- Diễn biến của sự việc:
3.2.5. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở
Cán bộ là gốc của công việc, mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ giỏi hay kém. ở những khu vực dân cư có trình độ dân trí còn thấp kém thì vai trò của cán bộ càng trở nên quan trọng hơn ở đâu hết. Vì vậy, đầu tư cho công tác cán bộ ở Tây Nguyên là việc làm cần thiết và cấp bách, vừa trước mắt vừa lâu dài.
Cần xây dựng quy hoạch cơ cấu cán bộ làm căn cứ chọn lựa từ nhỏ do nhà nước đài thọ. Đối với cán bộ là người Kinh thì phải chọn những người đã sống nhiều đời ở Tây Nguyên, hiểu rõ phong tục, tập quán địa phương, tiêu chuẩn đầu tiên là phải nói thành thạo tiếng đồng bào.
Các trường chính trị tỉnh cần tập trung hướng vào làm tốt công tác đào tạo cán bộ cơ sở, chú ý đội ngũ cán bộ làm chuyên trách ở các thôn, buôn, đội ngũ già làng, trưởng bản, cộng tác viên... giúp họ có điều kiện tiếp cận với cái mới và có những nghiệp vụ cần thiết trong công tác ở cộng đồng dân cư. Chủ động đào tạo các chức sắc tôn giáo ở các trường chính thống để họ hiểu chủ trương đường lối của Đảng, giúp họ có đủ nhận thức để chủ động tránh được sự lợi dụng của các tổ chức tôn giáo trá hình vì mục tiêu chính trị phản động.
Thực hiện chế độ bắt buộc học tiếng phổ thông đối với học sinh từ tiểu học trở lên. Bắt buộc cán bộ phải biết tiếng dân tộc, ít nhất họ phải biết nghe, biết xử lý những ý kiến của đồng bào nêu ra, hết sức tránh thái độ thụ động, vị nể, theo đuôi quần chúng. Trước mắt, cũng cần đầu tư kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở là người dân tộc thiểu số tại chỗ kết hợp với tăng
cường cán bộ tỉnh, huyện cho những cơ sở đang thiếu cán bộ; hết sức chú ý số bộ đội xuất ngũ là người địa phương, số cán bộ, bộ đội từ miền xuôi lên công tác có nguyện vọng ở lại lâu dài, tuy nhiên chỉ nên coi tăng cường cán bộ cho cơ sở là giải pháp tình thế.
Tây Nguyên hiện vẫn là một địa bàn hết sức phức tạp và nhạy cảm hiện nay, việc ngăn chặn âm mưu và hành động phá hoại của kẻ thù không gì hơn là phải biết dựa vào dân. Đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho đồng bào có khả năng tự đứng vững trên đôi chân của mình không chỉ huy động được sức dân, tạo điều kiện để toàn dân tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .
KẾT LUẬN
Trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay cũng như bối cảnh hiện nay của đất nước để có thể thực hiện được các mục tiêu phát triển về kinh tế, xã hội cũng như an ninh quốc phòng đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần phải đảm bảo được vấn đề ổn định chính trị xã hội trong đất nước đặc biệt là đảm bảo vấn đề xã hội, chính trị tại các vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, những vùng có các điểm nóng về tư tưởng, tôn giáo.
Trong bối cảnh hiện nay các thế lực thù địch và phản động luôn luôn duy trì âm mưu thực hiện các cuộc bạo loạn lật đổ, diễn biến hòa bình tại một số điểm nóng của nước ta, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên. Do vậy trong những năm tới chúng ta cần phải rất chú trọng đến vấn đề đảm bảo ổn định chính trị xã hội tại khu vực này. Các cấp ủy Đảng cũng cần chú trọng nhiều vào vấn đề này vì những điểm nóng chính trị xã hội có thể diễn ra bất kỳ lúc nào nếu như chúng ta không chú trọng đảm bảo tại những khu vực này.
Khu vực Tây Nguyên là một khu vực quan trọng của nước ta cả về kinh tế, anh ninh quốc phòng và văn hóa, đây luôn là địa bàn trọng điểm bảo vệ của đất nước ta để chống lại các âm mưu của các thế lực thù địch tại đây. Do vậy để có thể đảm bảo được an ninh quốc phòng, ổn định chính trị xã hội, tư tưởng, tôn giáo thì chúng ta cần phải chú trọng rất lớn tới việc kiểm soát để khu vực này không tiếp diễn các điểm nóng chính trị xã hội.
Để làm được điều đó chúng ta cần thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra ở trên để có thể đảm bảo khu vực Tây Nguyên có thể phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, đảm bảo được ổn định tình hình chính trị xã hội của khu vực. Từ đó giúp hình ảnh của đất nước Viêt Nam luôn luôn tốt đẹp trong mắt các bạn bè quốc tế và giúp cho nhân dân trên thế giới có thể hiểu rõ hơn về các vấn đề mà chúng ta đã giải quyết rất tốt.