TỔNG QUAN VỀ MARITIME BANK CHINHÁNH THANH XUÂN

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH TMCP hàng hải việt nam chi nhánh thanh xuân hiện nay khoá luận tốt nghiệp 017 (Trang 30)

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân được thành lập vào ngày 26/06/2005, ở địa chỉ tầng 1, nhà A, đường Nguyễn Tuân thuộc địa bàn phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngay sau khi Pháp lệnh về NHTM, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty tài chính có hiệu lực. Khi đó, những cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng TMCP còn chưa ngã ngũ và Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả của sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam...

Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM. Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.

Năm 2010, Maritime Bank chính thức ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới với sự kết hợp hai màu đỏ và đen ấn tượng. Ngân hàng tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng, tăng số lượng phòng giao dịch lên 144 điểm trên toàn quốc và chuyển trụ sở chính về tòa nhà Sky City 88 Láng Hạ, Hà Nội.

Tháng 7/2015, Maritime Bank đã quyết định mua lại Công ty CPTC Dệt may Việt Nam -TFC nhằm phát triển tài chính mảng tiêu dùng đang còn nhiều tiềm năng, hỗ trợ hiệu quả cho chiến lược chú trọng phát triển mảng ngân hàng Bán lẻ.

Ngày 12/08/2015, với sự chấp thuận từ NHNN, ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông (MDB) chính thức sáp nhập vào Maritime Bank. Sau sáp nhập Maritime Bank trở thành 1 trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam với tổng tài sản lên tới 111.753 tỷ đồng, vốn điều lệ là 11.750 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 14.000 tỷ đồng, hệ thống giao dịch gần 300 điểm.

Từ khi mới thành lập Maritime Bank chi nhánh Thanh Xuân đã được giao nhiệm vụ mở rộng mạng lưới hoạt động của Maritime Bank ở khu vực này và cung cấp đầy đủ các dịch vụ theo đúng quy định chung của hệ thống Maritime Bank trên toàn quốc.

2.1.2. Bộ máy tổ chức của Maritime bank chi nhánh Thanh Xuân Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy điều hành

Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015

Tổng nguồn vốn huy động 4.720 4.950 5.300

các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NH TMCP Hàng Hải Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp.

- Phòng khách hàng cá nhân:Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách

hàng cá nhân để khai thác vốn là VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín ụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NH TMCP Hàng Hải Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.

- Phòng kế toán:Là phòng thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng,

cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý, hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng sản phẩm ngân hàng.

- Phòng quản lý rủi ro: Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám

đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh; quản lý, giám sát danh mục cho vay; đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng theo chỉ đạo của NH TMCP Hàng Hải Việt Nam.

- Phòng tiền tệ kho quỹ:Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý

quỹ tiền mặt. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.

- Phòng tổ chức - hành chính:Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức

cán bộ và đào tạo tại chi nhánh. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, anh toàn chi nhánh.

- Phòng thông tin điện toán: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông

tin điện toán toàn chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng máy tính, đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.

- Phòng tổng hợp:Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự

kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Maritime Bank chi nhánh ThanhXuân Xuân

Cũng giống như các NHTM khác, NH TMCP Hàng Hải Việt Nam - chi nhánh Thanh Xuân có 2 hoạt động quan trọng chủ yếu là: Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn. Ngoài ra còn một số hoạt động khác như: Hoạt động thanh toán và các dịch vụ liên quan. Cụ thể tình hình hoạt động của NH TMCP Hàng Hải Việt Nam - chi nhánh Thanh Xuân thể hiện trên số liệu tổng kết qua các năm.

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn luôn được Maritime Bank chi nhánh Thanh Xuân chú trọng quan tâm. Nguồn vốn huy động, với mục tiêu đảm bảo nguồn vốn cho vay, an toàn thanh khoản, và tạo cơ sở để tăng nhanh tài sản có, nâng cao vị thế của NH TMCP Hàng Hải Việt Nam trong hệ thống các NHTM ở nước ta. Do đó, nhiều năm qua, các hoạt động huy động vốn từ khu vực doanh nghiệp và dân cư cũng như từ thị trường liên ngân hàng đều được NH TMCP Hàng Hải - chi nhánh Thanh Xuân khai thác triệt để.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn năm 2013-2015 của NH TMCP Hàng Hải Việt Nam - chi nhánh Thanh Xuân

Cơ cấu nguồn vốn huy động

- Tiền gửi DN 3.670 3.750 3.960

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của Maritime Bank chi nhánh Thanh Xuân)

