Chính sách quản lí đối với các giao dịch vãng lai, và việc sử dụng ngoạ

Một phần của tài liệu Chính sách quản lí ngoại hối của NH nhà nước việt nam trong giai đoạn hiện nay thực trạng giải pháp khoá luận tốt nghiệp 063 (Trang 43 - 49)

thương mại quốc tế, NHNN cùng các Bộ ngành liên quan đã thực hiện đúng theo chủ trương của các Nghị định, Thông tư hướng dẫn về quản lí ngoại hối. Nhìn chung chính sách quản lí ngoại hối của NHNN trong giai đoạn 2013-2017 đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

2.2.1 Chính sách quản lí đối với các giao dịch vãng lai, và việc sử dụng ngoại tệtrong nước trong nước

2.2.1.1 Nội dung chính sách

Chính sách quản lý ngoại hối đối với các giao dịch vãng lai theo hướng nới lỏng dần tiến tới tự do hóa hoàn toàn các giao dịch vãng lai, hạn chế tình trạng đô la hóa, tăng khả năng chuyển đổi của đồng Việt Nam. Tháng 3/2013, Văn phòng Quốc hội ban hành Pháp lệnh ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.

Để Pháp lệnh ngoại hối được thực hiện đúng đắn, Chính phủ ra Nghị định 70/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 5/9/2014, thay thế Nghị định số 160/2006/NĐ- CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối.

Công tác quản lý các giao dịch vãng lai được thực hiện theo hướng đảm bảo nguyên tắc tự do hóa các giao dịch vãng lai, đảm bảo ngoại tệ cho các giao dịch hợp pháp của tổ chức, dân cư và khuyến khích nguồn ngoại tệ từ kiều hối chuyển về...

Để tiến tới đồng Việt Nam thành đồng tiền tự do chuyển đổi, hạn chế tối đa các giao dịch trong nước thanh toán sử dụng ngoại tệ, điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2013 quy định trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết không được phép thực hiện bằng ngoại tệ, trừ các giao dịch với các tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, ủy thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Để hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, NHNN ban hành thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định về các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có hoạt động ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, xử lý vi phạm đối với các hoạt động vi phạm.

Để tăng cường quản lí, giám sát tình hình sử dụng ngoại tệ trong nước, năm 2014 NHNN ban hành Thông tư 16/2014/TT-NHNN hướng dẫn sử dụng tài khoản ngoại tệ, tài khoản đồng Việt Nam của người cư trú, người không cư trú tại NH được phép. Thông tư quy định về việc sử dụng tài khoản ngoại tệ của người cư trú là cá nhân, tổ chức, sử dụng ngoại tệ của người không cư trú là cá nhân, tổ chức.

Với vai trò chủ chốt và đầu mối, trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2015 đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã triển khai hàng loạt giải pháp nhằm chống “đô la hóa” trong nền kinh tế bằng các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, ngày 02/10/2015, NHNN ban hành Thông tư 15/2015/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong nước giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) được phép hoạt động ngoại hối với nhau và giữa TCTD được phép hoạt động ngoại hối với khách hàng, trong đó khuyến khích các ngân hàng thương mại sử dụng công cụ phái sinh kỳ hạn trong giao dịch với khách hàng; Ngày 17/12/2015, NHNN ban hành Quyết định 2589/QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng USD của tổ chức, cá nhân trong nước.

