2.2.3.1. Thực hiện quy định về quản trị rủi ro của NH TMCP Hàng Hải Việt Nam
Maritime Bank chi nhánh Thanh Xuân luôn thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo quy trình mà NH TMCP Hàng Hải Việt Nam xây dựng cho từng thời kỳ. Maritime Bank chi nhánh Thanh Xuân cũng thực hiện các quy định về phân cấp ủy quyền theo nguyên tăc:
- Giám đốc chi nhánh không trực tiếp phê duyệt tín dụng, chỉ phê duyệt thẩm định sơ bộ khoản vay.
- Giám đốc chi nhánh quyết định cho vay đối với các khoản vay đã được Hội sở phê duyệt.
- Người có thẩm quyền phê duyệt tín dụng quyết định các nội dung: Quyết định cho vay (số tiền cho vay, thời hạn, lãi suất cho vay, tài sản bảo đảm...), quyết định giải ngân, quyết dịnh xử lý thu hồi nợ, quyết định gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.
Đối với các quy định về TSBĐ: Maritime Bank chi nhánh Thanh Xuân thực hiện theo các điều kiện về TSBĐ mà NH TMCP Hàng Hải Việt Nam đề ra. Thực hiện đúng các quy trình về nhận TSBĐ, điều kiện về tài sản được chấp nhận làm TSBĐ, tần suất kiểm tra, đánh giá lại giá trị TSBĐ theo từng loại tài sản khác nhau.
2.2.3.2. Thực hiện thẩm định, phân tích và đánh giá mức độ rủi ro tín dụng
Hiện nay, chi nhánh đang tiến hành thẩm định, phân tích tín dụng theo cả hai phương pháp định tính và định lượng. Trong đó, phương pháp định tính chi nhánh sử dụng mô hình 6C để thẩm định khách hàng. Còn phương pháp định lượng đó là việc xử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá khách hàng.
Mặc dù chi nhánh đã dùng cả hai phương pháp tuy nhiên thì mức độ sử dụng phương pháp định lượng vẫn còn ít, do chủ yếu chi nhánh dùng kết quả xếp hạng để ra quyết định có cho vay khách hàng hay không.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp chi nhánh tiến hành chấm điểm xếp hạng dựa trên các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính được dựng trên cơ sở 34 ngành nghề đã được định sẵn phù hợp với đặc thù hoạt động và cơ cấu tín dụng của ngân hàng. Trong mỗi bộ chỉ tiêu gồm 14 chỉ tiêu tài chính và 46 chỉ tiêu phi tài chính. Còn đối với khách hàng cá nhân thì bộ chỉ tiêu để đánh giá gồm 16 chỉ tiêu, trong đó có 12 chỉ tiêu về thông tin nhân thân và 4 chỉ tiêu về khả năng trả nợ. Như vậy bộ chỉ tiêu đối với khách hàng doanh nghiệp là tương đối phong phú còn ngược lại bộ chỉ tiêu đối với nhóm khách hàng cá nhân lại tương đối khiêm tốn.
Mặc dù chi nhánh mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng xếp hạng tín dụng nội bộ trong khi đưa ra quyết định cho vay mà chưa sử dụng vào việc đo lường rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, đây là một trong những yếu tố quan trọng để ngân hàng có thể thiết kế đo lường rủi ro tín dụng theo Basel II.
2.2.3.3. Thực hiện kiểm soát rủi ro tín dụng
Việc thực hiện kiểm soát khoản vay sau khi cho vay được chi nhánh thực hiện theo quy trình:
Khi giải ngân, cán bộ ngân hàng sẽ thực hiện đánh giá, theo dõi về mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Nếu như trong trường hợp khách hàng có sự lừa dối, sử dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng sẽ ngừng giải ngân và có những biện pháp thích hợp để thu hồi. Cụ thể: Đối với hình thức giải ngân bằng tiền mặt thì ngân hàng sẽ kiểm tra mục đích sử dụng vốn trong vòng 15 làm việc kể từ ngày giải ngân. Còn đối với hình thức giải ngân bằng chuyển khoản thì ngân hàng kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay trong 1 tháng kể từ ngày giải ngân. Bên cạnh đó, khi thực hiện giải ngân thì chi nhánh thực hiện khách hàng phải cung cấp các giấy tờ, chứng từ cần thiết khác nhau đối với từng loại tín dụng khác nhau. Để qua đó hạn chế các trường hợp khách hàng sử dụng tiền sai mục đích.
