Chính sách quản lí tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu Chính sách quản lí ngoại hối của NH nhà nước việt nam trong giai đoạn hiện nay thực trạng giải pháp khoá luận tốt nghiệp 063 (Trang 61)

2.2.4.1 Nội dung chính sách quản lí tỷ giá hối đoái

* Năm 2013

Trong năm 2013, NHNN đã đề ra mục tiêu duy trì tỷ giá trong biên độ không quá 2-3%, điều hành chặt chẽ theo tín hiệu thị trường, phù hợp với các cân đối vĩ mô và cán cân thanh toán quốc tế, thực hiện các biện pháp tăng dự trữ ngoại hối của Nhà nước và chống đô la hóa trong nền kinh tế.

Định hướng này được đưa ra dựa trên diễn biến cung-cầu và khả năng bình ổn thị trường ngoại tệ cũng như biến động tỷ giá trong năm 2012, khi tỷ giá USD cuối năm 2012 giảm tới 1% so với đầu năm. Trong đó, cơ sở quan trọng để ổn định tỷ giá trong trường hợp cần thiết là chuẩn bị đủ nguồn ngoại tệ, và chỉ điều chỉnh tỷ giá khi các biện pháp cân đối cung-cầu không mang lại hiệu quả.

NHNN đã giữ quan điểm điều chỉnh tỷ giá dựa trên kết quả tính toán tỷ giá thực, chủ yếu dựa trên cán cân thanh toán quốc gia và đảm bảo mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, đưa ra mức lãi suất thích hợp đối với tiền gửi ngoại tệ theo hướng có lợi cho người gửi VND, qua đó đã hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ, đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự trữ ngoại hối quốc gia.

Tại một số thời điểm trong năm 2013, áp lực tỷ giá tăng nhẹ theo diễn biến trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế, phản ánh đúng qui luật vận động của tỷ giá. Trong đó, đợt tăng giá dài nhất xuất hiện vào cuối tháng 4/2013, khi một số NHTM đã nâng giá USD lên kịch trần cho phép 21.036 VND/USD, thậm chí tăng giá mua bằng giá bán lên kịch trần 21.036 VND, giá bán USD trên thị trường tự do lên tới 21.320 VND. Vào thời điểm này, giá vàng thế giới giảm sâu. Giá vàng lao dốc đã gây bất an cho các NHTM Việt Nam, khi phải tất toán trạng thái vàng theo hạn chót vào ngày 30/6/2013, chấm dứt nghiệp vụ huy động và cho vay bằng vàng. Cũng trong thời gian này, lãi suất tiền gửi VND tiếp tục giảm, một số người có xu hướng găm giữ USD hơn là VND và những tài sản khác.

Để phù hợp với tín hiệu thị trường, ngày 27/6/2013, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% lên mức 21.036 VND/USD, sau 1,5 năm ổn định ở mức 20.828 VND/USD, đồng thời tiếp tục khẳng định quyết tâm ổn

định tỷ giá như định hướng đề ra từ đầu năm. Sau thời gian đó, nhu cầu USD tại các NHTM bắt đầu hạ nhiệt dần, gây tác động lan tỏa sang thị trường tự do vốn chỉ chiếm thị phần rất nhỏ trên thị trường ngoại hối quốc gia. Trong những ngày cuối năm 2013, giá USD tại các NHTM ổn định quanh mức 21.140 VND. Trên thị trường tự do, giá USD phổ biến ở mức 21.180-21.200 VND.

* Năm 2014

Về phía cơ quan quản lý, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình khẳng định sẽ tiếp tục điều chỉnh tỷ giá hết sức linh hoạt trong năm 2014 nhưng không quá 2% vừa đảm bảo hỗ trợ cho xuất khẩu, không gây áp lực lên lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong năm 2014, NHNN cũng sẽ hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thị trường ngoại tệ. Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục triển khai các giải pháp quản lý chặt chẽ thị trường ngoại hối nhằm chuyển dần hoạt động tín dụng huy động - cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua - bán ngoại tệ, đảm bảo an toàn hệ thống TCTD, giảm tình trạng đô la hóa, nhất là gia tăng niềm tin vào VND.

Đồng thời, theo dõi chặt chẽ những diễn biến trên thị trường ngoại tệ và cán cân thanh toán quốc tế, tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi USD và tỷ giá bình quân liên ngân hàng phù hợp với diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trường, đảm bảo thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả, thông suốt.

