6. Kết cấu của khoá luận
1.3.3. Ưu và nhược điểm của mô hình CAMELS
Ưu điểm
Thứ nhất, mô hình CAMELS là công cụ hiệu quả để đánh giá, xếp hạng ngân hàng trong giai đoạn kinh tế hội nhập hiện tại, làm cơ sở để đánh giá mức độ cạnh tranh cũng như khả năng hoạt động hiệu quả của các ngân hàng khi gia nhập vào môi
trường toàn cầu. Dựa vào những chỉ tiêu của mô hình ta có thể nhận ra được những điểm yếu kém trong tình hình tài chính của mỗi ngân hàng, từ đó tìm cách khắc phục,
cải thiện nó theo ý muốn chủ quan của người điều hành.
Thứ hai, việc áp dụng mô hình CAMELS góp phần trích lọc ra được những ngân hàng yếu kém, từ đó khoanh vùng quản lý, không gây tác động mạnh đến hệ thống ngân hàng, giữ cho nó được an toàn, lành mạnh làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển của nền kinh tế.
Thứ ba, đây là một mô hình đã được áp dụng lâu đời tại những quốc gia có nền kinh tế phát triển nên tính ổn định khá cao và những chỉ tiêu đã được thay đổi linh hoạt để phù hợp qua các thời kỳ phát triển của nền kinh tế, từ đó có thể thấy được
tính linh hoạt hoà quyện trong tính ổn định, giúp mô hình ngày càng hoàn thiện hơn.
Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất của mô hình CAMELS là nặng về thống kê số liệu và việc phân tích phần lớn dựa vào các yếu tố định lượng ngay cả yếu tố M (năng lực quản lý) cũng được định lượng hoá khi phân tích. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay thì rủi ro đối với ngành ngân hàng là tất yếu và do vậy nếu quản trị ngân hàng mà dựa hoàn toàn vào các phân tích mang tính định lượng thì sẽ không mang lại kết quả như mong muốn thậm chí có thể làm sai lệch những đánh
từ đó dẫn đến việc đánh giá không chính xác, không phản ánh đúng bản chất thực tế, cái mà có thể ngân hàng đang cố tình che đậy.