Tình hình hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa danh mục cho vay tại NHTMCP sài gòn thương tín khoá luận tốt nghiệp 073 (Trang 55)

Gòn Thương Tín

Trong bối cảnh đầy thách thức của năm 2013, mặc dù không tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định của các chính sách kinh tế vĩ mô và tình hình khó khăn của sản xuất kinh doanh trong nước, nhưng bằng những nỗ lực phấn đấu không ngừng, Sacombank đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, không ngừng gia tăng quy mô

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013của Sacombank

Nhờ các chương trình kích thích kinh doanh nhắm đến các đối tượng khách

hàng đa dạng, huy động vốn tiếp tục tăng trưởng khả quan: đạt 140.770 tỷ đồng, tăng 17.018 tỷ đồng, tương ứng tăng 13,8% so với năm 2012. Trong đó, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 131.928 tỷ đồng, tăng 17.065 tỷ đồng (tăng 14,9%) so với năm 2012 (nếu loại trừ trái phiếu thì huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư tăng 20%), giúp ngân hàng thiết lập được hệ khách hàng ổn định lâu dài làm nền tảng tốt để thực hiện mục tiêu bán lẻ, đa năng. Tuy nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư chỉ đạt 91,3% kế hoạch thực hiện nhưng so với tình hình chung của thị trường, kết quả này rất đáng ghi nhận.

Tiền gửi VNĐ tăng mạnh với tốc độ tăng 23,8%, không chỉ giúp bù đắp cho nguồn vàng bị giảm mà còn tạo nên sức bật của nguồn vốn, phù hợp với yêu cầu quản lý của NHNN trong lĩnh vực tiền tệ. Đặc biệt, tiền gửi của khách hàng cá nhân tăng đáng kể về cả tốc độ (tăng 24,3%) và tỷ trọng (tăng 6,6%), đáp ứng được các định

46

tổng tài sản của ngân hàng, trong đó Tài sản Có sinh lời ngày càng cao và đảm bảo các tiêu chí an toàn trong mức cho phép của NHNN.

1.1.1.1. Tổng tài sản

Biểu đồ 2.1

Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của Sacombank, giai đoạn 2009-2013

Nguồn: Báo cáo thường niênnăm 2013 của Sacombank

Tính đến ngày 31/12/2013, tổng tài sản của Sacombank đạt 160.170 tỷ đồng, tăng 8.888 tỷ đồng, duy trì tốc độ tăng bình quân của ba năm gần đây (tăng 5,9% so với đầu năm). Sacombank đã thực hiện tất toán toàn bộ vốn bằng vàng theo chủ trương của NHNN với hơn 52 ngàn lượng, tương đương 2.391 tỷ đồng nhưng tổng tài sản của Sacombank vẫn duy trì ở mức cao. Trước tình hình kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, kế hoạch tăng vốn điều lệ với các đối tác nước ngoài được hoãn lại, tuy vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao nhưng tổng tài sản của Sacombank chỉ đạt 43,1% kế hoạch tăng trưởng. Mặc dù vậy, chất lượng tài sản được cải thiện tốt.Tài sản Có sinh lời của ngân hàng tăng tỷ trọng từ 86,4% lên 90%, chủ yếu tăng các khoản mục cốt lõi, ổn định với hệ khách hàng cá nhân phát triển mạnh.

1.1.1.2. Hoạt động huy động vốn

Biểu đồ 2.2

47

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư của Sacombank, giai đoạn 2009-2013

Huy động TCKT&DC ■ %Tăng trưởng

hướng lớn của ngân hàng. Xu hướng chuyển dịch kỳ hạn của nguồn vốn ngày càng phù hợp với sử dụng vốn, tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn tăng 8,4% giúp ngân hàng nâng cao hơn nữa các chỉ số an toàn vốn. Đồng thời, sự phát triển khá nhanh tiền gửi lãi suất thấp (tăng 4540 tỷ đồng, tăng 33,1%) đã góp phần tăng biên độ lãi và thu dịch vụ. Số lượng khách hàng tiền gửi đạt gần 2,3 triệu người, tăng 534 ngàn người, tương ứng tăng 29,7% so với đầu năm. Trong đó, khách hàng cá nhân tăng 522.000 người, chiếm tỷ trọng 96,5% tổng lượng khách hàng giao dịch.

