Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH TMCP hàng hải việt nam chi nhánh thanh xuân hiện nay khoá luận tốt nghiệp 017 (Trang 74 - 78)

3.2.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có liên quan a. Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan

Mọi tổ chức kinh tế, cá nhân đều hoạt động trong môi trường kinh tế xã hội. Khi có bất cứ sự thay đổi nào về chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước đều tác động đến hoạt động của các tổ chức và cá nhân và các kế hoạch phát triển trong tương lai. Vì vậy, Chính phủ cần phải công bố rõ ràng, kịp thời sự thay đổi trong chính sách để các chủ thể trong nền kinh tế có thể thích ứng và có các biện pháp để phòng ngừa rủi ro. Bên cạnh đó Chính phủ cần kịp thời phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan để xử lý những vấn đề pháp lý phức tạp như: Đăng ký giao dịch bảo đảm, quản lý đất đai, quy hoạch xây dựng, quyền sử dụng dất... những vấn đề vốn có tính đa ngành, liên bộ có liên quan đến xử lý rủi ro tín dụng. Chính phủ cũng cần chú trọng chủ động tăng cường phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn phù hợp để thực hiện biện pháp xử lý nợ tồn đọng và trích lập dự phòng rủi ro, qua đó tạo dựng khung pháp lý đồng bộ và có hiệu lực cao cho hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

Nhà nước cần chú ý phát triển đồng bộ thị trường tài chính, cải thiện môi trường đầu tư bao gồm cả đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế và khu vực ngân hàng sao cho phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng tài chính trong nước.

Đề nghị các Bộ xây dựng đề án xác định hệ thống chỉ tiêu chuẩn thẩm định mang tính chuẩn mực cùng các ngưỡng đánh giá cho từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản. làm cơ sở để so sánh, đánh giá dự án của các Bộ, Ngành cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư, nâng cao trình độ, chất lượng thẩm định dự án.

b. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

- NHNN cần nhanh chóng hoàn thiện, triển khai hướng dẫn thực hiện một cách rõ ràng các khuôn khổ pháp lý liên quan đến an toàn tín dụng cho các hoạt động mua bán rủi ro như: Các quy định, chính sách về điều kiện tham gia, các giới hạn cũng như biện pháp xử lý khi xảy ra tranh chấp. Các quy định này cũng phải đảm bảo phù hợp với điều kiện Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế tạo tiền đề cho việc hội nhập môi trường tài chính quốc tế trong giai đoạn tới của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

- Nâng cao nhận thức của các ngân hàng về công tác quản lý rủi ro: NHNN có thể tổ chức các khóa đào tạo, các buổi hội thảo, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn của các chuyên gia đầu ngành trên thế giới qua các phương tiện thông tin đại chúng... để giúp ban lãnh đạo các ngân hàng nhận thức rõ tầm quan trọng cũng như ứng phó nhanh nhất với các rủi ro tín dụng có thể xảy ra đối với ngân hàng mình. Đặc biệt là nhận thức về việc sử dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

- Triển khai có hiệu quả hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng cho toàn bộ hệ thống ngân hàng: Trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước đã đi vào hoạt động được nhiều năm nhưng chưa thật sự hiệu quả nhanh nhạy và chính xác. Do vậy các ngân hàng chưa khai thác được nhiều thông tin qua kênh này. Để có thể phát huy được vai trò thông tin tín dụng ngân hàng, đề nghị trung tâm CIC khai thác nhiều nguồn thông tin về các doanh nghiệp và thường xuyên cảnh báo đối với những khách hàng có vấn đề để các NHTM được biết.

- Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tài chính và hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tiềm ẩn trong các hoạt động tín dụng của TCTD; ban hành quy định mới về đánh giá, xếp hạng các tôt chức tín dụng. Hoànthiện bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ Trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN. Xây dựng cách tiếp cận hoạt động đánh giá chất lượng quản lý rủi ro nội bộ các TCTD. Nâng cao năng lực giám sát hệ thống các chi nhánh NHNN. Cán bộ thực hiện thanh tra, giám sát phân tích được các rủi ro, đánh giá mức độ, xác định nguyên nhân rủi ro để đưa ra những cảnh báo, kiến nghị thích hợp và kịp thời.

