Căn cứ vào phương thức cho vay

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa danh mục cho vay tại NHTMCP sài gòn thương tín khoá luận tốt nghiệp 073 (Trang 26)

Theo phương thức cho vay có thể phân loại hoạt động cho vay thành các hình thức như cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay từng lần hoặc thấu chi. Trong đó:

Cho vay theo hạn mức tín dụng là hình thức cấp tín dụng của NHTM mà theo đó khách hàng chỉ cần làm một bộ hồ sơ để vay trong một kỳ nhất định với mức tín dụng mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận. Hình thức này thường được các ngân hàng áp dụng với đối tượng khách hàng có hoạt động kinh doanh ổn định; có thể lập được kế hoạch sản xuất kinh doanh cho từng kỳ; có nhu cầu vay, trả nợ thường xuyên và là doanh nghiệp truyền thống, có uy tín đối với ngân hàng.

Cho vay từng lần là hình thức cho vay được thực hiện trên cơ sở từng khâu hoặc toàn bộ phương án sản xuất kinh doanh cụ thể. Việc xét duyệt cho vay trong hình thức này được thực hiện dựa trên từng đối tượng cụ thể và thường áp dụng đối với những khách hàng mới, không có nhu cầu vay ngân hàng thường xuyên.

Thấu chi là phương thức tài trợ trong đó ngân hàng cho vay bằng cách cho phép khách hàng được rút tiền vượt quá số dư trên tài khoản vãng lai trong phạm vi số tiền và thời hạn nhất định.

Ngoài ra, tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng mà có thể đưa ra các phương thức cho vay khác phù hợp với ngân hàng và hệ khách hàng của mình.

1.1.3.4. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng

Thông qua việc đánh giá mức độ tín nhiệm, năng lực tài chính và uy tín tín dụng của khách hàng, ngân hàng có thể áp dụng các hình thức cho vay như: cho vay không có tài sản đảm bảo (tín chấp) hoặc cho vay có tài sản đảm bảm.

Cho vay không có bảo đảm là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa trên niềm tin, có đầy đủ căn cứ (tư cách của khách hàng, quy mô hoạt động kinh doanh, uy tín trong lĩnh vực kinh doanh và có lịch

sử giao dịch tốt với các TCTD) và đáp ứng tất cả tiêu chí cho vay không có TSBĐ của từng ngân hàng.

Cho vay có bảo đảm là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba. TSBĐ là biện pháp nhằm làm giảm thiểu rủi ro mất vốn khi cho vay. Các hình thức của TSBĐ gồm cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của người thứ ba, đảm bảo bằng tài sản được hình thành từ vốn vay và một số hình thức khác.

1.1.3.5. Căn cứ vào phương thức hoàn trả khoản vay

Ngoài các tiêu thức trên, hoạt động cho vay còn có thể được phân thành các hình thức khác nhau theo phương thức hoàn trả khoản vay như: cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn; cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp; cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể mà tùy khả năng tài chính của mình, người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.

1.2. Đa dạng hóa danh mục cho vay của ngân hàng thương mại

1.2.1. Khái niệm về đa dạng hóa danh mục cho vay

1.2.1.1. Khái niệm về danh mục cho vay

Theo từ điển kinh tế Anh-Việt, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Văn Luận (2001) thì "Danh mục là tập hợp các loại chứng khoán, tài sản do một cá nhân hoặc một tổ chức tài chính sở hữu bao gồm các loại cổ phiếu, chứng khoản, chứng chỉ ký thác, hàng hóa, tiền mặt và bất động sản để hạn chế rủi ro trong đầu tư". Từ cách định nghĩa như vậy, có thể thấy ngay trong bản thân thuật ngữ này đã thể hiện trong đó sự đa dạng các loại tài sản dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm giảm thiểu rủi ro của sự tập trung quá nhiều vào một loại tài sản trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Xuất phát từ thuật ngữ về danh mục như vậy, có thể hệ thống thành khái niệm danh mục cho vay trong chính sách tín dụng của các ngân hàng thương mại như sau:

Danh mục cho vay của ngân hàng là một tập hợp các loại cho vay thuộc sở hữu của ngân hàng, được sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau, được cơ cấu theo một tỷ lệ nhất định, phục vụ cho các mục đích quản trị của ngân hàng.

