Mô hình CAMELS trong đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của NH TMCP kỹ thương việt nam qua mô hình camels khoá luận tốt nghiệp 086 (Trang 31)

6. Kết cấu của khoá luận

1.3. Mô hình CAMELS trong đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng

1.3.1. Giới thiệu chung về mô hình CAMELS

CAMELS là hệ thống xếp hạng, giám sát tình hình ngân hàng của Mỹ và được

coi là chuẩn mực đối với hầu hết các tổ chức trên toàn thế giới khi đánh giá hiệu quả,

rủi ro của các ngân hàng nói riêng và các TCTD nói chung. Mô hình này được Hội đồng thẩm tra các Định chế tài chính liên bang Hoa Kỳ (FFIEC) thông qua lần đầu năm 1979. Sau khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, hệ thống CAMELS được Quỹ

tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị áp dụng ở các nước bị khủng hoảng như một trong các biện pháp để tái thiết khu vực tài chính.

Ban đầu, CAMEL là chữ viết tắt tiếng Anh của 5 yếu tố, mà theo nhận định của cộng đồng ngân hàng thế giới, muốn duy trì được tính lành mạnh, ổn định và hiệu

quả của một ngân hàng cần có. Đó là: C (Capital adequacy) - Mức độ an toàn vốn, A (Asset quality) - Chất lượng tài sản, M (Management ability) - Năng lực quản lí, E (Earning strength) - Khả năng sinh lờ, L (Liquidity exposure) - Khả năng thanh khoản. Sau năm 1997, các yếu tố cấu thành của CAMEL được bổ sung thêm một nội dung nữa là mức độ nhạy cảm với thị trường của các ngân hàng (S - Sensitivity to market risk), từ đó có hệ thống CAMELS như ngày nay.

xếp hạng cho từng cấu phần được tiến hành độc lập nhưng cũng cần xem xét mối quan hệ với các cấu phần khác. Mức xếp hạng quá cao hoặc quá thấp cho một cấu phần có thể dẫn tới điều chỉnh tăng hoặc giảm giảm xếp hạng cho các cấu phần khác.

1.3.2. Nội dung mô hình CAMELS

a. Capital Adequacy — Mức độ an toàn vốn

An toàn vốn được cho là yếu tố cốt lõi quyết định tính lành mạnh về tài chính của ngân hàng Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh

doanh của ngân hàng. Vốn tự có là nguồn vốn ổn định và luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Tuy chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng nhưng vốn tự có lại giữ một vai trò quan trọng. Vốn tự có không chỉ là cơ sở tạo uy tín ban đầu của ngân hàng mà còn quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng và là yếu tố để xác định các giới hạn an toàn trong kinh doanh.

Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn tồn tại nhiều rủi ro, mà khi xảy ra sẽ gây thiệt hại, thậm chí dẫn tới đổ vỡ ngân hàng, có thể kể đến rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro hoạt động. Vì vậy, các ngân hàng cần phải nhận diện và đánh giá một cách đúng đắn về các rủi ro mà họ có thể và đang phải đối mặt, từ đó duy trì một lượng vốn đủ lớn để trang trải cho các hoạt động của mình: bù đắp cho những tổn thất không mong đợi, đảm bảo tuân thủ những qui định của cơ quan quản lý đặt ra nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, chủ nợ cũng như tính ổn định toàn hệ thống ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn.

Mức độ an toàn vốn được đo lường thông qua một số chỉ tiêu sau:

> Tỷ lệ an toàn vốn (CAR - Capital Adequacy Ratio)

Tỷ lệ an toàn vốn là thước đo mức độ an toàn vốn, phản ánh năng lực tài chính

của ngân hàng. Bằng tỷ lệ này, người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng

V n t cóố ự

CAR = τχw ™ T ng tài s n có r i roổ ả ủ

Theo hiệp ước về vốn của Uỷ ban Basel giám sát ngân hàng, tỷ lệ an toàn tối thiểu là 8%. Tại Việt Nam, các văn bản quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được ban hành theo từng thời kỳ đang dần tiếp cận và phản ánh tinh thần của hiệp ước Basel. Thông tư 41/2016/TT - NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong đó có đề cập tới tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được quy định là 8% với phương pháp tính đã tiếp cận tương đối toàn diện Basel II.

> Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

λ, λ λ, , T ’ng n ph i trổ ợ ả ả

T s n trên v n ch s h u = ———ỷ ố ợ V n ch s h uố ố ủ ở ữủ ở ữ

Tỷ lệ này phản ánh quan hệ giữa nguồn vốn đi vay bên ngoài và vốn chủ sở hữu để tài trợ cho các tài sản của hay cũng chính là mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính

của ngân hàng. Việc tận dụng đòn bẩy tài chính để tài trợ cho hoạt động kinh doanh có thể gia tăng khả năng sinh lời của ngân hàng, tiềm năng tạo ra lợi nhuận cao hơn so với các biện pháp không sử dụng nợ, tuy nhiên điều này chỉ xảy ra khi thu nhập có được lớn hơn chi phí lãi vay phải trả. Ngược lại, nếu chi phí lãi cho các khoản nợ lớn hơn thu nhập mà ngân hàng tạo ra được trên các khoản nợ sẽ khiến ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí là phá sản. Mặc dù tác dụng của việc sử dụng đòn bẩy tài chính là rất lớn nhưng ngân hàng không được quá lạm dụng mà cần cân nhắc, tính toán một tỷ lệ nhất định để thu được lợi nhuận cao trong ngưỡng rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được.

> Hệ số tự tài trợ

V n ch s h uố ủ ở ữ

H s t tài tr = ——————;ệ ố ự ợ --- T ng tài s nổ ả

Hệ số này phản ánh mức độ tự chủ về tài chính và khả năng bù đắp tổn thất bằng vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Các ngân hàng có vốn chủ sở hữu nhỏ muốn mở

bù đắp tổn thất của ngân hàng càng lớn và ngược lại, hệ số này càng nhỏ thì khả năng

chống chọi với rủi ro càng nhỏ. Mức chất lượng của hệ số là ≥ 5%. Các ngân hàng mong muốn tỷ lệ này cao nhưng ở mức độ phù hợp của ngân hàng để không phải lãng

phí nguồn vốn của mình.

ICG = L iợ nhu nậ không chia V n c p 1ố ấ

Hệ số tạo vốn nội bộ cho biết khả năng ngân hàng có thể tăng vốn tự có từ lợi nhuận giữ lại. Hệ số này càng lớn thể hiện mức độ trích lập lợi nhuận sử dụng cho tái

đầu tư của ngân hàng càng cao, tuy nhiên nếu chỉ quá tập trung vào tăng lợi nhuận giữ lợi mà quên lãng việc hoàn trả cổ tức có thể dẫn tới việc suy giảm niềm tin của cổ đông vào chính sách của ngân hàng.

b. Asset Quality — Chất lượng tài sản

Nội dung hoạt động của NHTM được thể hiện ở bên phần tài sản có của BCĐKT. Nghiệp vụ tài sản có chính là cách thức ngân hàng sử dụng nguồn vốn tự tạo lập và huy động được để tìm kiếm lợi nhuận. Do đó, quy mô, cơ cấu và chất lượng

tài sản có sẽ quyết định trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Tài sản có của ngân hàng bao gồm tài sản có sinh lời và tài sản có không sinh lời. Trong đó, tài sản sinh lời chiếm tỷ trọng chủ yếu và cũng là tài sản đem lại nguồn

thu chính cho NHTM. Những tài sản này là những tài sản mang lại nguồn thu lãi như

các khoản tiền gửi, cho vay, đầu tư chứng khoán và góp vốn đầu tư dài hạn. Hầu hết rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng tập trung ở tài sản có, mà chủ yếu là các khoản tín dụng. Do đó, nói đến chất lượng tài sản của NHTM là nói đến chất lượng tài sản có sinh lời, mà trước hết được phản ánh ở chất lượng tín dụng. Trên thực tế, chất lượng tài sản có là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ đổ vở ngân hàng.

thì vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng cũng là yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo hoạt động ngân hàng được an toàn.