NHNN ban hành ngày 25/9/2015. Theo đó, mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi của tổ chức (trừ TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) cũng như cá nhân đều là 0%/năm. Trước đó, quy định mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi của tổ chức (trừ TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) tại Quyết định 1938/QĐ-NHNN là 0%/năm và mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi của cá nhân là 0,25%/năm. Ngày 08/12/2015, NHNN ban hành Thông tư 24/2015/TT-NHNN quy định cho vay bằng ngoại tệ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú, trong đó quy định kể từ sau ngày 31/3/2016, một trong bốn nhóm đối tượng có nhu cầu vay ngoại tệ thuộc diện bị cấm cho vay ngoại tệ. Đó là với trường hợp DN chỉ muốn vay ngoại tệ sau đó bán đi lấy tiền đồng để hưởng mức chênh lệch lãi suất cao, bởi thực chất bản thân họ chỉ có nhu cầu tiền VND chứ không phải ngoại tệ. Có thể khẳng định, đây là những giải pháp mạnh nhằm tiếp tục thực hiện, chủ trương chống

“đô la hóa” của Chính phủ, khuyến khích DN và người dân chuyển sang nắm giữ VND để hưởng lợi tức cao hơn thay vì đầu cơ tích trữ USD.

Ngay từ đầu năm 2016, NHNN tiếp tục thực hiện bước đi tiếp theo khi ban hành cơ chế tỷ giá trung tâm được niêm yết hàng ngày, không chỉ ngăn chặn hoạt động đầu cơ “lướt sóng” mà còn giúp ổn định thị trường ngoại hối và tăng cường giải pháp chống “đô la hóa” nền kinh tế. Thực tế cho thấy, sau thời gian áp dụng cách thức điều hành tỷ giá mới, tỷ giá giao dịch trên thị trường giảm nhanh xuống mặt bằng mới thấp xa so với mặt bằng tỷ giá cuối năm 2015. Tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ giảm mạnh, NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối quốc gia.

2.2.1.2 Thực trạng các giao dịch vãng lai và tình trạng đô la hóa

- Thứ nhất, lượng kiều hối chuyển về nước tăng mạnh

Chính sách thu hút kiều hối tiếp tục được thực hiện thông thoáng và phù hợp với xu thế hội nhập. Theo đó, cùng với số lượng lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc gia tăng, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2017 tiếp tục tăng trưởng, là nguồn thu ngoại tệ quan trọng phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế trong nước, góp phần cải thiện cán cân vãng lai và tăng dự trữ ngoại hối. Lượng tiền

kiều hối chuyển về nuớc đã liên tục tăng trong gần chục năm trở lại đây, đạt khoảng 13.2 tỷ USD năm 2015. Tuy nhiên trong năm 2016, con số này uớc tính chỉ dừng ở 11.88 tỷ USD. Nguyên nhân của tình trạng trên đuợc cho là do những bất ổn từ kinh tế thế giới, chính sách sách ủng hộ nền kinh tế trong nuớc và nỗ lực nâng giá trị USD của tân Tổng thống Mỹ. Nhung đến năm 2017, luợng kiều hối về Việt Nam tăng bất ngờ tăng mạnh trở lại, lọt vào Top 10 quốc gia, lãnh thổ có kiều hối lớn nhất thế giới. Tại Việt Nam, với chính sách lãi suất USD bằng 0%, Ngân hàng Nhà nuớc đã giúp một phần lớn trong luợng kiều hối đuợc chuyển thành dự trữ ngoại hối, qua đó có công cụ mạnh đề điều tiết tỷ giá và đảm bảo an ninh tài chính.

Biểu đồ 2.1: Lượng Kiều hối về Việt Nam

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

- Thứ hai, tình trạng đô la hóa giảm dần

Nhất quán thực hiện các biện pháp chống đô la hóa, góp phần nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam đuợc thực hiện theo Thông tu số 32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013 cùng với các biện pháp khác để hạn chế sử dụng ngoại tệ trong nuớc đã có những tác động tích cực góp phần ngăn chặn đáng kể tình trạng đô la hóa trong nuớc, tăng niềm tin của nguời dân vào đồng Việt Nam.