Các tiêu chí này có thể là thời hạn khoản vay, đối tượng khách hàng, hình thức đảm bảo tiền vay, mục đích sử dụng vốn, khu vực địa lý, chất lượng khoản vay và một số tiêu thức khác.

1.2.1.2. Khái niệm về đa dạng hóa danh mục cho vay

Theo đại từ điển kinh tế thị trường: “Đa dạng hoá kinh doanh là sách lược của một doanh nghiệp cùng một lúc kinh doanh từ hai ngành nghề trở lên, doanh nghiệp áp dụng kinh doanh đa dạng, tham gia vào hoạt động sản xuất và tiêu thụ nhiều loại hàng hóa và dịch vụ. Trước tiên, cần chọn phương hướng đa dạng hoá và chọn loại nào để đa dạng hoá thì hữu hiệu hơn. Kinh doanh đa dạng hoá, không những chỉ hạn chế ở chỗ mở rộng chủng loại sản phẩm, mà còn gồm cả mở rộng phạm vi sản xuất và thị trường. Mục đích của nó là để phân tán nguy cơ, tránh cho thị trường của một loại hàng hoá nào có biến động, ảnh hưởng đến thu lợi và tận dụng đầy đủ tiềm lực sản xuất, tiềm lực tiêu thụ của thị trường, dùng sản phẩm phụ và tiết kiệm chi phí tiêu thụ ”(1.

Như vậy, có thể hiểu rằng, đối với mỗi NHTM, đa dạng hoá hoạt động cho vay tức là việc ngân hàng xây dựng một danh mục nhiều sản phẩm cho vay cung ứng ra nền kinh tế nhằm thoả mãn tốt nhất các nhu cầu đa dạng và phong phú của nền kinh tế, là quá trình mở rộng các sản phẩm cho vay với nhiều kỳ hạn, nhiều hình thức phục vụ nhiều đối tượng khách hàng với mức sinh lời và mức độ rủi ro khác nhau.

Đồng thời, đa dạng hoá không chỉ hạn chế ở việc mở rộng các loại nghiệp vụ mà còn bao hàm cả mở rộng, phát triển các nghiệp vụ về phạm vi, quy mô, hình thức thực hiện. Đây là nguyên tắc được coi là quan trọng nhất đối với quản lý danh mục cho vay. Theo nguyên tắc này, ngân hàng cần thiết lập và duy trì một danh mục cho vay đa dạng, không quá tập trung cho vay vào một đối tượng nhất định, vào một số ngành kipĐạm/thay vào' ỔỡờCầniphârViện nghiên cứu và phổ biến tri thức' bách khoóliều đối tượng, kỳ hạn khác nhau phù hợp với quy mô năng lực cũng như nguồn vốn của ngân hàng huy động được.

Đây sẽ là danh mục - tập hợp các nhóm sản phẩm mà ngân hàng lựa chọn và cung cấp cho khách hàng mục tiêu của mình. Một sự kết hợp tốt giữa sản phẩm dịch vụ cũ và mới, giữa các sản phẩm dịch vụ truyền thống và hiện đại sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngân hàng trong dài hạn. Một danh mục sản phẩm được coi là có hiệu quả khi nó đảm bảo được tính đa dạng để đáp ứng nhu cầu có sức cạnh tranh và duy trì được khả năng và sinh lời.

Để thực hiện đa dạng hóa danh mục cho vay của mình, các ngân hàng có thể sử dụng các chiến lược đa dạng hóa như sau: đa dạng hóa chiều ngang tức là tạo ra các

Thứ hai, những khoản vay trên danh mục phải có tính độc lập, ít phụ thuộc với nhau, tức là khả năng vỡ nợ của một khoản vay trên danh mục không ảnh hưởng tới

khả năng vỡ nợ của các khoản vay còn lại.

Trong thực tế, có thể thấy hiện tượng tập trung cho vay quá nhiều vào một số ít ngành nhạy cảm vẫn xảy ra dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn vào đầu thập niên 80 các ngân hàng miền Tây nước Mỹ có dư nợ rất lớn tập trung vào ngành

25

sản phẩm cho vay mới trên cơ sở sử dụng nguồn lực,công nghệ, cơ sở vật chất hiện có;

đa dạng hóa tổ hợp thông qua việc tạo ra sản phẩm cho vay mới để cung cấp, tiêu thụ

cho một thị trường mới; đa dạng hóa chiến lược bằng cách mở rộng địa bàn hoạt động, mở rộng đối tượng khách hàng, quy mô của danh mục hiện có.

