Khái quát về thị trường ngoại hối Việt Nam

Một phần của tài liệu Chính sách quản lí ngoại hối của NH nhà nước việt nam trong giai đoạn hiện nay thực trạng giải pháp khoá luận tốt nghiệp 063 (Trang 37 - 43)

Thứ nhất, tỷ giá dao động bám sát thị trường tài chính quốc tế

Năm 2013-2015, NHNN vẫn áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết. Tại một số thời điểm trong năm 2013, áp lực tỷ giá tăng nhẹ theo diễn biến trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế, phản ánh đúng qui luật vận động của tỷ giá. Trong đó, đợt tăng giá dài nhất xuất hiện vào cuối tháng 4/2013, khi một số ngân hàng thương mại đã nâng giá USD lên kịch trần cho phép 21.036 VND/USD, thậm chí tăng giá mua bằng giá bán lên kịch trần 21.036 VND, giá bán USD trên thị trường tự do lên tới 21.320 VND.

Tính tới ngày 30/6/2014, tỷ giá trung bình của 23 ngân hàng thương mại đạt 21.251 VND/USD, tăng 0,8% so với mức tỷ giá của đầu tháng 01/2014 và tăng 1,04% so với cùng thời điểm năm 2013; tỷ giá tự do ngày 30/6/2014 là 21.305 VND/USD, tăng 0,6% so với tỷ giá tự do thời điểm đầu năm và tăng 0,1% so với cùng thời điểm năm 2013, xác lập mức tỷ giá tăng cao nhất trong tháng 6. Trong những ngày cuối năm 2014, giá USD tại các NHTM ổn định quanh mức 21.140 VND. Trên thị trường tự do, giá USD phổ biến ở mức 21.180-21.200 VND.

Theo Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu BIDV, thị trường ngoại hối trong nước 6 tháng đầu năm 2015 diễn biến khá phức tạp và có nhiều điểm khác biệt so với giai đoạn 2 năm gần đây 2013-2014. Tỷ giá USD/VND xác lập xu hướng tăng và dao động trong biên độ rộng 21350-21850.

Quyết định số 2730/QĐ-NHNN về cách điều hành tỷ giá mới - Tỷ giá trung tâm, cơ chế này vẫn giữ biên độ giao dịch ở mức +/-3% và đã bắt đầu thực hiện từ ngày 4/1/2016. Tỷ giá trung tâm, cơ chế này vẫn giữ biên độ giao dịch ở mức +/-3% và đã bắt đầu thực hiện từ ngày 4/1/2016. Trong năm 2016, khi mà cơ chế tỷ giá liên ngân hàng diễn biến thực tế trong năm 2016 không như vậy. Tỷ giá USD/VND chứng kiến 8 tháng đầu năm lặng sóng, rất ổn định, khác xa với những biến động thất thường trong các năm trước đó. Trong 4 tháng cuối năm, thị trường ngoại tệ

28

chứng kiến 2 đợt tăng giá trên thị trường chợ đen, một vào cuối tháng 8 với giá USD được đẩy cao lên đến 22.950 đồng/USD và trong tuần đầu tháng 12 khi mà USD tự do có lúc lên tới 23.350 đồng/USD. Tuy nhiên, khoảng thời gian mà giá tăng vọt rất ngắn, có lần chỉ kéo dài 1-2 tiếng đồng hồ, thị trường không có sự hỗn loạn và giao dịch không có đột biến.

Đầu năm 2017 USD có xu hướng tăng nhẹ, đến giữa năm giá USD lại sụt giảm nhẹ. Tháng 12/2017, chứng kiến sự tiếp tục giảm của tỷ giá USD/VND, khi mà USD giảm đến 9%.

Tỷ giá USD/JPY 113.24 113.24

Tỷ giá GBP/USD 1.3407 1.3409

Tỷ giá USD/CHF 0.9854 0.9856

(Nguồn: cafef.vn, NHNN)

Giá đô la Mỹ ở đầu phiên giao dịch ngày 28/12 (giờ Việt Nam): trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 93,01 điểm. Giá USD giảm khi các nhà giao dịch đặt cược nhiều vào việc ngân hàng trung ương sẽ bắt đầu giảm các khoản kích thích tiền tệ vào năm 2018 do tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhanh hơn.USD đứng ở mức: 1 Euro đổi 1,1901 USD; 113,22 yen đổi 1 USD; 1,3418 USD đổi 1 bảng Anh.

Ngược lại, giá đồng Euro sẽ có năm tốt nhất so với đồng bạc xanh kể từ năm 2003. Đồng tiền này đã đạt mức cao nhất trong hơn 3 tuần qua ở mức 1,1904 USD vào

hôm qua, theo số liệu của Reuters.Chỉ số đô la đã giảm 9,0% trong năm nay, khiến nó đi xuống với mức sụt giảm hàng năm cao nhất kể từ năm 2003, khi giảm 14,7%.

Trên thị trường trong nước, Ngày 28/12 Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 22.426 đồng (giảm 7 đồng).Tỷ

Năm Dự trữ ngoại hối 2013 26.287 2014 34.575 2015 28.616 2016 41 2017 51.5 T1/2018 60

giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng nhà nước hiện mua vào ở mức 22.710 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.072 đồng (giảm 6 đồng).

Như vậy, có thể thấy diễn biến tỷ giá của Việt Nam giai đoạn này bám sát với thị trường tiền tệ thế giới. NHNN ngày càng chú trọng đến chính sách tỷ giá, ngay sau khi áp dụng tỷ giá trung tâm đã đạt được những hiệu quả nhất định. Thị trường ngoại hối 6 tháng đầu năm 2017 cũng diễn biến phức tạp, với các bước tăng/giảm khó dự báo. Chính sách điều hành khá linh hoạt, hiệu quả của NHNN là một điểm nhấn đáng chú ý trong thời gian này, góp phần quan trọng tạo lập lại sự ổn định của thị trường.

