Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH TMCP hàng hải việt nam chi nhánh thanh xuân hiện nay khoá luận tốt nghiệp 017 (Trang 72 - 74)

3.2.2.1. Tăng cường hiệu quả xử lý nợ có vấn đề

Nợ xấu là điều không ai muốn nhưng nó luôn tồn tại ở bất kỳ ngân hàng nào. Do đó thiết lập cơ chế xử lý nợ có vấn để là một đòi hỏi khách quan. Để giảm thiểu tổn

thất khi rủi ro tín dụng xảy ra, cần có sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan cũng như một bộ máy đủ mạnh, đủ tầm để giải quyết những vấn đề phát sinh trong tiến trình xử lý nợ.

Cần thực hiện các bước xử lý nợ một cách tuần tự và thận trọng không nóng vội mà phá vỡ những mối quan hệ đã được thiết lập với khách hàng, đặc biệt là khách hàng truyền thống. Cụ thể như:

- Làm rõ thực trạng kinh doanh, tài sản bảo đảm, thái độ của khách hàng.

- Phân tích về khả năng phục hồi tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ trả nợ, sự hợp tác của khách hàng.

- Phân tích tình trạng và khả năng xử lý tài sản bảo đảm.

3.2.2.2. Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay.

Bảo hiểm có vị trí đặc biệt quan trong hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Cơ sở của bảo hiểm ngân hàng là các nghĩa vụ chi trả bảo hiểm cho các ngân hàng khi gặp sự cố rủi ro. Vì vậy nó giúp chi nhánh hạn chế rủi ro tín dụng. Để làm được điều đó chi nhánh cần thực hiện:

- Yêu cầu khách hàng vay phải mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng và bảo hiểm công trình, bảo hiểm hàng hóa,...

- Hoàn thiện về mặt pháp lý các tài sản bảo đảm tiền vay để thuận lợ trong việc xử lý. Qua xử lý một số tài sản bảo đảm tiền vay của chi nhánh cho thấy việc sở hữu tài sản không rõ ràng, không có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản sẽ làm cho việc phát mại tài sản trở nên khó khăn. Nguyên nhân của tình trạng này là do khách hàng ngại tốn chi phí nên không đăng ký sở hữu tài sản, ngân hàng không đôn đốc khách hàng hoàn thiện các thủ tục về tài sản bảo đảm. Để giảm những rủi ro về mặt pháp lý, cần thỏa thuận việc hoàn thiện về thủ tục đăng ký sở hữu tài sản khi dự án hoàn thành là một điều kiện tín dụng, đồng thời thực hiện nghiêm tíc công tác kiểm tra, liên tục rà soát hồ sơ pháp lý và thực trạng của tài sản bảo đảm.

3.2.2.3. Bán nợ cho Công ty khai thác và quản lý tài sản Việt Nam ( VAMC)

Hiện nay tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam đã thực hiện bán nợ cho VAMC theo giá trị sổ sách và nhận lại trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành. Việc bán nợ cho VAMC không chỉ giúp ngân hàng làm sạch bảng cân đối kế toán, kéo dài thời gian xử lý nợ mà còn có thể sử dụng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành để vay tái cấp vốn của NHNN, qua đó tạo nguồn vốn kinh doanh. Vì vậy, với thực trạng nợ xấu cao trong những năm qua thì việc bán nợ cho VAMC là phương án rất có lợi đối với ngân hàng. Để việc mua bán diễn ra hiệu quả thì ngân hàng cần phải thực hiện nghiêm túc cơ chế phối hợp với VAMC trong quá trình xử lý, thu hồi nợ hơn nữa. Đưa ra các phương án, lộ trình, kế hoạch cũng như việc giải quyết những vướng mắc trong

quá trình xử lý nợ đã bán để nhanh chóng giải phóng nợ xấu. Bởi nếu không tích cực xử lý thì ngân hàng sẽ phải gánh lại những khoản nợ xấu đã bán sau 5 năm. Vì vậy, cần phối hợp lựa chọn kỹ các khoản nợ xấu sẽ bán, không phải khoản nào nợ xấu cũng mua, cũng bán.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH TMCP hàng hải việt nam chi nhánh thanh xuân hiện nay khoá luận tốt nghiệp 017 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w