Saukhi giải ngân, chi nhánh thực hiện kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng theo quy định là 6 tháng/lần để từ đó có những phát hiện kịp thời về hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng mà có những đề xuất hợp lý.
2.2.3.4. Thực hiện công tác xử lý nợ
Đối với các khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi thì cán bộ tín dụng của chi nhánh thực hiện các biện pháp như theo sát tình hình sản xuất kinh doanh, để có thể nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó có những biện pháp thích hợp như gia hạn hay cơ cấu lại nợ... Bên cạnh đó thì chi nhánh còn thực hiện các biện pháp như:
- Giúp doanh nghiệp trong việc thu hồi các khoản nợ từ các doanh nghiệp khác có quan hệ với ngân hàng để tạo thêm nguồn trả nợ đối với khách hàng.
- Hướng dẫn người vay trên nhiều khía cạnh nhằm tác động đến khả năng tạo ra và thu được lợi nhuận. Chi nhánh có thể điều chỉnh hợp đồng tín dụng, gia hạn nợ, giảm quy mô hoàn trả trước mắt hoặc cho vay thêm vốn để doanh nghiệp tăng sức mạnh tài chính, khôi phục sản xuất kinh doanh.
- Đề nghị khách hàng quản lý chặt chẽ nguồn ngân quỹ, có thể bán bớt một số tài sản có giá trị mà ít ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, giảm lượng hàng tồn kho, thanh lý bớt các tài sản không sử dụng.
Đối với các khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi thì chi nhánh thực hiện các biện pháp thanh lý như bán nợ cho VAMC hay sử dụng các tài sản xiết nợ để phát mại nhằm bù đắp tổn thất do không thu hồi được nợ.
2.2.3.5. Thực hiện phân tán rủi ro tín dụng
Hiện nay, chi nhánh đã thực hiện phân tán các đối tượng cho vay, không quá tập trung vào cho vay các doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế còn có sự chênh lệch quá lớn, vì vậy chi nhánh cần đa dạng hóa danh mục cho vay hơn nữa để có thể đa dạng hóa, giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó việc chi nhánh luôn triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới cũng góp phần giảm thiểu rủi ro theo danh mục tài sản, giảm thiệt hại khi có rủi ro xảy ra đối với một vài loại tài sản nhất định. Về việc cho vay đồng tài trợ, chi nhánh cũng đã triển khai thực hiện để giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay, giúp phân tán rủi ro mà vẫn không bị mất nguồn thu từ phương án kinh doanh khả thi. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay đồng tài trợ còn thấp do sự phức tạp trong phân chia trách nhiệm cũng như quyền hạn của từng thành viên tham gia đồng tài trợ.
2.2.4. Đánh giá công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh
2.2.4.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của chi nhánh luôn được coi trọng, đặc biệt là tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế. Với phương châm lấy hiệu quả các khoản tín dụng đặt lên hàng đầu, chi nhánh đã định hướng đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có tiềm năng, có khả năng sinh lời với độ rủi
ro thấp, ưu tiên cho những dự án đầu tư theo chiều sâu, tránh hiện tượng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả. Và nhờ những cố gắng của Ban giám đốc, cán bộ nhân viên trong việc hạn chế rủi ro tín dụng, chi nhánh đã đạt được những kết quả sau:
- Mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng cao (17%/ năm), nhưng chi nhánh vẫn duy trì được tỷ lệ nợ xấu ở mức độ NHNN cho phép (dưới 3% năm 2015). Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc công tác quản lý nợ quá hạn, tuân thủ việc định kỳ gia hạn nợ, gia hạn và giãn nợ theo đúng quy định. Xác định chính xác nợ quá hạn để trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định, đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Công tác xử lý nợ xấu hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực tài chính, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của chi nhánh.