- Tiếp tục tiến hành sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, đẩy nhanh, tiến tới hoàn thiện quá trình cổ phần hóa các NHTM, đồng thời gắn liền với việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để phân tán rủi ro và đổi mới cơ cấu sản phẩm dịch vụ. NHNN chú trọng đôn đốc và giám sát việc triển khai các chương trình xử lý nợ tồn đọng và tái cơ cấu hoạt động các NHTM theo kế hoạch đã đặt ra.

- Nâng cao năng lực của các công ty mua bán nợ trong nước, trong đó cần thúc đẩy phạm vi hoạt động của các công ty quản lý nợ, khuyến khích các công ty quản lý nợ tham gia mua bán các khoản nợ của các ngân hàng khác, ngoài việc xử lý nợ xấu đã mua, cũng như tạo lối ra cho thị trường nợ sơ cấp của VAMC. Xây dựng quy trình, phương pháp định giá nợ, cho phép VAMC định giá nợ theo giá trị thị trường.

- Triển khai, tiến tới việc sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng trong phòng ngừa rủi ro. Đồng thời có những biện pháp kịp thời ngăn chặn các rủi ro của các công cụ phái sinh bằng việc tăng cường các hoạt động giám sát chặt chẽ hoạt động của thị

trường, đưa ra mức xử phạt thật cao cho những hành vi làm lũng loạn thị trường, quy định chặt chẽ về việc công bố thông tin nhằm tăng tính minh bạch cho thị trường.

3.2.3.2. Kiến nghị đối với NH TMCP Hàng Hải Việt Nam — chi nhánh Thanh Xuân

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã đạt được.

- Chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ trương chính sách của Chính phủ và của Ngành.

- Cần sớm nghiên cứu và xây dựng mô hình lượng hóa cụ thể mức độ rủi ro của doanh nghiệp cũng như mô hình định lượng để xác định giới hạn tín dụng trên cơ sở mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Xây dựng, hoàn thiện mô hình đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro để áp dụng cho toàn hệ thống.

- Từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng, chú trọng phát triển những sản phẩm, dịch vụ mới, giảm dần tỷ lệ thu phí từ các sản phẩm truyền thống.

- Xây dựng bộ phận phân tích, đánh giá, cập nhật thông tin theo từng khu vực để trực tiếp nhận và xử lý thông tin khách hàng, thông tin giao dịch tín dụng và đưa ra cảnh báo sớm về rủi ro tín dụng.

- Cần đẩy mạnh hơn nữa chương trình tái cơ cấu hoạt động theo mục tiêu đã xác định trong đó chú trọng hình thành những bộ phận chuyên trách hoạch định chiến lược quản lý rủi ro tín dụng cũng như bộ phận thực thi các biện pháp quản lý rủi ro trên cơ sở hoạt động độc lập và hiệu quả.

- Cần mạnh dạn thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo phân loại mức độ rủi ro thích hợp gắn với việc đánh giá, xếp loại doanh nghiệp chứ không theo thời hạn quá hạn trên cơ sở tham khảo và học tập kinh nghiệm quốc tế và vận dụng phù hợp cho các ngân hàng Việt Nam.

- Chú trọng chính sách nguồn nhân lực. Lãnh đạo NHTM nói chung và NH TMCP Hàng Hải Việt Nam nói riêng cần phải có chính sách phù hợp về đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có, mời các chuyên gia pháp lý đến giảng, trao đổi kinh nghiệm trong các tính huống, vụ án liên quan đến lĩnh vực ngân hàng để cán bộ làm công tác tín dụng có thêm kinh nghiệm, hiểu thêm về pháp luật, kỹ năng thẩm định, phân tích rủi ro, quyết định cho vay được an toàn; tuyển dụng mới và đặc biệt là chính sách đãi ngộ. Tăng cường trao đổi kinh nghiệm trong đội ngũ cán bộ tín dụng ở các chi nhánh khác nhau thông qua các khóa tập huấn, cuộc hội thảo... Xây dựng chế độ đánh giá khen thưởng và kỷ luật dựa trên chất lượng tín dụng và hiệu quả công việc mà cán bộ đó thực hiện.

