Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách ngoại hối

Một phần của tài liệu Chính sách quản lí ngoại hối của NH nhà nước việt nam trong giai đoạn hiện nay thực trạng giải pháp khoá luận tốt nghiệp 063 (Trang 34 - 37)

Chính sách quản lí ngoại hối của một quốc gia chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như dòng vốn đầu tư FDI , tình hình kinh tế thế giới biến động, tỷ lệ lạm phát và các nhân tố chính trị, xã hội, tâm lý khác.

Thứ nhất, dòng vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển đang gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là các nước đang phát triển ở châu Á.

Nguồn vốn FDI vào các nước đang phát triển gia tăng cả về quy mô lẫn tốc độ dẫn đến tỷ trọng thu hút vốn FDI của các nước này tăng nhanh. Từ năm 1990 trở lại đây, các nước đang phát triển thu hút tới một phần ba tổng số vốn FDI thế giới, riêng năm 2015 chiếm tới 37%. Tuy nhiên, vốn FDI phân bố rất không đồng đều giữa các nước đang phát triển, mà chủ yếu tập trung vào một số nước và khu vực. Chỉ tính riêng 10 nước và nền kinh tế thuộc các nền kinh tế đang phát triển đã thu hút từ 60 đến 80% tổng nguồn vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển liên tục từ thập kỷ 90 trở lại đây. Như vậy, để thu hút dòng vốn đầu tư FDI, Chính phủ phải có những chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở tầm vĩ mô ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Trọng tâm trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là chính sách quản lí ngoại hối theo định hướng mở rộng, tạo điều kiện cho việc đầu tư sản xuất, kinh doanh, pháp luật về đầu tư, về thuế và tài chính khác có quy định chính sách ưu đãi riêng biệt đối với từng khu vực có vốn FDI và khu vực có vốn đầu tư trong nước.

Thứ hai, tình hình kinh tế thế giới biến động mạnh tác động lớn đến nền kinh tế và các chính sách quản lí của Việt Nam.

Chính sách thương mại của Trump và tác động của nó là rất lớn. Triết lý “nước Mỹ trên hết” theo đó Trump từ bỏ lối chơi đa phương, từ bỏ TPP, xét lại NAFTA theo hướng có lợi cho Mỹ hơn trước. Thay vào đó, Trump chủ trương chơi theo lối kiểu kinh doanh làm ăn tay đôi, song phương. Tuy thương mại và kinh tế thế giới vẫn là toàn cầu hóa và sẽ không bị thu hẹp, nhưng dòng thương mại và dòng vốn sẽ có thay đổi trong hướng đi của chúng. Điều này tác động rất lớn đến kinh tế các nước, trong đó có Việt Nam, khi mà hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ chiếm 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2017. Trong bối cảnh thay đổi của thương mại thế giới khi Mỹ bỏ lối chơi đa phương, các doanh nghiệp Việt muốn giữ được thị phần ở Mỹ thì phải nâng chuẩn của mình lên bởi vì ưu thế mặc cả tay đôi của Mỹ cao hơn trước, do đó, tiêu chuẩn để vào thị trường Mỹ cũng sẽ cao hơn. Khả năng Fed sẽ sớm nâng lãi suất là rất cao vào năm 2018, điều này sẽ tác động mạnh đến dự trữ ngoại hối quốc gia của Việt Nam. Dự báo về một cuộc

chiến thương mại Mỹ-Trung cũng gây sức ép đến kinh tế thế giới cũng như Việt Nam. Sự biến động của kinh tế thế giới tác động rất mạnh mẽ đến chính sách quản lí vĩ mô nói chung cũng như chính sách quản lí ngoại hối của Việt Nam nói riêng .

Thứ ba, tỷ lệ lạm phát, lãi suất tăng.

Tỷ lệ lạm phát: Lạm phát cao làm giảm sức cạnh tranh của một nước trên thị trường quốc tế và có khuynh hướng tạo ra sự giảm sút về tiền gửi vãng lai. Tuy nhiên, lạm phát thường gắn với tăng trưởng kinh tế nên lạm phát trong điều kiện làm thay đổi các nhân tố kinh tế như lạm phát thay đổi tỉ giá theo hướng giảm giá nội tệ sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư do đó cải thiện cán cân thanh toán. Giả sử các yếu tố khác không thay đổi, lãi suất tăng sẽ làm gia tăng sức hút đầu tư với đồng tiền của quốc gia đó nên thu hút đầu tư dưới nhiều hình thức, đầu tư tiền tệ, chứng khoán, đầu tư ngắn hạn và dài hạn, tức là thu nhập và dòng tiền đi vào quốc gia đó tăng làm cho cán cân thanh toán cân bằng hoặc thặng dư. Tuy nhiên, nếu lãi suất liên tục biến động, thị trường sẽ phải cân nhắc giữa lợi ích của lãi suất cao với những rủi ro về sự sụt giảm tỷ giá hối đoái. Nói chung, lãi suất cao thường phản ánh sự yếu kém cơ bản nhât định về kinh tế (khan hiếm vốn, lạm phát cao).

Thứ tư, những yếu tố chính trị và tâm lý.

Các nhân tố chính trị, xã hội/ hoặc tâm lý tác động lên biến động về tỷ giá hối đoái, chủ yếu thông qua tác động lên sự di chuyển vốn đầu tư. Liên quan đến điều này chúng ta thấy rằng, nhiều loại tiền tệ mang một ấn tượng cố định. Đồng F.ranc Thụy Sỹ là một ví dụ. Nó được xem như là một đồng tiền an toàn, ấn tượng đó thể hiện một phần sức mạnh tự thân của nó. Đồng Đô la Hoa Kỳ, trái lại chịu sự tác động bởi nhiều loại biến cố chính trị, xã hội nảy sinh ở mọi ngóc ngách của thế giới. Nó mang hình ảnh của một đồng tiền gắn với những thời khắc hỗn loạn hơn là một lí do chắc chắn khiến người ta quyết định trong việc chuyển đổi một đồng tiền nào đó ra Đô la Hoa Kỳ. Điều này tác động lớn đến chính sách tỷ giá của NHNN. Ngoài ra Chính sách quản lí ngoại hối cũng phụ thuộc vào mục tiêu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn mà Chính phủ cùng với NHNN đề ra.

Thứ năm, khả năng và trình độ quản lý kinh tế của chính phủ.

Đây là yếu tố tạo sự phát triển bền vững và tăng trưởng liên tục của nền kinh tế.

Yếu tố này vừa mang tính thử nghiệm vừa đánh giá sự năng động trong điều hành nền

Tỷ giá ngoại tệ Giá mua Giá bán

Tỷ giá EUR/USD 1.1903 1.1904

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÍ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Chính sách quản lí ngoại hối của NH nhà nước việt nam trong giai đoạn hiện nay thực trạng giải pháp khoá luận tốt nghiệp 063 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w