Trong bối cảnh tín dụng VND tăng chậm, NHNN đã nới lỏng đối tượng được vay ngoại tệ theo chủ trương của Chính phủ, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và khả năng cân đối ngoại tệ của NHTM. Với lãi suất thấp hơn 4-5%/năm so với vay vốn VND, các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn tín dụng giá rẻ, góp phần giảm chi phí trong việc tìm kiếm thị trường mới thay thế để giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Do tín dụng ngoại tệ tăng cao, giá mua bán USD được duy trì ở mức cao, cùng với tâm lý kỳ vọng về khả năng NHNN sẽ sớm điều chỉnh tăng tỷ giá sau những thông điệp của Thống đốc và định hướng chính sách tỷ giá trong năm 2014, NHNN đã quyết định nâng tỷ giá chính thức thêm 1% lên 21.246 VND/USD, có hiệu lực từ ngày 19/6/2014. Đây là lần điều chỉnh tỷ giá đầu tiên trong vòng 1 năm, và là lần thứ 2 trong gần 3 năm 2011-2014. Quyết định điều chỉnh tỷ giá thêm 1% đã góp phần ổn định thị trường và hỗ trợ xuất khẩu trong

những tháng cuối năm, qua đó hỗ trợ tăng truởng kinh tế. Sau khi điều chỉnh, NHNN tiếp tục thực hiện những biện pháp cần thiết để ổn định tỷ giá và thị truờng ngoại hối trên mặt bằng giá mới.

* Năm 2015

Buớc sang năm 2015 là một năm đầy biến động và nhiều thách thức trong công tác điều hành chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng trong bối cảnh đồng đô la Mỹ liên tục lên giá do kỳ vọng Fed điều chỉnh tăng lãi suất và Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ kéo theo làn sóng giảm giá mạnh của các đồng tiền của các đối tác thuơng mại chính của Việt Nam. Ở trong nuớc, việc huy động trái phiếu Chính phủ (TPCP) với luợng lớn để bù đắp thâm hụt ngân sách không thành công đã đẩy lãi suất TPCP tăng cao, tạo áp lực kép lên thị truờng tiền tệ: Du thừa thanh khoản trong ngắn hạn trong khi lãi suất tăng cao trong dài hạn, qua đó gián tiếp cản trở mục tiêu tiếp tục giảm lãi suất cho vay và ổn định tỷ giá.

Trong bối cảnh tỷ giá tăng nóng liên tục và nhập siêu có dấu hiệu tăng trở lại, 4 tháng sau đó, ngày 7/5/2015, NHNN quyết định điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1%, từ mức 21.458 đồng/USD lên 21.673 đồng/USD. Nhu vậy, chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm 2015, NHNN đã điều chỉnh tăng hết biên độ 2% cho cả năm.

Duới sức ép phá giá đồng Nhân dân tệ kéo theo một loạt đồng tiền châu Á chủ chốt khác cũng nhu chỉ số giá trên thị truờng hàng hóa quốc tế sụt giảm tác động bất lợi tới nền kinh tế Việt Nam, ngày 12/8/2015, NHNN đã điều chỉnh nâng biên độ tỷ giá USD/VND từ +/-1% lên +/-2%, theo đó giá mua bán USD của các ngân hàng có thể biến động trong phạm vi từ 21.240 đồng/USD (sàn) đến 22.106 đồng/USD (trần).

Tuy nhiên, truớc bối cảnh đồng Nhân dân tệ tiếp tục phá giá mạnh, ngày 19/8, NHNN đã quyết định điều chỉnh kép tăng tỷ giá thêm 1% lên mức 21.890 VND/USD và nới biên độ từ +/-2% lên +/-3%, theo đó giá mua bán USD của các ngân hàng có thể biến động trong phạm vi từ 21.233 đồng/USD (sàn) đến 22.547 đồng/USD (sàn).

Tính chung trong năm 2015, NHNN thực hiện điều chỉnh tăng tỷ giá 3% và nới biên độ thêm 2% từ mức +/-1% lên +/-3%.