Một số chỉ số đánh giá chất lượng tài sản có:

> Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản

ʌ T ng d nổ ư ợ

T l d n trên t ng tài s n =ỷ ệ ư ợ ổ ả ʊ .—- T ng tài s nổ ả

Tỷ lệ này cho biết tỷ trọng đầu tư vào hoạt động tín dụng trong cơ cấu tài sản của ngân hàng, từ đó phản ánh mức độ đa dạng hoá danh mục đầu tư. Dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng càng lớn có nghĩa là rủi ro tập trung tín dụng càng cao. Ngược lại, một

tỷ trọng nhỏ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản phản ánh danh mục đầu tư được đa dạng

hoá, rủi ro nhờ đó mà được phân tán hoặc là chính sách tín dụng thiếu cạnh tranh, năng lực cho vay kém dẫn tới thiếu khách hàng vay vốn.

> Tỷ lệ dư nợ theo ngành nghề

D n theo ngành nghư ợ ề

T l d n theo ngành ngh =ỷ ệ ư ợ ề ---7—;--- T ng d nổ ư ợ

Chỉ tiêu này đánh giá tỷ trọng dư nợ tín dụng theo từng ngành nghề bằng cách

Các khoản nợ của khách hàng với ngân hàng được phân loại thành 5 nhóm như sau: (1) Nợ đủ tiêu chuẩn, (2) Nợ cần chú ý, (3) Nợ dưới tiêu chuẩn, (4) Nợ nghi

ngờ mất vốn, (5) Nợ có khả năng mất vốn. Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Đây là các khoản nợ gặp khó khăn trong thu hồi, vốn của ngân hàng lúc này không

NPL = N x uợ ấ

T ng d nổ ư ợ

Tỷ lệ nợ xấu là phán ánh các khoản các khoản cho vay của ngân hàng được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ cả gốc và lãi. Chính vì vậy, đây là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Thông tư số

36/2014/TT - NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD yêu cầu NHTM phải duy trì tỷ lệ nợ xấu < 3%.

> Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để

dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng của ngân hàng.

Dự phòng rủi ro tín dụng bao gồm dự phòng chung được trích lập cho những tổn thất

có thể xảy ra nhưng chưa xác định được và dự phòng cụ thể để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra với từng khoản nợ cụ thể.

D phòng r i ro tín d ngự ủ ụ

T l d phòng r i ro tín d ng = —ỷ ệ ự ủ ụ :---—p— ---:—

T ng d nổ ư ợ

Tỷ lệ này cho thấy công tác chuẩn bị nguồn lực để bù đắp tổn thất trong trường

hợp rủi ro tín dụng xảy ra.

> Tỷ lệ đầu tư vào chứng khoán chính phủ

y , , ,, , Ch ng khoán (trái phi u) chính phứ ế ủ

T l đ u t vào ch ng khoán chính ph =ỷ ệ ầ ư ứ ủ ---—7—-7—;--- T ng tài s nổ ả

Tỷ lệ này phản ánh mức độ rủi ro chi phối đầu tư. Nó được tính bằng cách lấy

giá trị đầu tư vào chứng khoán chính phủ chia cho tổng giá trị đầu tư của ngân hàng. Chứng khoán chính phủ là những công cụ nợ an toàn nhất, thậm chí không có rủi ro. Điều này đồng nghĩa với tỷ lệ đầu tư vào chứng khoán chính phủ càng cao thì rủi ro của ngân hàng sẽ thấp hơn và ngược lại.

c. Management Ability — Năng lực quản lí

Nhiều nhà phân tích chuyên nghiệp coi năng lực quản lý là thành phần quan trọng nhất không thể thiếu hệ thống CAMELS, bởi sự hiệu quả trong chính sách quản

