Nội dung mô hình CAMELS

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTMCP quân đội thông qua mô hình camels giai đoạn 2014 2016 khoá luận tốt nghiệp 089 (Trang 26 - 32)

a. Capital Adequacy (Mức độ an toàn vốn)

Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro trong hoạt động cho vay, đầu tư của mình thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn. Vốn tự có luôn cần được duy trì ở một mức nhất định, thường theo chính sách sách của các cơ quan quản lý để giảm thiểu rủi ro cho mỗi ngân hàng cũng như toàn hệ thống.

Một số các chỉ số đánh giá mức độ an toàn vốn:

Tỉ số CAR (Capital Adequacy Ratio) đo lường khả năng của ngân hàng trong việc hấp thụ những rủi ro của tài sản có rủi ro quy đổi, chỉ số này càng cao càng thể hiện sự an toàn trong tình hình tài chính của ngân hàng. Bằng tỉ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ khách hàng.

Chỉ số này cho ta thấy tỷ lệ giữa vốn cổ phần và vốn huy động từ bên ngoài. Tỷ lệ này cho thấy xu hướng của ngân hàng trong việc sử dụng vốn từ các nguồn khác nhau cũng như sự vững chắc trong cơ cấu vốn. Tỷ lệ này càng cao thì cơ cấu vốn càng an toàn.

A /-VT-A Giátrịnợxầu

Tỷ lệ Nợ xấu / Vốn = 7-—^———

Tong nguồn von

Chỉ số này thể hiện khả năng của nguồn vốn trong việc đảm bảo cho những thiệt hại từ các khoản nợ xấu. Tỉ lệ này càng thấp đồng nghĩa với việc những rủi ro từ các khoản nợ xấu càng thấp.

b. Asset Quality (Chất lượng tài sản có)

Chất lượng tài sản có là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ đổ vỡ ngân hàng. Thông thường điều này xuất phát từ việc quản lý không đầy đủ trong chính sách cho vay. Việc chất lượng tài sản thấp có thể gây ra các rủi ro tín dụng là rủi ro tổn thất do những biến động bất lợi ảnh hưởng đến khả năng của người vay, người phát hành hay đối tác trong việc đáp ứng nghĩa vụ tài chính của mình theo kế hoạch. . Chất lượng tài sản giảm sút có thể do hệ quả của việc giảm sút chất lượng của các khoản tín dụng khách hàng hay thua lỗ trong đầu tư, sẽ khiến dòng tiền bị ảnh hưởng, ngân hàng đối mặt với rủi ro thanh khoản, giảm sút uy tín và hệ lụy đổ vỡ.

Một số các chỉ số đánh giá chất lượng tài sản có: Tỷ lệ Nợ xấu/ Tổng dư nợ = ■ ---

Tong dư nợ

Chỉ số thể hiện tỷ trọng của tổng các khoản nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng. Chỉ số này sẽ cho ta biết khái quát được chất lượng của các khoản dư nợ của ngân hàng, có bao nhiêu tỷ trọng là những khoản nợ rủi ro khó có khả năng thu hồi được.

ΓTT, . 1 ,1 1~ 1 , ∙ , .A Dư nợ theo ngành nghề

Tỷ trọng dư nợ theo lĩnh vực kinh tế =---- ;--- —

Chỉ số thể hiện dư nợ của ngân hàng theo các ngành nghề, thể hiện cơ cấu dư nợ tập trung vào những ngành nghề kinh tế nào cũng như định hướng tín dụng của ngân hàng đối với thị trường.

, 11 , 1, 1 1 , ,rτ,λ .λ . Giả trị chứng khoản chính phủ

Tỷ lệ Chứng khoán chính phủ/ Tong đau tư =---≡— ,7 . "— ---

Tồng giả trị đăit tư

Chỉ số này thể hiện ngân hàng dành bao nhiêu tỷ trọng trong nguồn vốn dùng cho đầu tư cho các loại chứng khoán do chính phủ phát hành có tính an toàn cao. Tỉ lệ này càng lớn càng cho thấy xu hướng an toàn trong các khoản mục đầu tư.

c. Management (Quản lý)

Ngân hàng là một định chế tài chính vô cùng phức tạp, cũng vì lý do đó mà hệ thống quản trị là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nhiều nhà phân tích chuyên nghiệp coi quản lý là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống phân tích CAMELS, cả ở các khía cạnh tạo lợi nhuận, tăng trưởng hay quản trị để đảm bảo ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro. Đặc biệt, các quyết định của người quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những yếu tố: chất lượng tài sản, mức độ tăng trưởng, chất lượng chính sách và khả năng ứng phó với thay đoi của thị trường.

Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý

τ . 1 ʌ ,ʌʃ,ʌ ʌ Lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận/ Nhân công = -7---———-—

So lượng nhẫn công

Chỉ số này thể hiện mức độ hiệu quả của ngân hàng trong việc tối đa hóa lợi nhuận được tạo ra từ một nhân công.

Hiệu quả kinh doanh/ Nhân công = , Jθrcg iŋʌ ng~ _

So lượng nhằn công

Chỉ số thể này thể hiện liệu một ngân hàng đã sử dụng nhân công với số lượng phù hợp cho hoạt động ngân hàng chưa.