Năm

Số luợng đại lý đổi ngoại tệ (đại lí)

Doanh số đổi ngoại tệ (Tỷ USD) 2013 424 2.27 2014 422 2.87 2015 426 2.92 2016 428 3.05 2017 432 3.18

Tình trạng đô la hóa được đẩy lùi đáng kể trong những năm gần đây khi NHNN triển khai các giải pháp đồng bộ, kết hợp linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ, điều hành lãi suất, tỷ giá theo hướng tăng tính hấp dẫn của đồng Việt Nam. Cụ thể, tăng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, giảm trạng thái ngoại tệ của các NHTM, giảm trần lãi suất huy động tiền gửi ngoại tệ, điều hành lãi suất nội tệ và ngoại tệ hợp lý. Đồng thời, NHNN cũng điều chỉnh hạ dần lãi suất cho vay, hạn chế các đối tượng được vay ngoại tệ trong nước, khuyến khích chuyển quan hệ huy động (vay và cho vay ngoại tệ) sang quan hệ mua bán ngoại tệ. Đặc biệt là quy định các giao dịch trong nước không được thanh toán, niêm yết, định giá,... bằng ngoại tệ. Các giải pháp này đã phát huy hiệu quả, giảm các nhu cầu găm giữ ngoại tệ trong dân cư, thể hiện rõ nét qua tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán giảm mạnh còn 12% cuối năm 2013, 11% cuối năm 2014 so với con số khoảng 25% của 10 năm trước, 11% cuối năm 2015, 10.5% năm 2016 và 9% năm 2017.

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước) Mạng lưới hoạt động của các đại lý đổi ngoại tệ ngày càng được mở rộng nhằm thu hút lượng ngoại tệ trong dân cư vào hệ thống ngân hàng. Tính đến thời điểm cuối năm 2014, số lượng đại lý đổi ngoại tệ là 422, tương đương số đại lý năm 2013 (424 đại lý) và tăng 132 đại lý so với năm 2010 (tăng 45,5%). Số lượng này tăng lên là 426 năm 2015, 428 năm 2016 và là 432 năm 2017. Doanh số đổi ngoại tệ năm 2014 ước đạt khoảng 2,87 tỷ USD, tăng trưởng 26% so với năm 2013, trong đó

37

doanh số đổi ngoại tệ trực tiếp từ các TCTD đạt 2,65 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2013, doanh số đổi qua đại lý đạt 215 triệu USD, tăng 7% so với năm 2013 và tăng 26% so với năm 2010. Cuối năm 2017, tổng kết đuợc doanh số đổi ngoại tệ uớc đạt 3.18 tỷ USD tăng 10.8% so với năm 2014.

(Nguồn: Ngân hàng nhà nuớc) Dựa trên số liệu mua bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân có thể nắm bắt đuợc tâm lý nắm giữ ngoại tệ của nguời dân trong từng thời kỳ. Tổng doanh số ngoại tệ tiền mặt TCTD mua từ cá nhân trong năm 2014 đạt khoảng 2,87 tỷ USD, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm 2013, doanh số bán ngoại tệ cho cá nhân là 401 triệu USD, giảm 42% so với cùng kỳ năm truớc cho thấy, xu huớng giữ ngoại tệ tiền mặt của cá nhân giảm đáng kể, nguời dân tin tuởng vào tính ổn định của đồng Việt Nam và cơ chế, chính

sách của Nhà nuớc. Doanh số bán ngoại tệ cho cá nhân giảm dần qua các năm 2015- 2017. Cụ thể năm 2015 là 389 triệu USD giảm so với năm 2014, năm 2016 là 385 triệu USD và là 367 triệu USD vào năm 2017. Đây quả là một kết quả đáng mừng trong công cuộc hạn chế tình trạng đô la hóa khi NHNN ban hành Thông tu 32/2013/TT-NHNN huớng dẫn hạn chế sử dụng ngoại tệ trong nuớc.

Biểu đồ 2.3: Doanh số bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước)

Một phần của tài liệu Chính sách quản lí ngoại hối của NH nhà nước việt nam trong giai đoạn hiện nay thực trạng giải pháp khoá luận tốt nghiệp 063 (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w