Tôn trọng và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào

Một phần của tài liệu Khóa luận điểm nóng chính trị xã hội tại tây nguyên năm 2004 và những giải pháp xử lý (Trang 34 - 35)

- Diễn biến của sự việc:

3.2.4. Tôn trọng và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào

chính mảnh đất giàu tiềm năng kinh tế này. Nhanh chóng xoá đói giảm nghèo nâng cao đời sống vật chất, đồng thời chú trọng nhu cầu tinh thần của đồng bào, xây dựng khu vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ cộng đồng để đồng bào phát huy năng lực sở trường của mình, thu hút đồng bào tham gia vào những hoạt động lành mạnh, tích cực.

3.2.4. Tôn trọng và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống củađồng bào đồng bào

Chú trọng xây dựng hương ước, quy ước ở từng thôn, buôn thể hiện được sự kết hợp đúng đắn, linh hoạt giữa luật tục và pháp luật, thừa nhận một số luật tục còn có giá trị tích cực, song phải được tính toán kỹ, tránh để tình trạng luật tục tạo ra những quy định trái với luật pháp.

Phát huy tính tự quản, nhất là quan hệ gia đình, láng giềng; kế tục và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp tạo cơ sở cho việc xây dựng thôn, làng văn hoá, bài trừ hủ tục, làm cho những hiện tượng tiêu cực, những hoạt động phá hoại không có đất để tồn tại.

Chăm lo xây dựng, củng cố thôn, buôn thành một cộng đồng về cư trú, phải có một không gian sinh tồn. Như đất đai canh tác, chăn thả gia súc, làm thuỷ lợi, làm nhà cửa... Nếu không gian sinh tồn đó bị thu hẹp và xâm hại sẽ đe doạ trực tiếp đến sự tồn vong của các dân tộc, chắc chắn sẽ tạo ra sự phản kháng từ chính đồng bào các dân tộc.

Xây dựng thôn, buôn phải chú ý đến vấn đề sở hữu và lợi ích về đất và rừng, giải quyết một cách hài hoà những quan hệ đó, khắc phục và hạn chế các hiện tượng xâm phạm các sở hữu cộng đồng và lợi ích chính đáng của thôn, buôn, tôn trọng sở hữu truyền thống của cộng đồng.

Xây dựng thôn, buôn thành một cộng đồng tâm linh lành mạnh, thể hiện trên các phương diện sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội... Đây là yếu tố vô hình nhưng bền chặt, quy tụ con người hướng về những biểu tượng linh thiêng.

Các hoạt động nghi lễ của cộng đồng thôn, buôn chủ yếu thể hiện quan hệ cụ thể giữa con người với thiên nhiên qua những đối tượng cụ thể như đất, nước, rừng, bếp lửa... vô hại đối với nền chính trị đương đại. Nếu không nhận thức đầy đủ những tín ngưỡng tâm linh thiêng liêng ấy, cho nó là lạc hậu, đánh đồng nó với những hình thức tôn giáo khác phải xoá bỏ, thì sẽ để lại “khoảng trống” trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc, các loại tà đạo, tôn giáo độc hại sẽ có điều kiện xâm nhập.

Một phần của tài liệu Khóa luận điểm nóng chính trị xã hội tại tây nguyên năm 2004 và những giải pháp xử lý (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w