhất với Việt Nam. Hai nước đã thành lập Uỷ ban liên Chính phủ về Hợp tác Kinh tế và Khoa học kỹ thuật Việt Nam Hàn Quốc để thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương, cùng với những chính sách đầu tư đầy ưu đãi cũng như những viện trợ của Hàn Quốc dành cho Việt Nam.

VIỆT NAM – HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN TỪ 2009 ĐẾN 2020

Trên thực tế, sự phát triển trong mối quạn hệ Việt Nam – Hàn Quốc đã để lại không ít bước ngoặt to lớn. Hàn Quốc đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam. Trong vòng 16 năm sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1992-2008), Hàn Quốc luôn đứng trong danh sách nhóm 5 nước có quan hệ kinh tế quy mô lớn nhất với Việt Nam. Từ năm 2009, hai quốc gia đã nâng cấp mối quan hệ lên thành quan hệ “Đối tác chiến lược” thể hiện sự tin cậy trong hợp tác, quan hệ hữu nghị tạo ra nhiều lợi ích, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực Đông Á. Có thể nói, đây là giai đoạn thịnh vượng nhất trong lịch sử kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Hàn Quốc và Việt Nam đã cùng tạo ra nhiều đóng góp lớn cho nền kinh tế của nhau. Điều này, thể hiện rõ nét qua những con số, thành quả và những chính sách, hiệp định được ký kết cùng với những chuyến viếng thăm của các nhà lãnh đạo cấp của hai quốc gia sẽ là tiền đề cho sự phát triển kinh tế Việt Nam –Hàn Quốc.

Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Lee Myung Bak và Phu nhân đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 10 năm 2009. Nhân chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống Lee Myung Bak, hai vị Nguyên thủ đã thoả thuận nâng cấp quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc lên thành quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược” vì hoà bình, ổn định và phát triển [40]. Về hợp tác kinh tế, phía Hàn Quốc đánh giá cao nỗ lực của phía Việt Nam trong việc phát triển cơ chế kinh tế thị trường thông qua việc thực hiện chính sách cải cách-mở cửa trong hơn 20 năm qua và công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Hai bên nhất trí trong năm 2009 sẽ bắt đầu trao đổi ý kiến về việc thành lập Tổ công tác chung để nghiên cứu khả năng

Nam” nhằm mở rộng hợp tác kinh tế thương mại đầu tư.

Một phần của tài liệu KLTN QUAN hệ KINH tế VIỆT NAM – hàn QUỐC (2009 – 2020) (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w