Việc áp dụng hình thức đa dạng hóa danh mục cho vay như thế nào tùy thuộc vào quan điểm quản trị, đặc điểm, hệ khách hàng và tiềm lực riêng của mỗi ngân hàng. Các ngân hàng sẽ tùy thuộc vào mục tiêu, các yếu tố dự báo và điều kiện riêng của mình để lựa chọn những phương án đa dạng hóa danh mục cho vay theo ngân hàng là tối ưu. Không nhất thiết phải theo một phương thức đa dạng hóa danh mục cho vay nhất định, mà ngân hàng có thể kết hợp các phương pháp khác nhau để phù hợp với ngân hàng mình.

1.2.1. Ý nghĩa của việc đa dạng hóa danh mục cho vay

1.2.2.1. Đối với ngân hàng thương mại

Đa dạng hóa danh mục cho vay giúp ngân hàng phân tán và giảm thiểu rủi ro

Lĩnh vực kinh doanh của các ngân hàng thương mại là một lĩnh vực đa dạng và có độ nhạy cảm cao, nên rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là rất lớn và phức tạp. Rủi ro có thể phát sinh từ bất kỳ giao dịch hoặc hoạt động kinh doanh nào. Trong đó, rủi ro từ hoạt động cho vay được xem là loại rủi ro chính yếu, xuất phát từ vị trí quan trọng của cho vay trong tổng tài sản cũng như nguồn lợi nhuận thu được của ngân hàng. Trong cấu trúc thành phần các loại rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM, có một bộ phận đó là rủi ro tập trung. Theo định nghĩa của Ủy ban Basel “Rủi ro tập trung là bất kỳ rủi ro đơn lẻ hoặc nhóm rủi ro nào có khả năng tạo ra tổn thất đủ lớn liên quan đến mức vốn của ngân hàng, tài sản có của ngân hàng hoặc tổng tổn thất của ngân hàng”(2)

Đây là loại rủi ro xuất phát từ sự thiếu đa dạng trong danh mục cho vay của ngân hàng. Cũng theo lý thuyết về danh mục hiện đại, sự đa dạng hóa được xem là chìa khóa quan trọng để giảm thiểu rủi ro tập trung. Hai điều kiện cơ bản của đa dạng hóa cần được thỏa mãn để giảm thiểu rủi ro tập trung trong hoạt động cho vay của ngân hàng bao gồm:

Thứ nhất, danh mục bao gồm một số lượng lớn những khoản vay có giá trị

tương đối nhỏ, sao cho biến cố rủi ro nếu xảy ra thì tổn thất mà một khoản vay mang lại không tác động quá lớn đến giá trị danh mục.

năng lượng dầu mỏ. Khi giá dầu giảm thấp, xuống thấp hơn 1/3, tài sản đảm bảo cho vay cũng chính là loại hàng hóa này không xử lý được, một loạt ngân hàng mất khả năng thanh khoản phải nhận sự cứu trợ của ngân hàng Trung ương Mỹ. Hơn một năm sau đó, tình trạng này được tái lặp với các ngân hàng miền Tây Bắc nước Mỹ. Sự đổ vỡ hai ngân hàng lớn của Mỹ: Penn Square (tháng 6 năm 1982) và Continental Illinois National (tháng 4 năm 1984) đã để lại bài học về việc tập trung dư nợ quá nhiều cho một ngành kinh tế hẹp, thiếu đa dạng hóa, dẫn đến tập trung rủi ro và hậu quảphải gánh chịu tổn thất to lớn khi ngành kinh tế đó suy thoái. Vào năm 2008, sự kiện này lại tiếp tục tái diễn với ngân hàng Lehman Brothers, ngân hàng lớn thứ tư tại Mỹ. Vào thời điểm trước khi phá sản, số dư nợ cho vay bất động sản của Lehman Brothers lên tới 52 tỷ USD, xấp xỉ 8,6% tổng tài sản và tương đương 2,6 lần vốn tự có của ngân hàng.