Nếu như năm 2011 là năm của nỗi lo thanh khoản, năm 2012 là năm của các thông tin tiêu cực làm chao đảo ngành ngân hàng thì năm 2013 là năm của sự điều chỉnh về lãi suất của NHNN cho tới việc điều chỉnh lại tỷ lệ huy động vốn của từng ngân hàng sao cho phù hợp nhất với định hướng kinh doanh của mình. Đi cùng với xu thế đó, Maritime Bank cũng có những bước điều chỉnh về huy động vốn. Tổng nguồn vốn huy động năm 2013 đạt 4.720 tỷ đồng đạt 74% kế hoạch giao và bằng 89% so với năm 2008. Trong đó: Nguồn vốn bằng VND là 4.090 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 86,65%, nguồn vốn bằng ngoại tệ là 630 tỷ đồng chiếm 13,35%. Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian: Tiền gửi không kỳ hạn chiếm 18%; tiền gửi có kỳ hạn chiếm 82%. Tiền gửi doanh nghiệp là 3.670 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 77,75%. Mặc dù đã chú trọng triển khai các dịch vụ gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch thường

Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015

Tổng dư Số tiền +/- (%) Số tiền +/- (%) Số tiền +/- (%)

Cuối năm 2014 đã cho thấy bước chuyển mình mạnh mẽ và dấu hiệu hồi sức thực sự rõ nét sau một loạt các quy chế về lãi suất, điều chỉnh cơ cấu huy động... Tổng nguồn vốn huy động đạt 4.950 tỷ đồng tăng 230 tỷ đồng so vơi năm 2013 (tương ứng với 4,87%). Trong đó tiền gửi dân cư chiếm 1.200 tỷ đồng đóng góp 24,24% và tiền gửi doanh nghiệp chiếm 3.750 tỷ đồng, đóng góp 75,76% trong tổng nguồn vốn huy động năm 2014. Kết quả này cho thấy Maritime Bank chi nhánh Thanh Xuân là một trong số ít chi nhánh có vốn huy động tăng. Bởi năm 2014 vốn huy động của toàn hệ thống có sự sụt giảm tương ứng với sự sụt giảm của tổng tài sản giảm 2,07% xuống mức 66.874 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 64,07% nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn cũng có sự thay đổi nguồn vốn dài hạn tăng lên, số dư tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên và phát hành trái phiếu trung dài hạn là 27.057 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 40,46% trong tổng vốn huy động thị trường 1, tăng 28,56% so với năm 2013. Tại chi nhánh cũng thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn, tăng nguồn vốn dài hạn để đảm bảo nguồn vốn bền vững, ổn định, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu kinh doanh.

Tuy nhiên, nhìn chung công tác huy động vốn vẫn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân. Một mặt vì để giữ thị phần, phần vì nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư nên các NHTM phải phát triển mạnh huy động vốn, đây là tác động tích cực nhưng càng tạo nên sự cạnh tranh hết sức quyết liệt, thậm chí có những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM trong quá trình huy động vốn. Điểm hạn chế trong cạnh tranh là các NHTM vẫn áp dụng lãi suất là hình thức cạnh tranh chủ yếu chứ không phải cạnh tranh bằng chất lượng trong hoạt động của ngân hàng..