- Song song với việc tăng cường dư nợ thì công tác kiểm soát, xử lý nợ cũng được quan tâm. Các khoản cho vay luôn phải đảm bảo đúng, đủ quy trình theo quy định của quy chế cho vay của NH TMCP Hàng Hải Việt Nam.
- Phân định rõ ràng trách nhiệm của cán bộ tín dụng, trưởng phòng hay giám đốc đối với mỗi khoản tín dụng. Điều đó đòi hỏi mỗi cá nhân phải nâng cao vai trò trách nhiệm của mình, các khoản vay luôn được giám sát, đánh giá hiệu quả một cách thường xuyên.
- Tích cực hợp tác và cung cấp đầy đủ thông tin cho các cơ quan cấp trên khi có yêu cầu. Chi nhánh đã nâng cao chất lượng báo cáo tín dụng, đảm bảo báo cáo trung thực, chính xác, kịp thời. Thực hiện báo cáo tín dụng hàng tháng, phục vụ cho công tác phòng ngừa và hạn chế tại chi nhánh. Nghiêm túc nhận và sửa chữa những sai sót mắc phải trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng.
2.2.4.2. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh còn có những hạn chế sau:
- Cơ cấu tín dụng chưa hợp lý. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn khá lớn, chủ yếu tập trung cho các doanh nghiệp. Vì vậy xét về tổng thể rủi ro được phân tán và khả năng xảy ra rủi ro ở quy mô lớn là cao hơn.
- Tỷ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo tuy đã giảm những vẫn còn ở mức cao. Điều này mang lại rủi ro mất vốn cho chi nhánh khi mà dự án sản xuất kinh doanh gặp khó khăn.
- Phương thức cho vay còn thiếu sự phong phú, chủ yếu là cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng. Còn cho vay theo dự án đầu tư còn ít, do đây là lợi thế của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, cho vay hợp vốn cũng hạn chế vì nó liên quan tới nhiều ngân hàng khác nhau nên việc phân chia quyền lợi và nghĩa vụ khó khăn.
- Trung tâm thông tin tín dụng hầu như mới chỉ cung cấp được các số liệu về tình hình tài chính của các doanh nghiệp, chưa có thông tin phi tài chính của doanh nghiệp. Thông tin của ngân hàng nhiều khi phải lấy từ những nguồn không chính thống.
- Nhận thức, tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, năng lực làm việc của một số cán bộ còn yếu. Sự thích ứng của cán bộ tác nghiệp chưa theo kịp thay đổi môi trường kinh doanh.
Nhìn chung, NH TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân đã đạt được những thành công đáng kể trong việc quản trị rủi ro tín dụng. Tăng trưởng tín dụng cao và ổn định, tỷ lệ nợ xấu đạt tiêu chuẩn, lợi nhuận cao.. .trong những năm vừa qua, đã khẳng định thêm uy tín cũng như vị thế của chi nhánh nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, thì công tác quản lý, hạn chế rủi ro tín dụng của chi nhánh còn tồn tại những hạn chế nhất định. Để đảm bảo hoạt động tín dụng tại chi nhánh an toàn và có hiệu quả trong những năm tiếp theo, đòi hỏi chi nhánh phải có các định hướng phát triển rõ ràng trong hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng nói riêng với những giải pháp cần thiết để hạn chế rủi ro tín dụng.
2.2.4.3. Nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh rủi ro tín dụng tại Maritime Bank Thanh Xuân
❖Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Thứ nhất, năng lực của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế. Mặc dù đa phần các cán bộ tín dụng của chi nhánh có trình độ đại học nhưng phần lớn còn trả, thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp.
Thứ hai, chất lượng thẩm định dự án đầu tư chưa cao, thiếu tính chắc chắn. Nguồn thông tin vẫn dựa vào khách hàng là chủ yếu. Do đó mức độ chính xác của thông tin vẫn còn hạn chế. Hệ thống thu nhập và xử lý thông tin của chi nhánh nhìn chung còn hạn chế và tổ chức chưa chặt chẽ.
