5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.4 VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Hải Dương chưa có đầy đủ các quy tắc, tiêu chuẩn phù hợp và cụ thể, còn thiếu các chế tài hữu hiệu trong thu hút và quản lý FDI vào Việt Nam. Chính vì thế, nhiều DN FDI lợi dụng, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, rủi ro mất an ninh năng lượng, an ninh tài chính. Các dự án hạ tầng, nhất là của Trung Quốc được thực hiện với hình thức tổng thầu (EPC) tiềm chứa nhiều rủi ro đối với nợ nước ngoài và an ninh năng lượng của Hải Dương. Vì vậy, cần có các biện pháp để xử lý hiệu quả vấn đề này.
Việc trốn thuế, chuyển giá trong khu vực FDI thời gian dài cũng gây hại cho ngân sách nhà nước nói riêng và an ninh tài chính nói chung; đồng thời, gây cạnh tranh không bình đẳng trong nền kinh tế. Tình trạng doanh nghiệp FDI kê khai, báo lỗ ngày càng phổ biến. Điều bất hợp lý là mặc dù thua lỗ liên tục và lỗ lớn, nhưng các doanh nghiệp này vẫn mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Đây là vấn đề mà các cơ quan nhà nước chưa thể quản lý triệt để.
Chưa có sự liên kết, phối hợp giữa FDI và đầu tư trong nước. Đây là 2 mảng quan trọng của công tác đầu tư, phát triển kinh tế đất nước, nhưng chưa thấy sự phối hợp, hậu thuẫn. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, các nguồn lực giá rẻ trong nước, như: lao động, đất đai, tài nguyên, ưu đãi chính sách được khai thác để thu lợi nhuận. Đối với khu vực kinh tế trong nước, việc kết nối với khu vực FDI sẽ tiếp nhận được vốn đầu tư, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, thương hiệu mạnh và mạng lưới kinh doanh mở rộng trên toàn cầu. Đây là cách thức để khu vực kinh tế trong nước nhanh chóng cải thiện năng lực sản xuất, kinh doanh để bắt kịp với trình độ phát triển của khu vực FDI.
KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, phát triển các khu công nghiệp là một phương thức thu hút các nguồn lực đầu tư, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế. Đây là một trong những động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài nguyên và sức cạnh tranh của nền kinh tế; góp phần thúc đẩy đô thị hóa, bảo vệ môi trường sinh thái.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN, trong đó không thể coi nhẹ yếu tố nào. Có nhiều kinh nghiệm trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN của các khu vực, tỉnh, thành trong cả nước. Những kinh nghiệm ấy cần được nghiên cứu và vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế của Hải Dương, một tỉnh thành có nhiều tiềm năng trong phát triển các KCN. Tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN. Mặc dù quy mô dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các KCN của tỉnh chưa lớn, cơ cấu chưa cân đối, chưa thu hút được các dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài công nghệ cao nhưng các dự án vốn đầu tư trự tiếp nước ngoài này đã bước đầu thể hiện vai trò quan trọng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thực tế cũng cho thấy hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN ở tỉnh Hải Dương còn nhiều hạn chế mà nguyên nhân căn bản là môi trường đầu tư chưa thật sự thuận lợi. Trong bối cảnh mới, với tiềm năng, lợi thế có sẵn của mình, để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN, Hải Dương cần thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp: cải cách thủ tục hành chính; cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế; đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quy hoạch, cải thiện môi trường đầu tư; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phối hợp quản lý, giám sát, kiểm tra hỗ trợ doanh nghiệp. Có như vậy việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN mới thực sự trở thành một đột phá để phát triển công nghiệp của tỉnh theo hướng hiện đại, các KCN mơi thực sự phát huy được tác động lan tỏa tích cực đến hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS Hà Văn Sự (2015), Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương, Nxb Thống kê, Hà Nội.
2. PGS. TS Hà Văn Sự (2021), Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế, Nxb Hà Nội.
3. TS Thân Danh Phúc (2015), Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Tuấn (2005), “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam”, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
5. Phạm Sỹ An (2010), “Lao động FDI và cơ chế tỷ giá hối đoái – một mô hình đơn giản”
Tạp chí nghiên cứu kinh tế.
6. Trần Phương Tâm Anh (2019), Một số vấn đề về thu hút nguồn lực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 5/2019.
7. Nguyên Đức (2018) “Thu hút FDI trong kỷ nguyên mới”, Báo đầu tư.
8. Trần Bảo Sơn (2013), Vai trò của KCN tập trung, Thư viện học liệu mở (VOER)
9. “Chiến lược và định hướng thu hút FDI thế hệ mới giai đoạn 2020 – 2030”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
10. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương, báo cáo tình hình thu hút đầu tư các năm 2017, 2018, 2019, 2020.
11. Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, báo cáo tình hình thu hút các dự án trong Khu công nghiệp tỉnh.
12. “30 năm thu hút đầu tư nước ngoài, thành tựu và bài học”, Báo đầu tư Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
13. “30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam – Tầm nhìn và cơ hội mới trong thời kỷ nguyên mới”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
15. Báo cáo tình hình thu hút đầu tư tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh, thành phố Hải Phòng.
14. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Luật đất đai năm 2013
17. Cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục đầu tư nước ngoài, Tổng cục thống kê.