2009 2010 2011 2012 2013

Nguồn: Báo cáo thường niênnăm 2013 của Sacombank

Mặc dù nền kinh tế đã có những chuyển biến khá tích cực trong các tháng cuối

năm nhưng chưa đủ đẩy nhu cầu tín dụng tăng cao như kỳ vọng. Đến ngày 31/12/2013, tổng dư nợ cho vay là 110.297 tỷ đồng, tăng 13,7% so với năm 2012. Trong đó cho vay khách hàng là 107.848 tỷ đồng, đạt 71% kế hoạch thực hiện, tăng 14,6% so với năm 2012. So với tốc độ toàn ngành (12,5%), các chỉ số trên phản ánh sự nỗ lực của Sacombank.

Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của Sacombank cũng có những dấu hiệu tích cực: Chỉ tiêu 2013 2012 Số dư nợ quá hạn 2.328 2.361 Số dư nợ xấu 1.594 1.951 Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng nợ 2,11% 2,39% Tỷ lệ nợ xấu/ tổng nợ 1,44% 1,97% 48 Biểu đồ 2.3

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng của Sacombank, giai đoạn 2009-2013

■^^■1 Cho vay khách hàng ■ %Tăng trưởng ĐVT: tỷ đông

64,1% ⅛

1,4%

Bảng 2.1

Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của Sacombank, giai đoạn 2012-2013

Đạt được kết quả này là do Sacombank đã thực hiện nhiều biện pháp triệt để; tập trung nâng cao công tác ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn, áp dụng cơ chế linh hoạt trong xử lý tài sản cấn trừ nợ, giám sát chặt chẽ và xuyên suốt tại từng địa bàn, song hành với khách hàng, cùng tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, chuyển đổi nợ xấu thành trái phiếu VAMC, áp dụng chính sách khen thưởng đối với đơn vị xử lý tốt nợ quá hạn, kết quả nợ quá hạn và nợ xấu lần lượt chiếm tỷ lệ 2,11% và 1,44%.

Bên cạnh đó, cơ cấu danh mục cho vay khách hàng của toàn hệ thống Sacombank cũng không ngừng được cải thiện theo hướng đa dạng hóa sản phẩm tín dụng và mở rộng địa bàn cho vay, ngành nghề cho vay và đối tượng vay vốn. Các sản phẩm của Sacombank đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng như cho vay bổ sung vốn lưu động, tài trợ và đồng tài trợ các dự án đầu tư, cho vay tiêu dùng, vay du học nhằm phân tán rủi ro tín dụng và phù hợp với định hướng phát triển là một ngân hàng bán lẻ đa năng - hiện đại - tốt nhất Việt Nam.

2.1.2.2. Hoạt động dịch vụ

Ngoài ra, trong bối cảnh hoạt động tín dụng nhiều rủi ro, Sacombank đã áp dụng nhiều hình thức và biện pháp nhằm gia tăng thu nhập về dịch vụ, đạt 867 tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 11,8% tổng thu nhập, tập trung vào khách hàng cá nhân với mức 243 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2012, tăng tỷ trọng từ 24,9% lên 27,7%. Trong đó, hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng nội địa, thẻ và ngân hàng điện tử đã có những bước đột phá đáng ghi nhận.

Hoạt động thẻ

Trong năm 2013, đáp ứng xu hướng nổi trội của thị trường, hoạt động thẻ được chú trọng phát triển với con số phát hành hơn 1 triệu thẻ. Lắp đặt thêm 1.701 máy POS và 42 máy ATM. Nâng số POS hiện hữu lên 4.129 máy và máy ATM là 814 máy, tín dụng thẻ đạt 1.426 tỷ đồng, tăng 17,7%. Nhờ biên độ lãi lớn, thu thuần từ lãi cho vay thẻ đạt 170 tỷ (tăng 102,3%), chiếm 46,3% tỷ trọng tổng thu nhập thẻ, thu dịch vụ thẻ 198 tỷ (tăng 17,2%), chiếm tỷ trọng 22,5% tổng thu dịch vụ của ngân hàng, lợi nhuận thẻ đạt 197 tỷ đồng, tăng 134,7% so với năm 2012.

Hoạt động ngân hàng điện tử

Hoạt động ngân hàng điện tử có nhiều bước đổi mới, hệ thống Internet banking hiện hữu được hoàn thiện, nâng cao hiệu suất với các tiện ích hiện đại được mở rộng đã giúp Sacombank tự tin đẩy mạnh phát triển khách hàng bằng việc tăng cường các

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013 của Sacombank

Nợ quá hạn và nợ xấu đến 31/12/2013 lần lượt là 2.328 tỷ đồng và 1.594 tỷ đồng, giảm khá nhiều so với đầu năm (tương ứng giảm 33 tỷ đồng và 357 tỷ đồng).