Xét trên tổng thể, thị trường ngoại hối vẫn được hỗ trợ theo chiều hướng ổn định bởi các yếu tố dài hạn bao gồm:

i) Định hướng điều hành nhất quán của NHNN. ii) Cán cân thanh toán tổng thể thặng dư.

iii) Lạm phát được duy trì ở mức thấp, CPI tháng 12/2017 chỉ tăng 0,6% so với cuối 2016.

Thứ hai, dự trữ ngoại hối tăng cao.

Giai đoạn này, nguồn cung ngoại tệ hiện đang khá dồi dào do hỗ trợ tích cực từ cán cân thương mại thặng dư, FDI tăng khá. Cán cân thanh toán tổng thể dự báo có sự đảo chiều tích cực, từ mức thâm hụt hơn sáu tỷ USD vào cuối năm 2015, sang năm 2016 ước thặng dư ở mức khá cao, và tiếp tục thặng dư vào năm 2017. Tuy vào năm 2015, dự trữ ngoại hối có sụt giảm đáng kể nhưng dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã liên tục phục hồi kể từ năm 2016 và tăng mạnh vào năm 2017 với con số lên tới 51.5 tỷ USD, và đến tháng 1/2018 đã đạt gần 60 tỷ USD, là mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay. Đồng thời, niềm tin vào VND và sự ổn định vĩ mô ngày càng được nâng cao.

30

Năm Số dự án

Tổng vốn FDI

đăng kí Tổng vốn FDI thựchiện

2013 1530 22.35 11.5 2014 1843 21.92 12.5 2015 2120 24.11 14.5 2016 2613 20.9 15.8 2017 2591 35.88 17.5 (Nguồn: NHNN, ADB)

Để đạt được con số kỷ lục trên, một trong những cơ sở nổi bật từ đầu năm đến nay và gần đây là hoạt động thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp lớn, với quy mô lớn, cũng như nhiều đợt phát hành cổ phần của doanh nghiệp trong nước thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cùng dòng vốn ngoại chảy mạnh vào thị trường chứng khoán... Ngân hàng Nhà nước liên tục mua vào lượng lớn ngoại tệ; cao điểm có ngày mua vào tới khoảng 3,6 tỷ USD - điều chưa từng có trong lịch sử. Và tính chung, tổng lượng ngoại tệ mua ròng trong năm 2017 ước tính có thể lên tới 12 tỷ USD.

Thứ ba, dòng vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng tăng mạnh

Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2014, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước tính đã giải ngân được 12.5 tỷ USD, tăng 8.6% so với cùng kỳ năm 2013. Tổng số dự án năm 2015 tăng 277 dự án so với năm 2014, tổng vốn đầu tư FDI đăng kí cũng tăng 9.9% so với năm 2015. Năm 2016, vốn FDI vào Việt Nam 20,9 tỷ USD, sụt giảm mạnh so với các năm trước giảm 8%; nhưng vốn giải ngân 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015, đạt giải ngân cao nhất từ trước đến năm 2016. Năm 2017, tổng vốn FDI đăng kí vào Việt Nam tăng rất lớn, tăng 71.7% so với năm 2016, đồng thời tổng vốn FDI thực hiện cũng tăng mạnh 17.5 tỷ USD, con số lớn nhất từ trước đến nay.

31

Bảng 2.3: Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2013- 2017(Tỷ USD)

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Thứ tư, thị trường tiền ảo biến động mạnh.

Từ khá lâu, thuật ngữ Bitcoin đã được biết đến ở Việt Nam, nhiều người đã tham gia đầu tư vào Bitcoin để kiếm lời và nó đã không còn là một tên gọi xa lạ nữa ở nước ta. Bitcoin trải qua giai đoạn đầu năm 2012 và năm 2013 khá bình yên. Ở Việt Nam mặc dù chưa thực sự phổ biến rộng khắp nhưng cơn sốt bitcoin thời gian gần đây khá nóng trong giới công nghệ, đặc biệt ở các thành phố lớn.

Vào tháng 7/2014, Bitcoin Việt Nam cùng công ty Blinktrade tại New York cho ra đời sàn giao dịch bitcoin trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam với tên gọi VBTC. Đầu năm 2014, NHNN đã khẳng định việc sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

Đến tháng 6/2015, Bitcoin Việt Nam ra mắt dịch vụ kiều hối sử dụng bitcoin với tên gọi là Cash2VN, cho phép người dùng chỉ với 2 USD là có thể gửi tiền từ bất kỳ nơi nào trên thế giới về Việt Nam.

Giữa năm 2016, khi bitcoin còn khá xa lạ với người dân Việt Nam, chiếc máy giao dịch bitcon đã xuất hiện ở hai thành phố lớn HCM và Hà Nội với tên gọi là BTM để phân biệt với ATM. Năm 2017, giá của đồng tiền này biến động mạnh. NHNN vẫn giữ quan điểm cấm việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán.

Tóm lại, thị trường ngoại hối giai đoạn 2013-2017 diễn biến khá ổn định và theo chiều hướng tích cực. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, dòng vốn đầu tư trực tiếp

Một phần của tài liệu Chính sách quản lí ngoại hối của NH nhà nước việt nam trong giai đoạn hiện nay thực trạng giải pháp khoá luận tốt nghiệp 063 (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w