5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.3.3 Nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng
Hải Dương là một tỉnh có lợi thế về nguồn nhân lực, đặc biệt là trình độ nguồn nhân lực. Theo thống kê, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Hải Dương tới năm 2020 đạt 40% lực lượng lao động, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Hiện trạng lao động theo trình độ đào tạo của Hải Dương Tiêu chí
I. TỔNG SỐ (người) II. CƠ CẤU (%)
1. Chưa qua đào tạo
2. Sơ cấp nghề
3. Công nhân kỹ thuật không bằng
4. Trung cấp nghề
5. Cao đẳng nghề
6. Trung cấp chuyên nghiệp
7. Cao đẳng
8. Đại học
9. Trên đại học
(Nguồn: Niên giám thống kê Hải Dương)
Tổng số lao động của Hải Dương có xu hướng tăng lên khá nhanh theo các năm trong giai đoạn từ năm 2017 đến nay. Theo đó, năm 2017 toàn tỉnh có 888.666 lao động, năm 2018 tăng lên 942.186 lao động (tăng 6,02% so với năm 2017); đến năm 2019 và năm 2020 tỷ lệ tăng trọng lực lượng lao động lần lượt đạt 2,03% và 1,1%. Trình độ lao động được đánh giá cao và ngày càng tăng về trình độ:
+ Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ngày càng có xu hướng giảm: năm 2017 tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 77,5% tổng số lao động, đến năm 2018 giảm xuống còn 71%; năm 2019 và năm 2020 tỷ lệ này lần lượt chiếm 62% và 60%. Như vậy, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm dần đồng nghĩa với sự gia tăng của số lượng lao động đã qua đào tạo.
+ Tỷ lệ lao động trình độ, cao đẳng, đại học và trên đại học cũng tăng lên theo các năm trong giai đoạn. Số lao động có bằng cao đẳng tăng từ 0,95% năm 2017 lên 2,1% năm 2020. Số lao động trình độ đại học tăng từ 1,05% năm 2017 lên 4% năm 2020, còn trên đại học năm 2017 chiếm 0,02% tổng số lao động, năm 2020 đã tăng lên 0,15%.
Mặc dù tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lượng lao động của tỉnh, nhưng với dấu hiệu giảm dần cũng như sự gia tăng của lực lượng lao động được đào tạo là một lợi thế khá cao của Hải Dương trong việc thu hút FDI, bởi các doanh nghiệp hay các nhà đầu tư nước ngoài vẫn xem nguồn nhân lực là một trong những tiêu chí cơ bản khi quyết định đầu tư.