Biểu đồ 2.4

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Sacombank, giai đoạn 2009-2013

50

chương trình kích thích kinh doanh thúc đẩy ủy thác thanh toán, báo giao dịch tự động, triển khai các chương trình khuyến mãi bán hàng theo gói. Theo đó,thu dịch vụ ngân hàng điện tử đạt 53 tỷ đồng, cao gấp 2,4 lần so với năm 2012.

Hoạt động thanh toán quốc tế

Mạng lưới rộng và mô hình xử lý tập trung đã giúp TTQT hạn chế được rủi ro tác nghiệp, việc triển khai chính sách, quy trình cũng nhanh chóng và đồng nhất hơn. Nhờ đó, hoạt động TTQT cải thiện tốt, đạt doanh thu 5,6 tỷ USD (tăng 9,4%). Trong đó, dịch vụ chuyển tiền quốc tế tăng vượt bậc, đặc biệt là chuyển tiền cá nhân cho mục đích du học, chữa bệnh, định cư, đã thể hiện thế mạnh bán lẻ của Sacombank. Phí dịch vụ TTQT đạt 274 tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 2012.

Hoạt động thanh toán nội địa

Doanh số chuyển tiền nội địa năm 2013 khá hiệu quả, đạt 4.810.532 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2012, trong đó doanh số chuyển tiền đi tăng 14,2%, chuyển tiền đến tăng 2,2%, phí dịch vụ thanh toán nội địa đạt 247 tỷ đồng, tăng 12,27%.

Tăng trưởng về hoạt động chuyển tiền chứng tỏ khách hàng ngày càng tin tưởng vào sản phẩm dịch vụ của Sacombank, đồng thời góp phần tăng lưu lượng thanh toán không dùng tiền mặt, giúp Sacombank điều hành thanh toán ổn định, gia tăng số dư tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và các dịch vụ khác.

1.1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong bối cảnh kinh tế đang đối diện với nhiều thách thức, Sacombank vừa khắc phục những khó khăn nội tại, vừa tham gia tích cực vào các chương trình đồng hành, chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp trên cả nước.Sacombank luôn nỗ lực nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh cho vay phân tán, tiết giảm chi phí điều hành để nâng cao hiệu suất, mở rộng thị phần theo đúng định hướng ổn định - bền vững, kiểm soát, hạn chế nợ quá hạn mới và thu hồi triệt để các khoản nợ quá hạn cũ, giảm thiểu chi phí dự phòng rủi ro. Vì vậy, Sacombank đã đảm bảo các khoản thu nhập chi phí theo kỳ vọng:

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013 của Sacombank

Tổng thu thuần đạt 7.359 tỷ đồng, tăng 9,2% so với năm 2012. Trong đó thu

thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 2.683 tỷ đồng, bám sát tiến độ kế hoạch (102,8%). Tỷ trọng thu ngoài lãi chiếm 13%, gần gấp đôi năm 2012 (7%).

Tổng chi phí điều hành ở mức 3.858 tỷ đồng, giảm 0.8% so với năm 2012 và bằng 96,9% kế hoạch. Hiệu suất sử dụng chi phí điều hành được cải thiện tốt, tỷ lệ chi phí điều hành/tổng thu nhập giảm mạnh từ mức 57,7% đầu năm xuống 52,4% vào cuối năm.

Dự phòng rủi ro được trích đầy đủ theo đúng quy định giúp công tác đánh giá hoạt động kinh doanh thuận lợi và đúng bản chất, nguồn lực tài chính nhờ đõ trở nên vững chắc hơn. Tổng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng tại thời điểm 31/12/2013 của Sacombank là 1.400 tỷ đồng. Trong đó, dự phòng chung là 867 tỷ đồng và dự phòng cụ thể la 533 tỷ đồng, chiếm hơn 87,9% nợ xấu.

Lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 2.838 tỷ đồng, bằng 101,3% kế hoạch cả năm 2013, gấp hơn hai lần lợi nhuận trước thuế năm 2012.

2.2. Thực trạng đa dạng hóa danh mục cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

Để đánh giá về mức độ đa dạng hóa danh mục cho vay của Sacombank, khóa luận đi vào phân tích thực trạng danh mục cho vay của Sacombank giai đoạn 2010- 2013 theo một số tiêu thức đã được đưa ra ở Chương I của khóa luận. Trong Chính sách tín dụng của Sacombank, căn cứ tình hình kinh tế và kế hoạch phát triển tín dụng hàng năm, Sacombank xây dựng và quản lý danh mục cấp tín dụng theo: loại sản phẩm cấp tín dụng, khu vực địa lý, đối tượng khách hàng, loại tiền, ngành kinh tế, phương thức cấp tín dụng, các giới hạn tỷ lệ cấp tín dụng và các chỉ tiêu khác theo

31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 nợ Tỷ trọng nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Nợ ngắn hạn 47.33 7 61,19% 49.20 8 62,73% 59.11 7 62,84% 51.983 48,20 % Nợ trung hạn 15.72 4 20,33% 15.42 6 19,66% 21.44 7 22,80% 40.451 37,51 % Nợ dài hạn 14.29 8 18,48% 13.81 4 17,61% 13.51 6 14,37% 15.415 14,29 % Tổng nợ 77.35 9 100% 78.44 9 100% 94.08 0 100% 107.848 100% 52

định hướng chiến lược của Sacombank trong đó có tính đến đặc thù của từng khu vực, ngành nghề.

