6. Cấu trúc khóa luận
2.3 Trên một số lĩnh vực khác
2.3.1 Hợp tác lao động
Sau gần 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc đã có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực chính trị, kinh tế cũng như thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển, du lịch, lao động. Đến nay, Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam với hơn 6.000 dự án, tạo việc làm cho hơn 700 nghìn lao động [37]. Sau năm 2008, số lượng lao động có giảm đi, tuy nhiên đây vẫn là thị trường lớn của lao động Việt Nam với khoảng hơn 8,3 nghìn lao động sang làm việc mỗi năm trong giai đoạn 2010-2016, chiếm 8,4% tổng số lao động xuất khẩu cả nước. Trong xu thế phát triển đó, hợp tác trong lĩnh vực lao động, việc làm giữa hai nước ngày càng được lãnh đạo hai bên coi trọng. Kể từ khi hai Bộ ký Bản ghi nhớ về hợp tác năm 2013, nhiều chương trình, dự án hợp tác đã được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam phối hợp Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc thực hiện.
triển khai theo 3 chương trình: lao động đi theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (gọi tắt là EPS) do Trung tâm Lao động ngoài nước thực hiện; lao động đi làm việc trên các tàu đánh cá của Hàn Quốc (bao gồm tàu đánh cá gần bờ và xa bờ) do các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa đi; lao động có trình độ tay nghề kỹ thuật cao (Chương trình Thẻ Vàng). Lao động đi làm việc theo mỗi chương trình phải đáp ứng các điều kiện nhất định và phải đăng ký tại cơ quan, tổ chức có chức năng đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc. So với 14 quốc gia phái cử khác, Việt Nam luôn dẫn đầu về tỷ lệ lao động được chủ sử dụng Hàn Quốc lựa chọn. Số lao động Việt Nam được tiếp nhận chiếm hơn 25% tổng số lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS.
Năm 2015, hoạt động đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam diễn ra ở 17 phân ngành, trong đó tập trung nhiều nhất ở các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản; bán buôn, bán lẻ và xây dựng. Số vốn đầu tư trong bốn ngành này chiếm trên 5 tỷ USD tương đương 96% tổng số vốn đầu tư FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm. Gần 3.000 Công ty Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam, sử dụng trên 400.000 lao động với các cơ sở sản xuất quy mô lớn như thiết bị điện tử và thép.
Lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc với số lượng nhiều do Hàn Quốc có nhiều chính sách thu hút, đãi ngộ tốt đối với lao động nhập cư: được tôn trọng, được đối xử theo tư cách của người lao động hợp pháp, cụ thể là: được gia hạn khi hết hợp đồng, hỗ trợ tiền hồi hương và trợ cấp nghỉ việc, hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí trước hoặc sau khi về nước, được tư vấn việc làm và giới thiệu việc làm tại các công ty Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam.
Hai bên đã ký một số thỏa thuận song phương như Thỏa thuận về việc xác nhận lao động người Hàn Quốc là chuyên gia sang làm việc tại Việt Nam;
triển khai thực hiện dự án Hỗ trợ mạng thông tin dịch vụ việc làm Việt Nam trong khoảng thời gian ba năm (từ 2017-2019) với mức vốn khoảng 2,9 triệu USD [30]. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam cũng thúc đẩy hợp tác với nhiều cơ quan khác của Hàn Quốc như: Đại học Koreatech, Cơ quan An toàn vệ sinh Hàn Quốc (KOSHA), Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA)… trong các lĩnh vực quan hệ lao động, an toàn lao động, giáo dục nghề nghiệp và phát triển. Tuy nhiên, bản ghi nhớ trong lĩnh vực lao động và việc làm này sẽ tạo cơ sở hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, lao động và thị trường lao động, an toàn vệ sinh lao động, thanh tra lao động và quan hệ lao động…
2.3.2 Về lĩnh vực năng lượng
Trong lĩnh vực dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Công ty KNOC (Hàn Quốc) đang triển khai tốt các dự án thăm dò khai thác dầu khí tại các lô 15-1 và 11-2. Nhiều công ty khác của Hàn Quốc cũng tham gia các hợp tác chuyên ngành trong lĩnh vực lọc hoá dầu. Hai bên đang xúc tiến thành lập nhóm công tác nhằm phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc nâng cao hiệu suất thu hồi dầu tại các mỏ khai thác.