Thứ ba, công tác kiểm tra sử dụng vốn của cán bộ tín dụng chưa đảm bảo chất lượng, còn mang tính sơ sài, thiếu tính nghiệp vụ và chưa đánh giá được khả năng thu hồi nợ từ các khoản vay đã được kiểm tra.
Thứ tư, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa đạt hiệu quả còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được mức độ phức tạp của nội dung kiểm tra tín dụng. Trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác kiểm soát còn hạn chế về nghiệp vụ chuyên môn vì vậy nhiều khi việc kiểm soát không phát hiện ra những sai phạm trong hoạt động tín dụng.
Thứ năm, ngân hàng quá tin tưởng vào tài sản bảo đảm: Nguyên tắc cho vay phải có tài sản bảo đảm, nhưng đây chỉ là nguồn trả nợ thứ hai. Vì vậy với các đơn vị sản xuất kinh doanh tốt, có uy tín thì có thể vay tín chấp. Ngược lại, có những khách hàng
vay với tài sản thế chấp lớn nhưng dự án kém hiệu quả dẫn tới việc thu hồi nợ gặp khó khăn, rủ ro cho chi nhánh sẽ tăng lên.
❖ Nguyên nhân từ phía khách hàng
Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng tại ngân hàng Maritime Bank chi nhánh Thanh Xuân. Những rủi ro mà ngân hàng thường gặp là:
- Tài sản thế chấp đang có tranh chấp.
- Khách hàng tạo ra những kho hàng rỗng như bột mỳ, đường, xi măng... chất đầy kho phía trước, nhưng phía sau không có hàng để cầm cố.
- Doanh nghiệp vay tiền nhưng cho nhân viên vay với lãi suất cao, khi nhân viên không trả được nợ, doanh nghiệp không có nguồn để trả cho ngân hàng.
- Khai khống giá trị tài sản, khai khống quyết toán từ lỗ thành lãi để được vay, đến hạn thanh toán doanh nghiệp không có tiền hoàn trả cho ngân hàng.
- Tạo ra dự án kinh doanh giả mạo, phương án kinh doanh không có thật để vay vốn.
- Thế chấp bất động sản, động sản của mình nhưng sau đó lén bán.
- Bán tài sản thế chấp nhưng không trả nợ cho ngân hàng mà dùng vào việc khác. - Khách hàng giả mạo chữ ký, nhờ người khác ký hộ để được vay tiền hoặc vay với khối lượng lớn hơn.Vay vốn sau đó bỏ trốn, đổ trách nhiệm cho người bảo lãnh.
Nhìn chung rủi ro từ phía khách hàng gây ra có rất nhiều loại, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng tập trung lại chủ yếu do khách hàng giả mạo giấy tờ, chữ ký, thiết lập các phương án, dự án sản xuất kinh doanh không có thật.
❖ Nguyên nhân khác
Do hệ thống văn bản hướng dẫn công tác tín dụng còn nhiều bất cập, hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều văn bản pháp luật như: Luật các tổ chức tín dụng, quy chế cho vay đối với các tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp, các thông tư hướng dẫn thực hiện các quy định về tín dụng. Tuy nhiên hệ thống các văn bản này ở nước ta còn trong giai đoạn hoàn thiện nên còn chồng chéo, rườm rà, đôi chỗ chưa đầy đủ gây khó khăn cho hoạt động tín dụng ngân hàng.
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập, tự do hóa tài chính, vì vậy sự cạnh tranh diễn ra gay gắt khốc liệt hơn. Bên cạnh đó, những biến động về tỷ giá do sự phá giá nhân dân tệ của Trung Quốc cũng khiên cho hoạt động tín dụng của chi nhánh gặp rủi ro.
Thị trường chứng khoán, thị trường các sản phẩm phái sinh ở nước ta còn non trẻ, chưa thực sự phát triển. Do đó việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MARITIME BANK CHI NHÁNH THANH
XUÂN
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MARITIME BANK THANH XUÂN
3.1.1. Định hướng cho hoạt động tín dụng của Maritime Bank Thanh Xuân