Ngoài những hiệu quả trong đánh giá quản lý, phát triển nguồn nhân lực, khả năng quản lý còn được thể hiện ở cấu trúc bộ máy quản lý cũng như chất lượng của các chính sách quản lý.

d. Earnings (Lợi nhuận)

Thu thu nhập chính của ngân hàng thương mại đến từ các nguồn: (1) Thu nhập từ lãi (hoạt động tín dụng), (2) Thu nhập từ lệ phí, hoa hồng (hoạt động dịch vụ), (3) Thu nhập từ đầu tư kinh doanh chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu), (4) Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ, vàng. Sau khi trừ đi các loại chi phí như lãi suất huy động vốn, giá vốn chứng khoán, chi phí quản lý, dự phòng rủi ro... sẽ hình thành nên lợi nhuận của ngân hàng. Đây là nguồn tiền để duy trì và tăng cường hoạt động kinh doanh trong tương lai.

Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của hoạt động, công tác quản lý. Đây là nguồn tiền để duy trì và tăng cường hoạt động kinh doanh trong tương lai.Tuy vậy, lợi nhuận có thể bị diễn giải sai do các thủ thuật kế toán và không phản ánh đúng bản chất rủi ro trong hoạt động của từng ngân hàng.

Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

1 ʌ 1~. ,1 λ , rτ,A ,,. , Thu nhập lẵi-Chi phí lãi

Thu nhập lãi thuần/ Tổng tài sản =---÷———;---

Tong tài sản

Chỉ số này miêu tả từ một đồng tài sản ngân hàng có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động cho vay. Chỉ số này càng lớn càng thể hiện hiệu quả của ngân hàng trong việc quản lý chi phí, hiệu quả sử dụng đầu vào của ngân hàng.

_, . , ,, , ʌ Chi phỉ

Tỷ lệ Chi phí/ Thu nhập = _ Γ/. ʌ

Tong thu nhập

Chỉ số này thề hiện tương quan giữa thu nhập mà ngân hàng tạo ra so với chi phí đầu vào. Chỉ số này càng thấp càng thấp thể hiện sự tối ưu trong chi phí để tạo ra nhiều lợi nhuận nhất có thể.

Ngoài ra còn các chỉ số như ROA, ROE, AU, EM để đánh giá hiệu quả sinh lời từ tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng.

e. Liquidity (Thanh khoản)

Thanh khoản là một yếu tố vô cùng quan trọng xuyên suốt trong mọi hoạt động của ngân hàng, để có thể đáp ứng yêu cầu vay mới mà không ảnh hưởng đến những khoản vay đã cấp hay các khoản đầu tư khác. Đồng thời thanh khoản cũng cần được duy trì để có thể đáp ứng kịp thời những nhu cầu về rút hay gửi tiền hàng ngày. Thanh khoản nếu không được quản lý tốt sẽ tạo ra rủi ro thanh khoản ảnh hưởng đến lợi nhuận, nguồn vốn khi mà ngân hàng không đủ khả năng trả các khoản nghĩa vụ đến hạn và chịu tổn thất ngoài mong muốn, mà lý do biểu hiện phổ biến hiện nay là chênh lệch về thời hạn giữa thanh khoản và cho vay.

Một số các chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản:

rτ> 1^ m∙^ , —,A ,,. , Tiền vằ tương đương tiền

Tỷ lệ Tiền/ Tổng tài sản =---——d „— - - - - -

Tong tài sản

Chỉ số này đo tỷ trọng của các khoản mục tiền và tương đương tiền - những tài sản có tính thanh khoản cao nhất so với tổng tài sản. Tỉ lệ này càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng lớn.

rτ,,1^rτ,.λ , rτ,.λ Tiền vằ tương đương tiền

Tỷ lệ Tiền/ Tiền gửi = ———•— —

Tong lượng tiên gửi

Chỉ số này thể hiện khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tiền gửi với những tài sản có khả năng thanh khoản tốt. Chỉ số này càng cao thì việc đáp ứng khả năng thanh khoản càng tốt.

Ngoài ra khả năng thanh khoản còn có thể được xét theo các tỷ lệ trên những tài sản có khả năng thanh khoản cao như trái phiếu chính phủ, xét theo sự chênh lệch về thời hạn giữa tài sản và các nghĩa vụ phải trả của ngân hàng.

khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra dấu hiệu chỉ dẫn định hướng rõ ràng và tập trung nhằm kiểm soát rủi ro thị trường. Các quyết định cũng như chính sách đứng đắn sẽ giúp hoạt động ngân hàng ổn định và luôn duy trì những rủi ro có thể xảy ra trong mức độ cho phép. Một số các chỉ số đánh giá mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường:

Trạng thái ngoại tệ ròng = Tài sản ngoại tệ ròng - Nợ phải trả ngoại tệ ròng

Trạng thái ngoại tệ ròng là chênh lệch giữa doanh số phát sinh trạng thái dương và trạng thái âm đối với một loại ngoại tệ nào đó trong một thời kì nhất định. Tỉ lệ này càng được giữ ở tỷ lệ cân bằng thì khả năng chống chịu của ngân hàng trước các rủi ro tỷ giá càng tốt.

Khe hở nhạy cảm lãi suất = Tài sản có nhạy cảm lãi suất - Tài sản nợ nhạy cảm lãi suất

Khe hở nhạy cảm lãi suất được hình thành do chênh lệch tài sản và nguồn nhạy cảm. Quy mô của khe hở dựa trên nhiều yếu tố: nhu cầu về kì hạn người dùng, khả năng kì hạn của người gửi và cho vay, chuyển hoán kì hạn của nguồn. Khe hở nhạy cảm lãi suất càng lớn thì quy mô thu nhập thay đổi theo lãi suất càng rộng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTMCP quân đội thông qua mô hình camels giai đoạn 2014 2016 khoá luận tốt nghiệp 089 (Trang 26 - 32)