Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của NH TMCP kỹ thương việt nam qua mô hình camels khoá luận tốt nghiệp 086 (Trang 87 - 89)

6. Kết cấu của khoá luận

3.2.4. Nhóm giải pháp chung

a. Xây dựng lộ trình phát triển nguồn nhân lực theo chuẩn quốc tế

Yeu tố con người quyết định sự thành công của một tổ chức. Để nâng cao hiệu

quả kinh doanh, Techcombank cần tiếp tục hoàn thiện các quy trình, quy chế quản lý lao động và phát triển nguồn nhân lực, quản lý nguồn nhân lực theo chuẩn quốc tế. Việc này cần phải thực hiện mang tính chiều sâu tới lãnh đạo và người lao động để biến những qui định, qui chế trở thành một trong những yếu tố thuộc về văn hoá trong

kinh doanh tại ngân hàng. Nâng cấp hệ thống đánh giá chất lượng lương, thưởng, phạt đảm bảo tính hợp lý, công bằng và quản lý kết quả thực hiện công việc qua KPIs.

b. Hoạt động quản lý liên tục đổi mới, phù hợp với thị trường

Techcombank đã có nhiều thay đổi trong chính sách quản lý, đảm bảo bộ máy

hoạt động luôn luôn vững chắc, đạt được những hiệu quả cao trong hoạt đông. Tuy nhiên để có thể thích nghi với thị trường ngân hàng cạnh tranh gay gắt, Techcombank

cần có những chính sách luôn luôn đổi mới phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Đối

với chính sách khách hàng, hiện tại Techcombank còn tập trung vào những khách hàng quen thuộc. Với khẩu vị rủi ro còn khá thấp. cũng như chính sách lãi suất khiến cho khối lượng khách hàng của Techcombak chưa tăng trưởng đột phá bằng các đối thủ khác trên thị trường, Techcombank có thể nới lỏng khẩu vị rủi ro để tăng hiệu quả trong mức đảm bảo an toàn.

c. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro

Là ngân hàng tiên phong trong áp dụng mô hình quản trị rủi ro theo Basel II, Techcombank đã làm khá tốt công tác quản trị rủi ro trong thời gian qua. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao hơn nữa, ngân hàng cần lưu ý khâu kiểm tra, kiểm soát toàn hệ thống từ hội sở, chi nhánh và phòng giao dịch để phù hợp yêu cầu quản trị rủi ro theo

hàng vỡ nợ (LDG), dư nợ tại thời điểm khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ (EAD) và tính toán kỳ hạn thực tế.

Đối với rủi ro thanh khoản: thường xuyên kiểm định sức chịu đựng (stress test) theo các kịch bản được thiết kế để đánh giá đúng thực trạng tình hình tài chính của ngân hàng, từ đó có các biện pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp.

Đối với rủi ro thị trường: cần chú trọng nâng cao khả năng phân tích dự báo thị trường bao gồm phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, góp phần đưa ra các quyết

định kinh doanh phù hợp và chính xác.

Đối với rủi ro hoạt động: Techcombank cần có một chiến lược quản trị chủ động, không chỉ dừng lại ở việc phòng ngừa mà phải chủ động tiếp cận với rủi ro, đẩy mạnh văn hoá tuân thủ toàn hệ thống, gia tăng sự liên kết giữa “3 tuyến phòng thủ”.

Bên cạnh đó, thông tin là nguồn dữ liệu đầu vào cho công tác quản trị. Do đó, trang bị các công nghệ, thiết bị hiện đại hỗ trợ cho việc xử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng cường độ bảo mật, chính xác là điều cần thiết. Việc triển khai dự án Risk data mart nhằm chuẩn hoá về mặt dữ liệu rủi ro, tạo nguồn dữ liệu tin cậy thống nhất và cung cấp các công cụ tự động hoá hỗ trợ cho hệ thống các báo cáo quản lý rủi ro, báo cáo đánh giá về vốn và tài sản sẽ giúp Techcombank đưa ra các quyết định quản trị hiệu quả và chủ động trong công tác quản trị rủi ro.

d. Chuyển đổi số hoá mô hình kinh doanh ngân hàng

Trong bối cảnh lĩnh vực thanh toán ngân hàng đang bị tấn công mạnh mẽ bởi các đối thủ fintech như PayPal, Momo, Samsung... thì việc chuyển đổi mô hình kinh doanh ngân hàng truyền thống sang mô hình kinh doanh số hoá là xu thế tất yếu. Techcombank cần phải nhanh chóng số hoá các hoạt động hiện tại từ hệ thống thẩm định, phê duyệt, vận hành... và chuyển đổi mô hình kinh doanh hiện tại nhằm tăng cường sự thuận tiện và trải nghiệm cho khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài. Chuyển đổi mô hình kinh doanh cần nhiều thời gian và công sức, việc số hoá ngân hàng cũng tạo ra những thách thức đòi hỏi phải thay đổi phương thức tư duy và tập quán kinh doanh ngân hàng hiện tại, do đó, ngân hàng có thể bắt đầu bằng cách phân

tích các chuỗi quy trình hoạt động của mình để tìm ra cơ hội tạo giá trị thông qua số hoá. Các phân tích nước ngoài đã chỉ ra rằng, số hoá quy trình tín dụng và định giá tài sản tự động sẽ giúp ngân hàng đưa ra quyết định tín dụng nhanh chóng, giảm thiểu

rủi ro tín dụng và cắt giảm 20% chi phí hoạt động.

e. Tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế

Các NHTM nên thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác quốc tế về ngân hàng để tranh thủ học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác nước ngoài, tranh thủ tiếp thu công nghệ

kinh doanh ngân hàng hiện đại, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ am hiểu hoạt động kinh doanh theo thông lệ quốc tế, từng bước chuẩn hoá hoạt đông kinh doanh của mình theo chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của NH TMCP kỹ thương việt nam qua mô hình camels khoá luận tốt nghiệp 086 (Trang 87 - 89)