Trong lĩnh vực điện lực, tiếp theo sự thành công khi tham gia thầu EPC cung cấp thiết bị cho các nhà máy điện, các công ty lớn của Hàn Quốc như KEPCO, POSCO, SAMSUNG xúc tiến trao đổi và tham gia phát triển các dự án nhà máy nhiệt điện đầu tư theo hình thức BOT tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Hàn Quốc có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực điện, đã nghiên cứu, sở hữu và ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào vận hành các nhà máy và hệ thống điện. Đã có nhiều doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc đầu tư vào lĩnh vực điện tại Việt Nam, chẳng hạn như các dự án: Nhiệt điện Mông Dương, Nghi Sơn 2, Vĩnh Tân, Vân Phong 1, các dự án năng lượng tái tạo...
bên trong dự án thăm dò khai thác mỏ đất hiếm tại Nghệ An và dự án Alumin đã có nhiều kết quả tốt. Các đối tác đang tiếp tục phối hợp tìm kiếm thêm các nhà đầu tư có thực lực để triển khai các dự án đã nghiên cứu. Ngoài ra, hợp tác khoa học kỹ thuật về an toàn khí giữa Cục Kỹ thuật An toàn Môi trường Công nghiệp Việt Nam và Cơ quan An toàn khí của Hàn Quốc cũng đang triển khai thuận lợi. Phía Việt Nam tiếp tục đề xuất Chính phủ Hàn Quốc ủng hộ và cung cấp ODA không hoàn lại trị giá 2 triệu USD cho dự án Hỗ trợ tư vấn chính sách xây dựng Chương trình phát triển xanh và tái định cư hướng tới công nghiệp khai khoáng xanh ở Việt Nam [39].
2.3.3 Về viện trợ phát triển
Hàn Quốc là nước cung cấp ODA lớn thứ hai của Việt Nam (sau Nhật Bản) và Việt Nam là nước nhận viện trợ ODA lớn nhất của Hàn Quốc. giai đoạn 2008-2011 Hàn Quốc đã cung cấp cho Việt Nam 1 tỷ USD vốn ưu đãi. Năm 2011, Hàn Quốc tuyên bố coi Việt Nam là trọng tâm và là 1 trong 26 "đối tác chiến lược về ODA". ODA của Hàn Quốc triển khai theo 3 trọng tâm là tăng trưởng xanh, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng. Việt Nam và Hàn Quốc đã ký kết Hiệp định hợp tác về viện trợ phát triển, trong đó Hàn Quốc cam kết cung cấp cho Việt Nam 1,2 tỷ USD vốn ưu đãi trong giai đoạn 2012-2015, tăng 200 triệu USD so với giai đoạn 2008-2011 [14]. Từ năm 2011 đến 2017, Hàn Quốc luôn giữ vững ngôi vị là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Năm 2016, tổng ngân sách viện trợ của KOICA dành cho Việt Nam là 31,5 triệu USD, trong đó 22,4 triệu USD dành cho 24 dự án. Năm 2017, kim ngạch thương mại hai nước đạt 64 tỷ USD. Nhờ đó, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Hàn Quốc. Ngược lại, Hàn Quốc cũng là bạn hàng thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam. Hàn Quốc đứng thứ 2 về lượng vốn hỗ trợ ODA cho Việt Nam chỉ đứng sau Nhật Bản. Năm
20,8% tổng vốn đầu tư, sự tăng trưởng rõ rệt của dòng vốn Hàn Quốc từ khoảng 30% (năm 2010) lên khoảng 67% (năm 2017) [37].