Năng lực quản lí là một nhân tố định tính và thường rất khó để đo lường chất lượng quản lý. Do đó, bên cạnh việc đánh giá cấu trúc bộ máy quản lý và chất lượng của các chính sách quản lý, hiệu quả quản lý có thể được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu quan trọng của mô hình CAMELS như CAR, ROE, tốc độ tăng trưởng tài sản có

cũng như dư nợ và một số chỉ tiêu sau:

> Lợi nhuận bình quân trên một nhân viên

L i nhu n sau thuợ ậ ế

L i nhu n bình quân trên m t nhân viên = ——ợ ậ ộ ---÷———:--- — ---—

S lao đ ng bình quân trong kỳố ộ Chỉ tiêu này nhấn mạnh năng suất và hiệu quả của việc sử dụng nguồn nhân lực của ngân hàng. Giá trị của chỉ tiêu càng cao phản ánh ngân hàng càng hiệu quả trong việc tối đa hoá lợi nhuận tạo ra từ một nhân công và ngược lại.

> Chi phí ngoài lãi trên tổng thu nhập

Chi phí ngoài lãi Chi phí ngoài lãi trên t ng thu nh p = ———, ổ ậ A—

T ng thu nh pổ ậ

Chỉ tiêu này cho biết trong mỗi 100 đồng thu nhập mang về thì ngân hàng phải

bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí ngoài lãi. Chỉ số này càng cao chứng tỏ năng lực quản lý của ngân hàng chưa tốt, ban điều hành cần xem xét lại chiến lược quản lý chi phí và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời để kiểm soát chi phí tốt hơn.

d. Earning Strength — Khả năng sinh lời

Thu nhập của ngân hàng đến từ bốn nguồn chính: thu nhập lãi từ hoạt động tín

dụng, thu lệ phí và hoa hồng từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ kinh doanh đầu tư chứng khoán và thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ, vàng. Các khoản thu nhập này sau khi trừ đi các loại chi phí như chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động và đi vay, chi phí hoạt động, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí dự phòng rủi ro sẽ hình thành nên lợi nhuận của ngân hàng. Đây là nguồn tiền để ngân hàng có thể duy trì hoạt động, cải thiện khả năng cạnh tranh, tăng cường vốn để mở rộng mạng lưới kinh doanh.

trọng về hiệu quả hoạt động hiện tại cũng như một tín hiệu dự báo về hiệu suất hoạt động trong tương lai của ngân hàng. Tuy nhiên, khi đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM cần tiếp cận trên quan điểm toàn diện, tức là xem xét khả năng sinh lời trong mối tương quan với cơ cấu tài sản, nguồn vốn, khả năng thanh khoản và mức chấp nhận rủi ro. Các bước để phân tích khả năng sinh lời của một ngân hàng bao gồm:

Bước 1: Phân tích thu nhập lãi thuần

Thu nhập lãi thuần là thu nhập lãi từ hoạt động cho vay và đầu tư chứng khoán

sau khi loại trừ đi chi phí trả lãi cho vốn huy động và vốn vay. Các chỉ tiêu phân tích:

NIM = Thu nh p lãi thu nậ ầ

Tài s n có sinh l i bình quânả ờ

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng nguồn thu từ lãi so với tốc độ tăng chi phí lãi. NIM càng cao phản ánh ngân hàng đã tối ưu hoá các nguồn thu từ lãi và giảm thiểu chi phí trả lãi hay ngân hàng đã sử dụng tài sản sinh lời có hiệu quả.

> Chênh lệch giữa lãi suất đầu ra - đầu vào

Chênh l ch lãi su t =ệ ấ —:- - -ZThu nh p lãi----:——---T- - - -- - :- - -:---ậ Chi phí lãi

Tài s n sinh l i BQ Ngu n v n ch u lãi BQả ờ ồ ố ị

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của NH TMCP kỹ thương việt nam qua mô hình camels khoá luận tốt nghiệp 086 (Trang 31)