Điều này trái với quy định dư nợ cho vay của một ngành không được vượt quá vốn tự có của ngân hàng trong thời kỳ trước những năm 90 tại Mỹ. Hậu quả là khi giá bất động sản xuống thấp, khách hàng không có khả năng trả nợ, ngân hàng Lehman

BroNârhànởhaxàữhnqố '∣⅛ ngHn>wshn uo⅛n⅞4⅛M∏g ểBvtóng-pháà sản T⅛π⅜lraV4roπhg gtíi bđeạnnhy ĩaiMỹ. Rõ ^viíệ^vPp^cácii^liạn phân tán rủi ro trên danh mục cho vay, sự tập trung quá mức dư nợ vào một số ngành có tính “nhạy cảm” với biếnđộng của nền kinh tế đã khiến cho các ngân hàng thương mại phải gánh chịu hậu quả khó lường.

Vào đầu thập niên 90, tại một số quốc gia trên thế giới, xuất hiện nhiều bài nghiên cứu về tác động của của tập trung hoặc đa dạng hóa danh mục cho vay đối với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại. Trong đó, nổi bật là bài báo khoa học của nhóm tác giả Stefania P.S. Rossi, Markus S. Schwaiger, Gerhard Winkler năm 2009. Bài nghiên cứu đã sử dụng các mô hình toán để kiểm chứng các giả thuyết liên quan đến mức độ ảnh hưởng của đa dạng hóa trên danh mục cho vay của ngân hàng đối với rủi ro, hiệu quả hoạt động và mức độ vốn hóa tại các ngân hàng thương mại Úc

trong vòng 7 năm 1997 đến năm 2003. Ket quả cho thấy những lợi ích rõ rệt của việc đa dạng hóa danh mục cho vay đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Cụ thể như việc đa dạng hóa (đặc biệt là đa dạng hóa về ngành nghề cho vay) sẽ làm giảm dự phòng nợ xấu trong tương lai, đồng thời ngân hàng có thể hoạt động với mức vốn thấp hơn, từ đó giảm chi phí, tiết kiệm nguồn lực, gia tăng hiệu quả lợi nhuận cho ngân hàng.

Như vậy có thể thấy, việc đa dạng danh mục cho vay được coi là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất trong việc phân tán rủi ro tín dụng.

Đa dạng hóa danh mục tín dụng làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng

Trong điều kiện thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng mình là vấn đề mang tính chiến lược. Mặc dù trong những năm gần đây, nguồn thu từ các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tăng đáng kể, nhưng hoạt động tín dụng mà cụ thể là cho vay vẫn là nguồn thu chính của ngân hàng. Thực hiện đa dạng hóa danh mục cho vay giúp ngân hàng mở rộng được thị trường và các mối quan hệ tín dụng, khách hàng có nhiều điều kiện tiếp xúc với nguồn vốn tín dụng, với các sản phẩm cho vay đa dạng, đáp ứng nhu cầu về vốn của mình. Từ đó, doanh số cho vay tăng lên, lợi nhuận cũng tăng theo. Hơn nữa, việc đa dạng hóa danh mục cho vay giúp cho các nhu cầu của khách hàng được đáp ứng một cách tốt nhất, thêm vào đó là chất lượng phục vụ cũng như chất lượng sản phẩm tốt sẽ giúp ngân hàng mở rộng được thị phần. Không chỉ như vậy, đa dạng hóa danh mục cho vay còn giúp cho ngân hàng khai thác tối đa và có hiệu quả nguồn vốn huy động, trình độ quản lý, cơ sở vật chất, giảm chi phí quản lý, chi phí hoạt động, tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, cùng với nó là sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới khiến cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau trong tất cả các ngành nghề diễn ra gay gắt. Cạnh tranh là một trong những yếu tố cơ bản cần phải có để nền kinh tế thị trường phát triển, tuy nhiên điều này lại tạo ra áp lực xây dựng chỗ đứng trên thị trường để tồn tại của các doanh nghiệp. Lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nếu như trước đây, để sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, khách hàng buộc phải tìm đến ngân hàng để giao dịch thì ngày nay thực tế đó đã thay đổi hoàn toàn. Nền kinh tế phát triển kéo theo sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và

ngoài nước, trong khi đó số lượng khách hàng có nhu cầu giao dịch là có hạn. Điều này buộc các ngân hàng nỗ lực tăng cường Marketing, quảng bá hình ảnh cũng như gia

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa danh mục cho vay tại NHTMCP sài gòn thương tín khoá luận tốt nghiệp 073 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w