Chính sách quản lí đối với các giao dịch vốn

Một phần của tài liệu Chính sách quản lí ngoại hối của NH nhà nước việt nam trong giai đoạn hiện nay thực trạng giải pháp khoá luận tốt nghiệp 063 (Trang 49 - 55)

2.2.2.1 Nội dung chính sách quản lí đối với giao dịch vốn

Việt Nam đang dần hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới .Trong bối cảnh Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển, vì vậy Việt Nam rất thiếu vốn để đầu tư mở rộng và phát triển sản xuất. Do đó, Việt Nam vẫn chưa thể tự do hóa hoàn toàn các GD vốn và các GD vốn vẫn chịu sự quản lý của Nhà Nước theo nguyên tắc khuyến khích nguồn vốn chuyển vào và hạn chế luồng vốn ra khỏi lãnh thổ. Mọi nguồn thu ngoại tệ từ GD vốn đều phải chuyển về nước. Pháp lệnh ngoại hối 2013 cũng sửa đổi, bổ sung các quy định về giao dịch vốn.

a. Quản lý đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Để hướng dẫn về quản lí ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, NHNH ban hành thông tư số 19/2014/TT-NHNN. Cũng vào năm 2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 70/2014-NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối.

Quan điểm chủ đạo trong QLNH đối với quản lý các giao dịch vốn là: Ban hành các cơ chế, chính sách với mục đích tạo thuận lợi cho hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế.

Mọi nguồn thu ngoại tệ từ cán cân vốn (kể cả ngắn hạn và trung hạn) của DN FDI phải thực hiện qua tải khoản vốn chuyên dùng đã đuợc nới lỏng. Khi vay vốn nuớc ngoài, truớc đây các DN FDI phải tuân thủ nguyên tắc vay vốn nuớc ngoài không đuợc làm tăng tổng vốn đầu tu. Cụ thể, tổng vốn vay trong và ngoài nuớc và vốn pháp định không vuợt quá tổng vốn đầu tu quy định trong giấy phép đầu tu và vốn vay đuợc hiểu là kim ngạch vay vốn. Quy định này tỏ ra bất hợp lý khi vốn vay đã đuợc trả nhung không loại trừ khi tính tổng vốn đầu tu. Hiện nay, quy định này đuợc nới lỏng, NHNN đã có văn bản huớng dẫn vay vốn trong tổng vốn đầu tu là số du vay nợ trong nuớc và nuớc ngoài nhằm tạo điều kiện cho các DN, công ty vay mới, trả cũ để lựa chọn phuơng án vay vốn với chi phí thấp nhất.

b. Quản lí vay, trả nợ nước ngoài

Vay, trả nợ nuớc ngoài của Chính phủ

- Việc Chính phủ vay, ủy quyền cho tổ chức khác thực hiện vay, trả nợ nuớc goài; bảo lãnh cho các khoản vay nuớc ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Vay, trả nợ nuớc ngoài của nguời cu trú

- Nguời cu trú là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài thực hiện vay, trả nợ nuớc ngoài theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ phù hợp với quy định của pháp luật.

- Nguời cu trú là cá nhân thực hiện vay, trả nợ nuớc ngoài theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ theo quy định của Chính phủ.

- Nguời cu trú khi thực hiện vay, trả nợ nuớc ngoài phải tuân thủ các điều kiện vay, trả nợ nuớc ngoài; thực hiện đăng ký khoản vay, mở và sử dụng tài khoản, rút vốn và chuyển tiền trả nợ, báo cáo tình hình thực hiện khoản vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam xác nhận đăng ký khoản vay trong hạn mức vay thuơng mại nuớc ngoài do Thủ tuớng Chính phủ phê duyệt hàng năm.

- Nguời cu trú đuợc mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng đuợc phép trên cơ sở xuất trình chứng từ hợp lệ để thanh toán nợ gốc, lãi và phí có liên quan của khoản vay nuớc ngoài.