Quy mô trao đổi thương mại giữa Việt Nam - Hàn Quốc chiếm hơn 40% tổng quy mô trao đổi thương mại giữa Hàn Quốc và các nước ASEAN. Việt Nam cho rằng nguồn vốn ODA của Hàn Quốc đã đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Phía Hàn Quốc khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác với phía Việt Nam như là một đối tác hợp tác trọng điểm trong thời gian tới.
Trước những nổ lực hợp tác toàn diện, sự điều chỉnh trong chích sách “Đối tác chiến lược” năm 2009 đã mang lại kết quả tốt hơn mong đợi. Đặc biệt, trong lĩnh vực thương mại cả hai đều đạt được những thành công nhất định so với quy mô thương mại ngày càng tăng, thể hiện rõ nét qua những thành tựu cũng như cơ cấu thương mại có tính chất hỗ trợ bổ sung lẫn nhau. Sau khi hiệp định thương mại tự do được thực thi vào cuối năm 2015, không chỉ mở rộng cơ hội thương mại và đầu tư giữa hai nước mà còn làm sâu sắc thêm sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
Về đầu tư, Hàn Quốc luôn đối tác đầu tư quan trọng của Việt Nam do dòng vốn đầu tư từ Hàn Quốc đang đi hướng đúng vào mục tiêu, chiến lược thu hút FDI của Việt Nam. Doanh nghiệp Hàn Quốc đã có mặt ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, từ công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, may mặc, tài chính ngân hàng, logistics, dịch vụ … góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các lĩnh vực công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, xuất khẩu phát triển và tạo việc làm cho khoảng 700.000 lao động tại nhiều địa phương trên cả nước. Đối với ODA, từ sự ưu tiên trong chính sách ODA của Hàn Quốc đối với Việt Nam, đã một phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam diễn ra nhanh chóng hơn. Mặt khác, nguồn vốn ODA của Hàn Quốc cũng đã đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.
VIỆT NAM – HÀN QUỐC 3.1 Những thành tựu và hạn chế
Chính phủ và các Bộ, ngành cùng cộng đồng doanh nghiệp hai nước đã phấn đấu và nỗ lực không mệt mỏi để xây dựng mối quan hệ hữu nghị, bền vững, sáng tạo và đi vào chiều sâu. Các hiệp định, thỏa thuận được ký kết và cam kết thực hiện bởi Lãnh đạo của hai nước được triển khai một cách hiệu quả tới tận cấp thực thi đã xây dựng một môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng đảm bảo lợi ích của hai nước trên tinh thần “cùng thắng”, cùng nhau hướng tới một tương lai tươi sáng vì hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đỉnh cao của hợp tác kinh tế thương mại đó là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc có hiệu lực từ 20/12/2015, đã và đang đóng vai trò là công thức xác lập cấu trúc hợp tác song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong tương lai.