Thêm vào đó, tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế đã khiến đầu cơ, găm giữ đồng USD trở thành một thói quen trong nền kinh tế. Khi thị truờng quốc tế biến động, tâm lý găm giữ tăng cao, các tổ chức kinh tế chua có nhu cầu USD thực cũng đẩy mạnh mua ngoại tệ để phòng thủ, tạo ra vấn nạn cầu ảo đối với đồng USD, gây áp lực lên tỷ giá. Để giải quyết vấn đề này, NHNN đã có những buớc đi và giải pháp đuợc đánh giá là sáng tạo nhằm hạn chế hoạt động đầu cơ đồng USD trên thị truờng. Trong đó đáng chú ý nhất là việc giảm lãi suất đối với đồng USD qua đó tăng tính hấp dẫn của tiền đồng, điều chỉnh lãi suất tiền đồng trên thị truờng liên ngân hàng ở mức phù hợp nhằm hạn chế các ngân hàng đầu cơ ngoại tệ và ban hành Thông tu 15/2015/TT-NHNN quy định các TCTD chỉ đuợc bán kỳ hạn cho các nhu cầu ngoại tệ truớc ngày thanh toán từ 3 ngày trở lên nhằm xóa bỏ tình trạng cầu ảo do các doanh nghiệp mua ngoại tệ truớc hạn. Kết quả là thị truờng ngoại tệ ổn định, tỷ giá trên thị truờng giảm xuống duới mức tỷ giá bán của NHNN và phản ánh sát hơn cung-cầu thực của nền kinh tế. Các TCTD đã tự cân đối đuợc ngoại tệ và gần đây không phải xin mua ngoại tệ từ NHNN.

* Năm 2016

Ngày 03/01/2016, NHNN Việt Nam chính thức công bố tỷ giá hối đoái trung tâm USD/VND là 21.890 - mở ra một trang mới trong lịch sử điều hành tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái trung tâm đuợc tính toán và công bố dựa trên tỷ giá bình quân gia quyền trên thị truờng ngoại tệ liên ngân hàng chốt vào giờ đóng cửa phiên ngày hôm truớc và tỷ giá hối đoái trên thị truờng quốc tế lúc 7h sáng của ngày công bố. Nhu vậy, tỷ giá trung tâm đuợc hình thành dựa trên 3 trụ cột là:

i) Cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị truờng ngoại tệ liên ngân hàng;

ii) Diễn biến tỷ giá trên thị truờng quốc tế của một số đồng tiền của các nuớc có quan hệ thuơng mại, vay, trả nợ, đầu tu lớn với Việt Nam;

iii) Các cân đối kinh tế vĩ mô. Thay vì “neo” vào USD như trước đây, 8 đồng tiền thế giới được đưa tham chiếu để tính tỷ giá trung tâm là: USD, EUR, CNY, Yên Nhật, Đô la Singapore, Won (Hàn Quốc), Đô la Đài Loan và Bath (Thái Lan).

Trên cơ sở tỷ giá trung tâm công bố hàng ngày trên trang thông tin điện tử NHNN, các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ dựa trên cơ sở tỷ giá này để quyết định tỷ giá giao dịch với khách hàng của mình trong biên độ +/-3%. Mặc dù có một số “cơn sóng nhẹ” trên thị trường ngoại hối vào thời gian đầu và cuối năm 2016, song, tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế chỉ dao động không nhiều so với tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố trong khi đến lượt mình, tỷ giá trung tâm được điều chỉnh linh hoạt theo tín hiệu thị trường, đồng thời phản ánh sự can thiệp có hiệu lực của NHNN vào cân đối cung cầu trên thị trường ngoại hối đã khiến cho tâm lý găm giữ ngoại tệ cũng như tình trạng đô la hóa giảm. Bên cạnh đó, chính sách tỷ giá hối đoái còn được hỗ trợ tích cực bởi chính sách lãi suất đối với USD và chính sách tín dụng cho vay ngoại tệ của NHNN trong bối cảnh cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục thặng dư và dòng vốn nước ngoài tiếp tục đổ vào Việt Nam. Do đó, NHNN đã mua được lượng lớn ngoại tệ, đưa dự trữ ngoại hối lên mức cao nhất từ trước đến nay và đảm bảo tính thanh khoản cho thị trường ngoại hối.