- Các giao dịch chuyển vốn hợp pháp khác liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nuớc ngoài thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam và pháp luật có liên quan.

c. Quản lí việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài

- Cho vay, thu hồi nợ nuớc ngoài của Chính phủ

- Chính phủ Quyết định việc cho vay, thu hồi nợ nuớc ngoài của Nhà nuớc, Chính phủ và các tổ chức đuợc Nhà nuớc, Chính phủ ủy quyền.

- Cho vay, thu hồi nợ nuớc ngoài của nguời cu trú là tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế

- Tổ chức tín dụng đuợc phép thực hiện cho vay, thu hồi nợ nuớc ngoài, bảo lãnh cho nguời không cu trú theo quy định của Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam.

- Tổ chức kinh tế thực hiện cho vay ra nuớc ngoài, trừ việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ trả chậm; bảo lãnh cho nguời không cu trú khi đuợc Thủ tuớng Chính phủ cho phép.

- Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam huớng dẫn việc thực hiện mở và sử dụng tài khoản, chuyển vốn ra và thu hồi nợ nuớc ngoài, đăng ký cho vay, thu hồi nợ nuớc ngoài và các giao dịch chuyển vốn khác có liên quan đến hoạt động cho vay, thu hồi nợ nuớc ngoài của các tổ chức kinh tế.

d. Quản lí phát hành chứng khoán trong và ngoài nuớc

- Nguời cu trú là tổ chức phát hành chứng khoán bên ngoài lãnh thổ Việt Nam Khi đuợc phép phát hành chứng khoán bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, nguời cu trú là tổ chức phải mở tài khoản tại một tổ chức tín dụng đuợc phép; mọi giao dịch liên quan đến hoạt động phát hành chứng khoán bên ngoài lãnh thổ Việt Nam phải đuợc thực hiện thông qua tài khoản này.

- Nguời không cu trú là tổ chức phát hành chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam.

Khi đuợc phép phát hành chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam, nguời không cu trú là tổ chức phải mở tài khoản tại một tổ chức tín dụng đuợc phép; mọi giao dịch liên quan đến hoạt động phát hành chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam phải đuợc thực hiện thông qua tài khoản này.

2.2.2.2 Thực trạng các giao dịch vốn

Biểu đồ dưới đây cho ta thấy giai đoạn 2007-2012, cán cân thương mại của Việt Nam luôn thâm hụt, kinh tế luôn trong trạng thái nhập siêu. Tình hình này được cải thiện vào năm 2012, khi mà cán cân thương mại thặng dư 0.97 tỷ USD. Bước sang giai đoạn 2013-2017 khi mà Chính phủ cùng với NHNN áp dụng các chính sách quản lí ngoại hối nới lỏng, tạo điều kiện cho xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, giai đoạn này chứng kiến cán cân thương mại thặng dư trong nhiều năm liền, tuy có thâm hụt nhẹ vào năm 2015. Cụ thể 2013, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng. Năm 2014 thặng dư 4.37 tỷ USD. Năm 2015 thâm hụt 3.55 tỷ USD, điều này là do nhập khẩu tăng mạnh so với xuất khẩu, do nền sản xuất trong nước vẫn phụ thuộc quá lớn vào nguyên liệu từ Trung Quốc, ước tính nhập siêu của Việt Nam với thị trường này lên tới 32,3 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm trước. Và cũng theo đại diện Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chủ yếu khiến xuất khẩu tăng thấp là chỉ số giá xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực giảm so với năm trước, đặc biệt như dầu thô, cao su, than đá, cà phê, rau quả, thủy sản..., cùng với lượng xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản giảm mạnh. Nhưng đến năm 2016, nhập khẩu đạt 174.11 tỷ USD, xuất khẩu đạt 176.63 tỷ USD , cán cân thương mại thặng dư 2.52 tỷ USD. Năm 2017 là năm thứ hai liên tiếp thặng dư cán cân thương mại 2.91 tỷ USD.

