Qúa trình xử lý

Một phần của tài liệu Khóa luận điểm nóng chính trị xã hội tại tây nguyên năm 2004 và những giải pháp xử lý (Trang 28 - 30)

- Diễn biến của sự việc:

2.4.2. Qúa trình xử lý

Điểm nóng chính trị xã hội ở Tây Nguyên được xử lý một cách nhanh chóng và hiệu quả với sự tham gia của các cấp, các ngành từ Trung ương và các địa phương có liên quan.

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai đã họp khẩn cấp và cử ngay nhiều cán bộ về các điểm nóng để ổn định tình hình. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Vĩ Hà đã có mặt tại các làng trong huyện Đắc Đoa, tiếp xúc ngay với bà con, ghi nhận các ý kiến và giải thích trở lại. Từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã, các cán bộ toả ra khắp nơi.

Lãnh đạo chính quyền địa phương đã cử cán bộ đến các điểm nóng để lắng nghe ý kiến và kiên trì giải thích nhằm ổn định trật tự. Các lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cũng đã có nhiều nỗ lực nhằm ổn định tình hình và kiên trì kiềm chế trong việc ngăn chặn những hành vi quá khích của những người gây rối.

Các chiến sĩ cơ động được đưa từ Hà Nội vào khu vực Tây Nguyên để đảm bảo tình hình không diễn ra xấu hơn. Sinh viên của các trường cảnh sát, bộ đội được đưa đến để ngăn cản người dân phá các trụ sở chính quyền.

Các mật thám của ta đã trà trộn và tìm hiểu về hoạt động của đường dây phản động từ đó tìm ra kẻ cầm đầu phân phát tiền và kẻ cầm đầu hô hào, xúi dục, ép buộc nhân dân.

Sauk hi bắt được kẻ cầm đầu, chúng ta thực hiện biện biện pháp tuyên truyền cho nhân dân hiểu về bọn phản động và giúp người dân có phương tiện

đưa đón, ăn ở để nhân dân các dân tộc thiểu số về với làng bản của mình.Sau đó chúng ta vẫn tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền cũng như cảnh giác với các sự kiện tương tự có thể diễn ra.

Một phần của tài liệu Khóa luận điểm nóng chính trị xã hội tại tây nguyên năm 2004 và những giải pháp xử lý (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w