5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.3.2 Cơ sở hạ tầng đồng bộ
- Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh khá hoàn chỉnh bao gồm đường sắt, đường thủy, đường bộ thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu kinh tế giữa các vùng.
+ Về đường bộ có các tuyến đường quốc lộ 5A, 183, 18 , cao tốc Hà Nội – Hải Phòng chạy qua. Hệ thống đường giao thông trong các huyện, thành phố cũng thường xuyên được nâng cấp, cải tạo đảm bảo cho việc đi lại được thuận tiện.
+ Hải Dương có tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng chạy qua với 7 ga dừng lại tại tỉnh giúp vận chuyển hàng hóa, hành khách từ tỉnh đi các vùng lân cận.
+ Đường thủy: có 400 km đường sông cho tàu, thuyền 500 tấn qua lại thuận tiện. Cảng Cống Câu với công suất 300.000 tấn/năm cùng hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hóa bằng đường thủy một cách dễ dàng.
+ Sân bay quốc tế khu vực phía Bắc dự kiến đăth tại huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương với năng lực vận chuyển 30 triệu lượt khách/ năm cũng đang được các cơ quan chức năng nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
- Hệ thống điện
Phục vụ tải công nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tiêu thụ điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của các khuc công nghiệp.
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại với công suất 1040 Mw có hệ thống điện lưới khá hoàn chỉnh, đảm bảo cung cấp điện an toàn và chất lượng ổn định đóng góp nguồn điện đáng kể vào lưới điện quốc gia.
- Hệ thống tín dụng ngân hàng: Bao gồm các Chi nhánh Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ngân hàng đầu tư phát triển, Ngân hàng Ngoại thuông, Ngân hàng Chính sách xã hội, có quan hệ thanh toán trong nước và quốc tế nhanh chóng, thuận lợi. Ngân hàng Cổ phần nông nghiệp và 79 Quỹ tín dụng nhân dân đáp ứng việc khai thác và cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất của nhân dân trong tỉnh.
- Hệ thống cấp thoát nước:
Các khu đô thị, khu công nghiệp đã có đủ nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt. Hệ thống cấp thoát nước thường xuyên được quan tâm đầu tư, nâng cấp để vẫn đảm bảo phát triển công nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó hàng loạt các công trình cấp nước tập trung phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt ở quy mô xã, thôn được triển khai thực hiện.
- Hệ thống thương mại khách sạn: Trên địa bàn tỉnh có 18 doanh nghiệp nhà nƣớc, 12 Hợp tác xã Thương mại, 54 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 20.298 cửa hàng kinh doanh thƣơng mại. Có 1 Trung tâm thương mại tại thành phố Hải Dương, là đầu nối giao dịch và xúc tiến thương mại, thông tin, tiếp thị dự báo thị trường tư vấn môi giới đàm phán ký kết hợp đồng. Hệ thống khách sạn, nhà hàng bao gồm quốc doanh, tư nhân và các tổ chức khác, có đầy đủ tiện nghi sang trọng, lịch sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế.
- Cơ sở giáo dục: Hệ thống trường đào tạo: Toàn tỉnh có 13 trung tâm giáo dục thường xuyên (12 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh); 8 Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề cấp huyện (7 công lập và 1 tư thục); 265 trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn; Khối trường chuyên nghiệp hiện có 12 trường, trong đó 4 trường trung cấp chuyên
nghiệp, 4 trường cao đẳng và 4 trường đại học với quy mô khoảng 40.000 học sinh, sinh viên. Các trường, trung tâm này với nhiệm vụ đào tạo nhân lực đa ngành nghề như: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, tài chính kế toán, văn hóa, xã hội, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, dịch vụ.... Trong những năm gần đây, giáo dục dạy nghề, cao đẳng, đại học của tỉnh tăng cả về chất lượng, số lượng học sinh, sinh viên lẫn giáo viên. Điều này cho thấy nhu cầu cần học và đào tạo của người dân ngày càng cao, để đáp ứng kịp sự phát triển chung của tỉnh, đáp ứng yêu cầu về trình độ sản xuất, quản lý của các nhà đầu tư.
Cơ sở hạ tầng đồng bộ giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài không phải tốn công đầu tư cơ sở hạ tầng khi mới bắt đầu đầu tư, từ đó làm giảm đáng kể chi phí nhà đầu tư phải bỏ ra. Hơn nữa cơ sở hạ tầng phát triển, đồng bộ giúp cho việc tiến hành các dự án FDI diễn ra một cách nhanh gọn, thuận lợi.