Mô hình CAMELS trong thanh tra giám sát ngân hàng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của NH TMCP kỹ thương việt nam qua mô hình camels khoá luận tốt nghiệp 086 (Trang 44 - 45)

6. Kết cấu của khoá luận

1.4.1. Mô hình CAMELS trong thanh tra giám sát ngân hàng

Thực tiễn cũng như dự báo cho thấy các áp lực, khủng hoảng trong hệ thống tài chính ngân hàng có thể dẫn đến những xáo trộn lớn về kinh tế, chính trị. Trong bối cảnh ấy, vấn đề quản lý tốt thanh tra, giám sát hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trên thế giới hiện có nhiều mô hình được sử dụng trong công tác thanh tra giám sát hệ thống ngân hàng, nhưng CAMELS là mô hình được nhiều NHTW các nước áp dụng. Tuy nhiên, ở hầu hết các quốc gia phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản... người ta chỉ sử dụng mô hình CAMEL thay cho CAMELS.

Đối với Việt Nam, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, hệ thống ngân hàng gặp nhiều vấn đề về vốn, quản lý rủi ro và nợ xấu, công tác thanh tra và giám sát hoạt động ngân hàng được chú trọng hơn bao giờ hết. NHNN đã đưa ra quyết

định số 06/2008/QĐ - NHNN về việc xếp hạng các TCTD bằng phương pháp CAMEL, tức là chỉ dựa vào 5 yếu tố C, A, M, E, L và đánh giá trên các nhóm chỉ tiêu

định lượng kết hợp định tính, số liệu đánh giá được căn cứ vào số liệu kế toán đã được kiểm toán. Tổng điểm đánh giá tối đa cho mỗi ngân hàng là 100 điểm và cơ cấu

điểm của từng chỉ tiêu được phân chia như sau:

- Vốn tự có (C): Mức điểm tối đa là 15 điểm, tối thiểu là 3 điểm

- Chất lượng tài sản (A): Mức điểm tối đa là 35 điểm, tối thiểu là 0 điểm - Năng lực quản trị (M): Mức điểm tối đa là 15 điểm, tối thiểu là 0 điểm

- Kết quả hoạt động kinh doanh (E): Mức điểm tối đa là 20 điểm, tối thiểu là 0 điểm

- Khả năng thanh khoản (L): Mức điểm tối đa là 15 điểm, tối thiểu là 0 điểm Các NHTM sẽ được phân chia làm 4 nhóm hạng căn cứ vào mức điểm xếp

- Hạng C: Tổng điểm đạt từ 50 đến 59 - Hạng D: Tổng điểm đạt dưới 50

Việc triển khai mô hình CAMEL được thực hiện theo phương thức tự chấm điểm của NHTM rồi gửi kết quả về chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trình Thống đốc phê duyệt. Dựa vào xếp hạng CAMEL, cơ quan thanh

tra giám sát sẽ đưa ra kết luận đánh giá hiệu quả và rủi ro trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, từ đó khoanh vùng rủi ro và đưa ra cảnh báo, giải pháp kịp thời để quản lý từng NHTM một cách hiệu quả hơn cũng như đảm bảo an toàn của cả hệ thống. Hay nói cách khác, hệ thống đánh giá theo tiêu chuẩn CAMEL không chỉ là công cụ giám sát từ xa hữu hiệu mà còn là căn cứ để NHNN thực hiện thanh tra tại chỗ đối với các NHTM. Nhờ đó, quá trình thanh tra được rút ngắn đáng kể về thời gian và nội dung thanh tra sẽ chỉ tập trung vào những chỉ tiêu có vấn đề trong hệ thống xếp hạng, hiệu quả thanh tra nhờ vậy mà tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, việc xếp hạng NHTM theo hệ thống CAMEL hiện tại vẫn còn tồn tại những bất cập, kết quả đánh giá chưa đáp ứng được yêu cầu về mặt chuẩn xác và tính kịp thời để đưa ra quyết định, đặc biệt trong giai đoạn ngành tài chính - ngân hàng nước ta đang đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức như hiện nay. Do đó, để kiện toàn mô hình đánh giá xếp hạng TCTD phục vụ cho công tác thanh tra giám sát,

NHNN đã tiến hành đề xuất và xây dựng dự thảo thông tư thay thế cho quyết định 06/2008/QĐ - NHNN. Theo đó, việc đánh giá các TCTD được thực hiện theo mô hình CAMELS đầy đủ 6 yếu tố và và thay đổi phương pháp tính điểm xếp hạng để việc đánh giá được toàn diện hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của NH TMCP kỹ thương việt nam qua mô hình camels khoá luận tốt nghiệp 086 (Trang 44 - 45)