Đến 31/12/2015, số dư huy động vốn là 5.300 tỷ đồng tăng 7,1% so với năm 2014 đạt 104% kế hoạch giao. Trong đó: Nguồn vốn bằng VND là 4.395 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 83%; nguồn vốn bằng ngoại tệ là 905 tỷ đồng, chiếm 17%. Năm 2015 là một năm đầy biến động, thách thức với Maritime Bank, ngày 21/07/2015, NHNN quyết định chấp thuận sáp nhập MDB ( Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông) vào MSB (Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam), việc sáp nhập có hiệu lực từ ngày 12/08/2015. Theo đó quyền lợi của các khách hàng gửi tiền tại MDB trước đây vẫn được MSB đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật NHNN. Ngoài ra các khách hàng hiện tại của MSB và nhóm khách hàng mới sẽ có cơ hội lựa chọn sử dụng các sản phẩm, dịch vụ đa dạng hơn với chất lượng tốt hơn, giao dịch thuận tiện hơn với mạng lưới rộng khắp trên cả nước. Với sự cộng hưởng đó, MSB tiếp tục chiến lược đẩy mạnh mảng ngân hàng bán lẻ với nhóm khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, tiểu thương. Tuy nhiên việc sáp nhập cũng mang đến nhiều thách thức cho MSB như rủỉ ro hoạt động, cần phải làm sao để hệ thống ngân hàng tích hợp lại thành hệ thống đồng nhất, rủi ro về nhân sự, rủi ro công nghệ, truyền thông hậu sáp nhập. Đứng trước những thách thức trên, ban lãnh đạo đã đưa ra những quyết định kịp thời trong từng thời điểm cụ thể. Xây dựng chính sách hậu mãi đối với khách hàng đến gửi tiền, đặc biệt tiền gửi dân cư, tăng cường công tác truyền thông để cho khách hàng, công chúng hiểu về hoạt động của ngân hàng sau sáp nhập làm tăng niềm tin của công chúng đối với ngân hàng. Bên cạnh chính sách khách hàng, công tác quản trị nội nộ được chú trọng cải tiến. Thường xuyên tuyên truyền, phát động và giao nhiệm vụ huy động vốn đến tất cả các cán bộ, có kiểm điểm, đánh giá hàng tháng, trên cơ sở đó phát huy nội lực của tất cả cán bộ nhân viên trong chi nhánh, việc triển khai chiến lược kinh doanh nhất quán và xây dựng hệ thống quản trị an toàn, hiệu quả theo chuẩn mực quốc tế cũng được chú trọng triển khai. Nhờ đó, nguồn vốn của chi nhánh tăng trưởng cao trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt và gay gắt. Đặc biệt tiền gửi dân cư tăng 140 tỷ đồng, đưa số dư tiền gửi dân cư lên 1.340 tỷ đồng (tăng 11,67% so với đầu năm). Điều đó khẳng định uy tín và thương hiệu của chi nhánh trên địa bàn.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Chức năng của NHTM là huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho vay đối với các chủ thể thiếu vốn. Bên cạnh đó hoạt động cho vay còn mang lại nguồn lợi lớn nhất cho ngân hàng, thông thường thu nhập từ lãi chiếm trên 75%, thu nhập ngoài lãi chiếm tỷ trọng chưa tới 25% tổng lợi nhuận của ngân hàng. Do vậy công tác cho vay luôn được coi trọng và là nhiệm vụ then chốt của chi nhánh. Chi nhánh nhận được sự đánh giá cao của ban điều hành trong quá trình phát triển của Maritime Bank. Chi nhánh đã và đang thực hiện tốt công tác tài trợ vốn cho các chương trình kinh tế lớn, trọng điểm của nước ta trên địa bàn Hà Nội và đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho các ngành kinh tế giàu tiềm năng phát triển như thủy điện, khai khoáng.. .Bên cạnh đó công tác kiểm soát tín dụng luôn được thực hiện một cách toàn diện trên các mặt quy mô, tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu tín dụng theo hướng nâng cao hiệu quả, an toàn, bền vững.

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay năm 2013-2015 của NHTMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân

nợ cho

Hoạt động cho vay của chi nhánh trong năm 2013 đã có bước tăng trưởng vượt bậc tạo tiền đề cho sự phát triển và mở rộng các hoạt động dịch vụ khác. Tổng dư nợ đến 31/12/2013 là 1.896,8 tỷ đồng gấp 1,2 lần so với năm 2012. Mặc dù hoạt động tín dụng tăng trưởng cao nhưng chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát chặt chẽ từ cán bộ tín dụng cho đến lãnh đạo các cấp. Tiếp tục thực hiện phương châm “Minh bạch hóa chất lượng tín dụng và nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng”. Trong 2 năm tiếp theo, dư nợ cho vay của chi nhánh vẫn tiếp tục tăng với tốc độ tương đối ổn định. Năm 2014 dư nợ cho vay tăng 17,4% so với năm 2013 và năm 2015 dư nợ tăng 17,2% so với năm 2014 đạt mức 2.610 tỷ đồng.

Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng của Maritime Bank - chi nhánh Thanh Xuân không có sự thay đổi lớn. Cho vay đối với các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, còn cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình tuy tỷ trọng tương đối khiêm tốn nhưng đây vẫn là phân khúc được Maritime Bank chi nhánh Thanh Xuân đánh giá là phân khúc có nhiều tiềm năng với chất lượng tín dụng tốt và mang lại hiệu quả đầu tư cao, hứa hẹn sự phát triển vượt trội trong những năm tiếp theo.

Năm 2013 mặc dù nền kinh tế có nhiều chuyển biến so với năm 2012 nhưng vẫn tồn tại những khó khăn nhất định, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp, đặc biệt đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tại thời điểm 31/12/2013, tổng dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 82,15%. Đây là phân khúc chiến lược mà chi nhánh liên tục cải tiến để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn cho nhóm khách hàng này. Trong năm 2013 chi nhánh cũng đã triển khai một loạt các hoạt động như giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo chung của NHNN, giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn tín dụng dễ dàng hơn, tăng hiệu quả kinh doanh cho khách hàng. Hay cung ứng các sản phẩm M-Reset lãi suất ưu đãi với điều chỉnh lãi suất linh hoạt, sản phẩm cho vay VND với lãi suất siêu cạnh tranh (M-Float/M- Flex).Đây là bước tiến giúp Maritime Bank tiếp tục phát triển mảng sản phẩm này ở những năm tiếp theo.

Năm 2015 nhằm hướng tới tính hiệu quả và thận trọng. Do đó dư nợ cho vay tại

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH TMCP hàng hải việt nam chi nhánh thanh xuân hiện nay khoá luận tốt nghiệp 017 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w