- Tạo môi trường thể chế nội bộ minh bạch và lành mạnh, hiệu quả. Xây dựng mối liên kết, hỗ trợ giữa các chi nhánh, phòng ban, thường xuyên có sự trao đổi thông

tin giữa các chi nhánh. Tạo sự thống nhất trong qua trình triển khai các chính sách và mục tiêu chiến lược kinh doanh.

- Nghiên cứu, ban hành đồng bộ và đầy đủ chính sách, quy trình tín dụng, phân cấp quyền phê duyệt tín dụng, quản lý nợ xấu và xử lý nợ xấu.

- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát từ xa, kiểm toán nôi bộ với mục đích là cung cấp những thông tin cần thiết, tín hiệu cảnh báo nhằm ngăn chặn sớm, phát hiện kịp thời những sự cố để có hướng khắc phục, phòng ngừa hiệu quả.

- Bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng quá tải cho cán bộ để đảm bảo chất lượng công việc, giúp cho cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách hiệu quả.

- Thực hiện luân chuyển cán bộ trong quản lý khách hàng để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ được tạo lập quá dài, đồng thời giúp tạo điều kiện cho các cán bộ tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ có khả năng xử lý công việc được nhanh chóng.

- Thành lập một bộ phận chuyên trách và có kế hoạch cụ thể để triển khai các nội dung của khung quản trị rủi ro tín dụng.

KẾT LUẬN

Trong những năm vừa qua, hệ thống NH TMCP Hàng Hải Việt Nam nói chung và NH TMCP Hàng Hải Việt Nam - chi nhánh Thanh Xuân nói riêng, đã có nhiều cố gắng trong việc thu hồi nợ tồn đọng và giảm thấp tỷ lệ nợ quá hạn. Để có được những thành quả đó NH TMCP Hàng Hải Việt Nam - chi nhánh Thanh Xuân đã có những giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đúng và kiên quyết thực hiện liên tục trong các năm qua. Bên cạnh đó, khả năng rủi ro tín dụng vẫn là nguy cơ tiềm ẩn cao nhất của NHTM Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng luôn là đề tài vừa có tính cấp thiết, vừa có tính lâu dài.

Qua những kiến thức đã học và thời gian tìm hiểu thực tế tại NH TMCP Hàng Hải Việt Nam - chi nhánh Thanh Xuân, nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, do vậy em đã hoàn thành đề tài luận văn cuối khóa: “Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam — chi nhánh Thanh Xuân hiện nay”.Hy vọng giải pháp đưa ra sẽ đóng góp phần nào vào việc phòng chống rủi ro tín dụng tại NH TMCP Hàng Hải Việt Nam - chi nhánh Thanh Xuân.

Mặc dù em đã hoàn thành luận văn với ý thức trách nhiệm cao, nhưng do thời gian nghiên cứu ngắn, trình độ nhận thức, đánh giá của bản thân còn hạn chế, nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự tham gia góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn quan tâm đến vấn đề này.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S. Đặng Thị Thu Hằng đã định hướng và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn cuối khóa. Em cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị tại NH TMCP Hàng Hải Việt Nam - chi nhánh Thanh Xuân đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập.

Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. NGND-PGS-TS. Tô Ngọc Hưng (2014), Giáo trình Tín dụng ngân hàng,

NXB Lao động-Xã hội.

2. GS. TS Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Học viện Ngân hàng (2015), Tài liệu học tập Quản trị rủi ro tín dụng.

4. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân (2013), Báo cáo tổng kết năm 2013, Hà Nội.

5. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân (2014), Báo cáo tổng kết năm 2014, Hà Nội.

6. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân (2015), Báo cáo tổng kết năm 2015, Hà Nội.

7. Thông tư 02/2013/TT- NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

8. Tạp chí ngân hàng các số. 9. Tạp chí thị trường tiền tệ các số. 10. Nguồn internet: http://vnexpress.net

http://vneconomy.com.vn

http://www.mof.gov.vn/ http://www.sbv.gov.vn/ http://cafef.vn/

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH TMCP hàng hải việt nam chi nhánh thanh xuân hiện nay khoá luận tốt nghiệp 017 (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w