2.2.1. Đa dạng hóa danh mục cho vay về kỳ hạn

Theo Chính sách tín dụng của Sacombank, cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng, cho vay trung hạn được tính cho các khoản vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng, cho vay dài hạn bao gồm các khoản cho vay trên 60 tháng. Dư nợ và tỷ trọng của từng loại kỳ hạn cho vay của Sacombank trong giai đoạn 2010- 2013 được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.2

Cơ cấu danh mục cho vay theo kỳ hạn của Sacombank, giai đoạn 2010-2013

2011, 2012, 2013

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta có thể thấy cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các loại hình cho vay theo thời hạn của

Sacombank. Từ năm 2010 đến 2012, tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong cơ cấu cho vay theo kỳ hạn cũng tăng lên, từ 61,19% năm 2010 lên 62,84% năm 2012. Tuy nhiên, đến năm 2013, tỷ trọng của hình thức cho vay này lại có chiều hướng giảm xuống đáng kể trong cơ cấu cho vay chiếm 48,2% vào năm 2013.

Trong khi đó, cho trung hạn lại tăng lên rõ rệt, từ 21.447 tỷ đồng, chiếm 22,8% năm 2012 tăng lên 40.451 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,51% năm 2013. Trong giai đoạn 2010-2013, tỷ trọng cho vay dài hạn cũng giảm dần, từ 18,48% năm 2010, giảm xuống 14,29% năm 2013.

Sự chuyển biến như vậy có thể do, trong giai đoạn 2010-2011, nền kinh tế đầy biến động nên dù những khoản vay trung dài hạn tuy đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, Sacombank hướng hoạt động cho vay của mình sang cho đối tượng khách hàng vừa và nhỏ, cá nhân, hộ gia đình để cho vay ngắn hạn. Thứ hai, thời điểm này thị trường bất động sản đóng băng nên Sacombank đã thận trọng hơn trong việc cho vay đối với các dự án xây dựng mới hay trong việc tài trợ các dự án kinh doanh trung-dài hạn. Tuy nhiên, từ 2012 trở lại đây, nền kinh tế đã có dấu hiệu khởi sắc trở lại nên ngân hàng đã chuyển dần sang cho vay trung-dài hạn để đảm bảo có nguồn thu ổn định cho ngân hàng. Đây cũng là xu thế của hầu hết các ngân hàng trong hệ thống.

Tỷ trọng dư nợ trung-dài hạn tăng dần qua các năm, là kết quả của việc thực hiện chính sách đầu tư, cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, với việc gia tăng tỷ trọng

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ BCTC riêng đã kiểm toán năm 2010, 2011, 2012, 2013 của Sacombank.

Biểu đồ 2.5

Tỷ trọng dư nợ cho vay theo kỳ hạn của Sacombank, giai đoạn 2010-2013

53 Tỷ trọng ■Nợ ngắn hạn ■Nợ trung hạn ■Nợ dài hạn Năm

31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012

Các doanh nghiệp nhà nước 2.584 3.624 5.907

Các công ty cổ phần 18. 553 19.642 26.614

Các công ty TNHH 23.485 23.134 24.956

Các doanh nghiệp tư nhân 4.257 4.011 3.372

Các hợp tác xã 269 127 90

Các công ty liên doanh 167 331 -

Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 270 235 176 Các cá nhân 27.683 27.179 32.913 Khác 96 164 50 Tổng dư nợ 77.360 78.449 94.080 54

cho vay trung hạn như phân tích ở trên, Sacombank cần tiếp tục điều hành và kiểm soát cho vay trung dài hạn, đặc biệt với lĩnh vực trung dài hạn lớn nhất là cho vay đầu tư nhà xưởng, máy móc nhằm đảm bảo tỷ lệ sử dụng vốn trung dài hạn bằng vốn ngắn hạn và hạn chế rủi ro độ lệch kỳ hạn giữa cho vay và huy động khi mà phần lớn vốn huy động là vốn ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa danh mục cho vay tại NHTMCP sài gòn thương tín khoá luận tốt nghiệp 073 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w