Vào năm 2017 là dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ 25 năm giữa Việt Nam và Hàn Quốc (22/12/1992 - 22/12/2017). Những thành tựu hợp tác nổi bật trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa- xã hội, giao lưu nhân dân đã, đang và tiếp tục chứng tỏ tầm nhìn dài hạn của Chính phủ hai nước trong việc xây dựng mối quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược” giữa hai nước. Thương mại song phương tăng trưởng vượt bậc trong hơn hai thập kỷ qua và song hành với dòng đầu tư ngày càng chất lượng từ Hàn Quốc vào Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã giúp Hàn Quốc trở thành đối tác kinh tế quan trọng bậc nhất của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Dấu ấn 11 năm của quan hệ đối tác chiến lược, các thành quả đạt được cũng như cùng nhau chia sẻ tầm nhìn hợp tác giữa hai nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày sang sâu sắc chính là tiền đề quan trọng để Lãnh đạo Cấp cao. Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào
thứ hai trong lĩnh vực thương mại, du lịch và viện trợ phát triển chính thức [26]. Năm 2020, kim ngạch thương mại song phương đạt 66 tỷ USD, chiếm 12,85% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với thế giới. Cho dù, kim ngạch thương mại Việt- Hàn vẫn chưa đạt mục tiêu với 100 tỷ kim ngạch thương mại song phương đã đề ra, nhưng Hàn Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam sau Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Đối với trường hợp Samsung, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lớn nhất Đông Nam Á, được Samsung khởi công từ tháng 03/2020 tại Hà Nội, sẽ đi vào hoạt động vào năm 2022. Với hơn 3.000 kĩ sư, Trung tâm tại Hà Nội sẽ là cơ sở Nghiên cứu và Phát triển chính của cả tập đoàn. Hàn Quốc hoàn toàn ý thức được rằng nhờ dựa vào nền kinh tế Trung Quốc, cũng như về mặt xuất khẩu, các doanh nghiệp của nước này đã kiếm được rất nhiều tiền trong những thập niên qua, nhưng cũng là một “tai họa” nếu như sự phụ thuộc trở nên quá lớn. Vì thế trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Hàn Quốc, đề ra chiến lược khá rõ ràng, đó là đa dạng hóa đối tác. Điều này được thấy qua việc nhiều nhà máy của Hàn Quốc bị đóng cửa ở Trung Quốc và được mở ở Việt Nam, chuyển hầu hết hoạt động sang Việt Nam do lợi ích về giá nhân công và để tránh bị “vạ lây” trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
*Bên cạnh những thành tựu đạt được trong quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc thì vẫn còn một số hạn chế như sau:
Sau những giai đoạn kim ngạch thương mại của cả hai đạt đến đỉnh cao trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc thì sự bắt đầu của Covid-19 phần nào đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của cả hai nước. Ba quý đầu năm 2020, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, kim ngạch thương mại Việt Nam - Hàn Quốc đã suy giảm so với cùng kỳ năm 2019. Nhà nước và Chính phủ của cả hai đề rác biện pháp hạn
chẳng hạn như: xuất nhập khẩu sang thị trường nước của giảm đáng kể, đầu tư giảm, việc trao đổi nhân lực để tiếp thu học hỏi phát triển công nghệ cũng rất
hạn chế.
Hàng hóa Việt Nam còn nhiều hạn chế trong xuất khẩu, lý do chính của tình trạng này là bởi trình độ công nghệ của Việt Nam còn thấp, chưa tạo dựng được nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm, nhiều ngành hàng chủ lực như dệt may, da giày chủ yếu là gia công, trong khi các mặt hàng nông sản - thế mạnh của Việt Nam lại xuất khẩu dưới dạng thô, giá trị gia tăng thu về không nhiều. Đáng chú ý nhất là sức cạnh tranh của hàng hóa còn kém. Các ngành sản xuất của Việt Nam còn một số tồn tại, yếu kém cần phải cải thiện, cũng như đang phải đối diện với nhiều thách thức, khó khăn. Các doanh nghiệp (DN) quy mô nhỏ, phân tán, công nghệ sản xuất lạc hậu, năng lực quản lý, kinh doanh còn hạn chế; sức cạnh tranh kém so với các đối thủ quốc tế, chưa tạo dựng được nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu.
3.2 Triển vọng
3.2.1 Thời cơ và thách thức
*Mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc đạt được nhiều bước tiến triển sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác phát triển sâu rộng, không chỉ ở mặt kinh tế mà còn là thời cơ phát triển tốt hơn ở mặt ngoại giao cấp cao, nhằm mang lại nhiều lợi ích trong kinh tế, cả về đầu tư.
Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đánh giá cao việc Hàn Quốc là đối tác lớn thứ nhất về đầu tư, đứng thứ hai về ODA, du lịch của Việt Nam; nhất trí cho rằng kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng nhanh, nhất là sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực. Hai nhà lãnh đạo khẳng định, Việt Nam là đối tác thương mại thứ tư của Hàn Quốc, Hàn Quốc vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam;
động... đã đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của mỗi nước, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và quan hệ hữu nghị giữa nhân