Nguyên nhân xảy ra điểm nóng chính trị ở Tây Nguyên năm

Một phần của tài liệu Khóa luận điểm nóng chính trị xã hội tại tây nguyên năm 2004 và những giải pháp xử lý (Trang 25 - 27)

- Diễn biến của sự việc:

2.3. Nguyên nhân xảy ra điểm nóng chính trị ở Tây Nguyên năm

2004

Để ngăn chặn điểm nóng chính trị, việc tìm ra nguyên nhân, xác định phân loại nguyên nhân là hết sức quan trọng. Trên cơ sở đó mới có đối sách thích hợp. Điểm nóng chính trị diễn ra ở Tây Nguyên bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Về khách quan, các thế lực thù địch bên ngoài đã hậu thuẫn cho bọn phản động người Việt lưu vong và các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” nhằm phá hoại thành quả cách mạng Việt Nam.

Đây là nguyên nhân cơ bản, sâu xa phát sinh điểm nóng chính trị ở Tây Nguyên; Cơ sở xã hội mà bọn phản động lợi dụng để tập hợp lực lượng, tạo dựng “ngọn cờ” chống phá cách mạng vẫn còn.

Đó là số Fulrô cũ, số nguỵ quân, nguỵ quyền chưa chịu cải tạo, số đối tượng phản động đội lốt tôn giáo đang hoạt động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa được xử lý; Tác động của cơ chế thị trường gây ra phân hoá giàu - nghèo giữa các vùng và giữa các tầng lớp dân cư.

Trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất còn lạc hậu, đời sống gặp nhiều khó khăn; tình trạng di cư tự do và sự tranh chấp, mua bán đất đai trái pháp luật đã tạo kẽ hở cho bọn xấu kích động.

Đó là những nguyên nhân bên trong, trực tiếp tác động đến tình hình kinh tế - xã hội, là mảnh đất tốt cho kẻ địch lợi dụng.

Về nguyên nhân chủ quan bao trùm có ý nghĩa chi phối là trong một thời gian khá dài ta đã buông lỏng công tác xây dựng hệ thống chính trị, đặc biệt ở cơ sở. Nhiều buôn làng còn trắng đảng viên, trắng tổ chức đoàn thể.

Đội ngũ cán bộ ở cơ sở vừa thiếu, vừa yếu, trình độ năng lực còn hạn chế, cốt cán ở làng rất mỏng. Cán bộ người Kinh đa số không biết tiếng, không hiểu phong tục, tập quán của đồng bào nên gần dân mà vẫn xa dân.

Vì vậy, khi bọn xấu tuyên truyền, xuyên tạc, kích động thì không có cán bộ, đảng viên trực tiếp giải thích ngay cho dân hiểu; khi chúng ép buộc, khống chế thì không có cán bộ bảo vệ dân.

Sau giải phóng, nhất là sau năm 1992, khi chúng ta triệt phá một số ổ nhóm Fulrô cuối cùng đã xuất hiện tư tưởng bằng lòng với thành tích đạt được, chủ quan, đơn giản, đánh giá địch không đầy đủ, lơi lỏng, mất cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.

Không quản lý, không giám sát kỹ các đối tượng phản động nằm rải rác trên địa bàn nên chúng đã có cơ hội móc nối với nhau xây dựng, phát triển lực lượng. Mặt khác, trong xử lý ta cũng thiếu kiên quyết, còn nặng về giáo dục, thuyết phục.

Mặt khác trong một thời gian khá dài, ta chưa tập trung đầu tư đúng mức cho phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng trước đây.

Chưa đặt mạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội nhất là vấn đề xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ, chăm lo giáo dục, vấn đề đất canh tác, nhà ở, việc làm...; nhiều vấn đề bức xúc, nổi cộm trong dân chưa giải quyết kịp thời và triệt để.

Chế độ chính sách cho cán bộ xã, thôn quá thấp, công việc lại nhiều, nhìn chung đời sống cán bộ cơ sở rất khó khăn, phải lo cuộc sống gia đình vì vậy không thể đảm đương hết được việc làng, việc xã.

Một bộ phận cán bộ thoái hoá, biến chất, nhũng nhiễu gây bất bình trong dân, một bộ phận khác bản lĩnh chính trị kém, thậm chí còn tiếp tay cho bọn phản động. Phần đông cán bộ cơ sở trình độ mọi mặt còn rất yêú nên rất thụ động trong giải quyết công việc, khó khăn trong xử lý các tình huống chính trị.

Từ sự phân tích trên, khả năng điểm nóng tái phát là có thể mà nguyên nhân khách quan là cơ bản, là sâu xa còn nguyên nhân chủ quan là trực tiếp, làm cơ sở, không thể xem nhẹ.

Vì vậy, để ngăn ngừa khả năng xảy ra điểm nóng chính trị cần có hệ thống giải pháp đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực, tác động toàn diện đến mọi ngành, mọi cấp, mọi tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao sức chiến đấu của Đảng, của cả hệ thống chính trị, từ đó hệ thống chính trị đủ sức tác động giác ngộ, thức tỉnh quần chúng để họ không nghe, không tin theo kẻ xấu, đồng lòng hợp sức cùng Đảng, cùng chính quyền xây dựng Tây Nguyên ngày càng giàu mạnh. Chỉ như vậy, Tây Nguyên mới đủ sức đề kháng, miễn dịch với mọi sự xâm nhập, tác động từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu Khóa luận điểm nóng chính trị xã hội tại tây nguyên năm 2004 và những giải pháp xử lý (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w