Và theo dự đoán của các chuyên gia, cán cân thương mại sẽ tiếp tục thặng dư vào năm 2018. Điều này là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế nước nhà, chính sách quản lí ngoại hối thời gian qua đã phát huy được hiệu quả như mong muốn, mặc dù Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển, nền sản xuất của chúng ta vẫn phụ thuộc quá lớn vào nguyên liệu từ thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, trong đó có khá nhiều ngành phải nhập đến 90% nguyên liệu từ Trung Quốc. Số liệu được biểu diễn rõ qua bảng sau:

Điểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu

(Nguồn: Tổng cục hải quan) Giai đoạn này đuợc coi là thành công trong hoạt động thu hút vốn đầu tu trực tiếp nuớc ngoài. Tốc độ thu hút FDI nhu hiện nay của VN là rất tốt, các dòng đầu tu vào VN tuy nhỏ nhung rất ổn định, đặc biệt nhờ những dòng đầu tu này VN có thể tăng cuờng năng lực và nhận đuợc sự chuyển giao công nghệ. Những năm gần đây, vốn FDI thực hiện ở Việt Nam đã đạt mức trên 10 tỷ USD là con số lớn, chiếm khoảng % tổng vốn đầu tu cả nuớc và tạo ra đến 45% giá trị sản luợng sản phẩm công nghiệp. Đặc biệt năm 2017, tổng vốn FDI đăng kí đạt mức kỉ lục từ truớc đến nay với con số lên đến hơn 35 tỷ USD. Điều này chứng tỏ sự thành công của chính sách thu hút vốn đầu tu trực tiếp nuớc ngoài FDI.

Tuy nhiên chính sách quản lí giao dịch vốn chua thực sự hiệu quả, khi mà tỷ lệ vốn FDI thực hiện còn thấp.

Việt Nam vẫn tiếp tục thu hút đuợc rất nhiều nhà đầu tu nuớc ngoài vì môi truờng Việt Nam ngày càng đuợc cải thiện (hơn hẳn Indonesia). Nhuợc điểm hiện nay của Việt Nam là quan tâm quá nhiều đến số luợng FDI trong khi các nuớc đã quay sang chú trọng thu hút chất luợng các nguồn vốn FDI, tạo công ăn việc làm, thu hút đuợc công nghệ, tăng xuất khẩu.... Nhìn trên biểu đồ ta có thể thấy nhìn chung tổng số vốn FDI đăng kí và thực hiện có xu huớng tăng trong giai đoạn 2013- 2017. Tuy nhiên tỷ lệ vốn FDI thực hiện còn thấp so với tổng vốn đăng ký cụ thể năm 2013 vốn FDI đăng kí là 22.35 tỷ USD trong khi vốn FDI thực hiện chỉ có 11.5 tỷ USD chiếm hơn 50%. Đến năm 2014, tỷ lệ này có tăng lên ít chiếm 57%. Năm 2015, tỷ lệ này tiếp tục tăng lên mức trên 60%. Tuy năm 2016, tỷ lệ này lên đến trên 75% nhung thực tế là do tổng vốn FDI đăng kí vào Việt Nam giảm so với năm 2014. Năm 2017 đuợc đánh giá là một năm thành công khi thu hút vốn FDI đăng kí

vào Việt Nam tăng mạnh lên đến 35.88 tỷ USD tăng 71% so với năm 2016. Người ta kì vọng rằng tổng vốn FDI thực hiện sẽ cao hơn nhưng con số này chỉ tăng 11% so với năm 2016 và tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng kí lại giảm chưa đến 50%. Điều này phản ánh rõ hạn chế trong chính sách quản lí vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, tuy thu hút được nhiều nhưng để giải ngân vốn còn gặp phải những khó khăn nhất định nên Nhà nước cần có những chính sách tạo điều kiện hơn trong việc giải ngân vốn FDI trong nước.

Một phần của tài liệu Chính sách quản lí ngoại hối của NH nhà nước việt nam trong giai đoạn hiện nay thực trạng giải pháp khoá luận tốt nghiệp 063 (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w