Tuy từ đầu tháng 10 đến cuối năm 2016, đặc biệt là sau khi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ được công bố (ngày 9/11), tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng nhẹ lên quanh mức USD/VND = 22.350 vào giữa tháng 11, song, chỉ số giá USD tháng 11/2016 cũng chỉ tăng có 0,22% so với tháng trước. Tỷ giá mua bán USD của các ngân hàng thương mại (NHTM) đến cuối năm 2016, đứng ở mức mua vào 22.730 đồng/USD và bán ra 22.800 đồng/USD. Tỷ giá hối đoái trung tâm khép lại năm 2016 được NHNN công bố ngày 30/12/2016 đứng ở mức 22.159 đồng/USD - tăng 1,24% so với hồi đầu năm. Bên cạnh đó, NHNN cũng thay đổi cách thức giao dịch với NHTM theo hợp đồng phái sinh, thay cho hợp đồng giao ngay trước đây. Các NHTM chủ động thực hiện giao dịch với đối tác và được hủy ngang giữa chừng để chủ động mua ngoại tệ trên thị trường khi giá trên thị trường tốt hơn giá bán của

NHNN. NHNN đảm bảo cung cấp đủ ngoại tệ và đóng vai trò người bán cuối cùng cho NHTM.

* Năm 2017

Trong năm 2017, NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt tỷ giá trung tâm, điều chỉnh linh hoạt tỷ giá mua ngoại tệ phù hợp với diễn biến thị trường để mua ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối.

Duy trì chênh lệch lãi suất VNĐ và USD ở mức hợp lý, điều hành thanh khoản tiền đồng để vừa hỗ trợ ổn định tỷ giá khi cần thiết, vừa hỗ trợ thực hiện mục tiêu ổn định lãi suất trên thị trường 1, nâng cao giá trị và vị thế của VNĐ. Nhờ đó, tỷ giá và thị trường ngoại tệ nhìn chung ổn định.

2.2.4.2 Thực trạng chính sách tỷ giá hối đoái

* Năm 2013

Nhờ chính sách ổn định tỷ giá và chủ động can thiệp trong trường hợp cần thiết, thị trường ngoại tệ năm 2013 giữ được sự ổn định, tỷ giá dao động trong biên độ cho phép, không có đột biến về nhu cầu ngoại tệ trên thị trường. Chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do được thu hẹp, tỷ lệ đô la hóa giảm mạnh. Các thị trường trong nước không còn chịu tác động của giá USD trên thị trường quốc tế, đây là yếu tố quan trọng trong việc duy trì và củng cố lòng tin của các nhà đầu tư. Tỷ giá ổn định đã góp phần tích cực trong việc ổn định lạm phát, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng dự trữ ngoại hối. Do tỷ giá ổn định, các tổ chức kinh tế và cá nhân có xu hướng đẩy mạnh bán ngoại tệ cho các NHTM để lấy VND, dòng kiều hối chuyển về cũng tăng mạnh. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2013 đạt khoảng 11 tỷ USD, đứng thứ 9 trong danh sách các nước nhận kiều hối hàng đầu thế giới.

* Năm 2014

Năm 2014, diễn biến tỷ giá và thị trường ngoại hối về cơ bản ổn định nhờ các giải pháp điều hành nhất quán, kết hợp đồng bộ giữa chính sách tỷ giá, lãi suất và các công cụ chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối của NHNN.

Chính sách tỷ giá đã được điều hành nhất quán, chủ động dẫn dắt thị trường. Cùng với các cơ chế, chính sách về quản lý ngoại hối, quản lý cán cân thanh toán đã từng

bước giảm tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, tăng lòng tin của công chúng vào giá trị đồng Việt Nam.

Các chuyên gia kinh tế cũng đánh giá rất cao thành công của NHNN trong điều hành tỷ giá trong năm 2014. Năm 2014, NHNN cam kết điều chính tỷ giá không quá 2%. Tuy nhiên, thời điểm kết thúc năm tài chính 2014 đang đến gần, cơ quan này mới điều chỉnh tăng 1% và cam kết sẽ giữ ổn định đến hết năm. Trong năm 2013, mặc dù Thống đốc NHNN tuyên bố tỷ giá tăng không quá 2-3% nhưng cả năm NHNN chỉ điều chỉnh tăng 1%. NHNN cho biết, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, niềm tin vào đồng Việt Nam được củng cố, nhờ đó NHNN tiếp tục mua được ngoại tệ để bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước lên mức kỷ lục. Cùng với đó, tình trạng đô la hóa tiếp tục giảm. Minh chứng cho điều này là tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ so với tổng phương tiện thanh toán

đạt khoảng 11,6%, giảm so với mức khoảng 12,4% của cuối năm 2012-2013.

Với chính sách điều hành tỷ giá ổn định, NHNN với tư cách là cơ quan quản

Một phần của tài liệu Chính sách quản lí ngoại hối của NH nhà nước việt nam trong giai đoạn hiện nay thực trạng giải pháp khoá luận tốt nghiệp 063 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w