5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
1.3.1 Yếu tố chủ quan
a. Vị trí địa lý của khu công nghiệp
Việc quy hoạch các KCN của một địa phương có vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp của địa phương đó bởi vị trí của KHC sẽ ảnh hưởng tới
hoạt động thu hút đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng vào các KCN đó. Vị trí địa lý thuận lợi và phù hợp là một ưu thế cho việc thu hút đầu tư nuốc ngoài. Do vậy một KCN cáo vị trí gần các tuyến đường giao thông lớn, gần nguồn nguyên liệu... sẽ là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư.
b. Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp
Sự phát triển cơ sở hạ tầng là điều kiện vật chất hàng đầu để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đầu tư. Cơ sở hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, các công trình công cộng phục vụ sản xuất kinh doanh như cảng biển, sân bay… Cơ sở hạ tầng tốt là yếu tố quan trọng giúp các nhà đầu tư nước ngoài giảm các chi phí gián tiếp trong sản xuất kinh doanh và có thể triển khai các hoạt động đầu tư. Thực tế thu hút FDI tại các địa phương cho thấy dòng vốn này chỉ đổ vào nơi có hạ tầng phát triển, đủ khả năng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư. Mạng lưới giao thông đóng vai trò quan trọng trong thu hút vốn FDI, là cơ sở để vận chuyển vật liệu, tiêu thụ sản phẩm và quan trọng nhất là các đầu mối giao thông tiếp giáp với thế giới như cảng biển, cảng hàng không… Các tuyến đường giao thông trọng yếu cũng làm cầu nối giao lưu phát triển kinh tế giữa các địa phương của một quốc gia. Một mạng lưới giao thông đa phương tiện và hiện đại sẽ giúp các nhà đầu tư giảm được chi phí vận chuyển không cần thiết.
Hệ thống thông tin liên lạc là nhân tố quan trọng trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, khi mà thông tin về tất cả các biến động trên thị trường ở mọi nơi được truyền tải liên tục trên thế giới. Chậm trễ trong thông tin liên lạc sẽ đánh mất cơ hội kinh doanh. Môi trường đầu tư hấp dẫn dưới con mắt của nhà đầu tư đó phải có hệ thống thông tin liên lạc rộng lớn và cước phí rẻ. Ngoài ra, hệ thống các ngành dịch vụ như: tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông, tư vấn hay cung cấp năng lượng và nước sạch… đảm bảo cho việc sản xuất quy mô lớn và liên tục, các dịch vụ này nếu không đáp ứng được nhu cầu sản xuất thì sẽ gây rất nhiều trở ngại cho nhà đầu tư.
c. Chất lượng nguồn nhân lực
Yếu tố xã hội quan trọng của thu hút FDI là chất lượng nguồn nhân lực và giá cả sức lao động. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để các nhà đầu tư lập kế hoạch kinh doanh. Một nhà đầu tư muốn mở một nhà máy thì trên phương diện nguồn nhân lực nhà đầu tư sẽ chọn khu vực có thể đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng của lao động, ngoài ra giá cả sức lao động là một trong những chỉ tiêu đánh giá của các nhà đầu tư.
Chất lượng lao động là một lợi thế cạnh tranh đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao hay có sử dụng nhiều công nghệ hiện đại. Ngoài ra, yếu tố văn hoá cũng ảnh hưởng tới yếu tố lao động như sự cần cù, tính kỷ luật, ý thức trong lao
động… Vì vậy, yếu tố lao động là một trong những điều kiện tác động tới các nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành kinh doanh.
d. Thủ tục hành chính liên quan đến FDI tại địa phương
Thủ tục hành chính là một yếu tố rất quan trọng tạo nên sự thành công của thu hút vốn FDI. Thủ tục hành chính càng đơn giản, gọn nhẹ, rõ ràng thì sức hút của môi trường đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài càng lớn. Thủ tục hành chính ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động đầu tư, nếu thủ tục hành chính không được quan tâm sát sao dễ tạo ra hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực từ đó làm tăng chi phí kinh doanh, làm mất lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài quy trình thực hiện chung, cách thực hiện tục hành chính của mỗi địa phương là khác nhau, vì vậy có những nơi nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn trong việc xin cấp giấy phép đầu tư, đăng ký kinh doanh… Sự đơn giản hóa các thủ tục hành chính sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình đăng ký, triển khai thực hiện dự án đầu tư cũng như giảm các chi phí cả về vật chất và thời gian, tạo dựng được độ tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài.
e. Năng lực và nhận thức của lãnh đạo, hoạt động của cơ quan xúc tiến đầu tư Tư tưởng nhận thức, thái độ của lãnh đạo các địa phương cũng là yếu tố tác động mạnh đến thu hút FDI vào địa phương đó. Nếu lãnh đạo của địa phương thấy được vai trò của FDI thì sẽ có những ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi, chủ động tìm đối tác đầu tư nước ngoài phù hợp để thu hút vốn FDI về với địa phương của mình. Hoạt động có hiệu quả của các cơ quan xúc tiến đầu tư tại các địa phương cũng có vai trò hết sức quan trọng để thu hút được vốn FDI.