Mô hình CAMELS trong công tác quản trị rủi ro tại NHTM

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của NH TMCP kỹ thương việt nam qua mô hình camels khoá luận tốt nghiệp 086 (Trang 45 - 86)

6. Kết cấu của khoá luận

1.4.2. Mô hình CAMELS trong công tác quản trị rủi ro tại NHTM

Việc xây dựng một hệ thống xếp hạng theo tiêu chuẩn CAMELS không chỉ hữu ích với thanh tra NHNN mà còn là một công cụ phòng ngừa rủi ro rất tích cực đối với các NHTM. Bên cạnh việc triển khai mô hình CAMEL theo quy định của cơ quan thanh tra giám sát, tuỳ thuộc vào đặc thù hoạt động kinh doanh mà mỗi NHTM có thể xây dựng riêng cho mình những bộ chỉ tiêu định lượng và định tính theo các tiêu chí của khuôn khổ CAMELS để phục vụ việc ra quyết định của ban lãnh đạo

giá hiệu quả kinh doanh và đo lường rủi ro còn là cơ sở để các ngân hàng đưa ra những định hướng điều chỉnh các hoạt động kinh doanh, từ đó triển khai Basel II một

cách hiệu quả.

Cách thức việc thực hiện

Trong từng thời kỳ, căn cứ vào khẩu vị rủi ro mà Uỷ ban kiểm toán và rủi ro (ARCO) lựa chọn, ban điều hành ngân hàng sẽ lên kế hoạch phát triển kinh doanh. Dựa vào kế hoạch phát triển kinh doanh toàn hàng được ban hành, khối tài chính kế hoạch làm đầu mối phối hợp với chiến lược xây dựng kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu

theo khuôn khổ CAMELS.

Các chỉ tiêu sẽ được NHTM phân chia thành chỉ tiêu SBV phục vụ công tác báo cáo lên NHNN và chỉ tiêu nội bộ, riêng đối với các chỉ tiêu phản ánh và đo lường

rủi ro sẽ được quản lý theo hạn mức và ngưỡng cảnh báo:

- Hạn mức: là mức tối đa/tối thiểu của tỷ lệ được ngân hàng quy định theo từng thời kỳ trên cơ sở đảm bảo phù hợp với quy định của NHNN. Nếu tỷ lệ lớn hơn/nhỏ hơn hạn mức này thì bị coi là vi phạm hạn mức.

- Ngưỡng cảnh báo: là tỷ lệ do ngân hàng quy định nhằm cảnh báo trong trường

hợp kết quả chỉ tiêu tiệm cận với hạn mức để kịp thời đưa ra phương án giải quyết.

Nếu tỷ lệ vượt ngưỡng cảnh bảo thì bị coi là vi phạm ngưỡng cảnh báo.

Hạn mức và ngưỡng cảnh báo được xây dựng bởi ban Quản lý tài sản nợ và có (ALM) và trình lên Uỷ ban quản lý tài sản nợ và có (ALCO) phê duyệt.

Quy định về báo cáo

Bộ phận Báo cáo định kỳ của ngân hàng có trách nhiệm tính toán chỉ tiêu SBV

hàng tháng theo quy định của NHNN, còn ALM có trách nhiệm kiểm soát các chỉ tiêu nội bộ, bao gồm tính và so sánh với ngưỡng cảnh báo, hạn mức với tần suất 2 lần/tháng và báo cáo lên ALCO cùng các bộ phận liên quan . Hàng tháng, ALM phối

cáo lên ALCO để ALCO đưa ra quyết định kịp thời, đặc biệt là các quyết định về phân bổ tăng trưởng cho vay, đầu tư của từng khối nhằm đưa tỷ lệ về thoả mãn ngưỡng cảnh báo. Đặc biệt, tất cả các tài liệu đánh giá CAMELS của ngân hàng đều được bảo mật cao, thông tin xếp hạng CAMELS của ngân hàng chỉ được biết trực tiếp bởi ban quản lý cấp cao để phục vụ mục đích xây dựng chiến lược kinh doanh và các chuyên viên giám sát.

Cơ chế xử lý vi phạm ngưỡng cảnh báo/hạn mức

Trong trường hợp chỉ tiêu vi phạm ngưỡng cảnh báo hoặc hạn mức, ALM sẽ thông báo và thảo luận với các bên liên quan gồm Giám đốc các khối Tài chính kế hoạch, Quản trị rủi ro, Nguồn vốn và các khối kinh doanh nhằm xem xét sự vi phạm, tìm ra nguyên nhân và đưa kế hoạch xử lý. Sau đó, Giám đốc ALM báo cáo lên ALCO

tình hình vi phạm và đề xuất biện pháp cụ thể đã thảo luận, đồng thời cập nhập tình hình trong quá trình khắc phục. Trong trường hợp cần thiết, ALCO đề xuất lên Hội đồng quản trị để phê duyệt phương án hành động đưa tỷ lệ về thoả mãn ngưỡng cảnh báo/hạn mức. Riêng trường hợp vi phạm hạn mức, ALM sẽ thông báo lại phương án xử lý thống nhất cho Báo cáo định kỳ và bộ phận Báo cáo định kỳ có trách nhiệm báo

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã đưa ra những lý luận cơ bản để có cái nhìn bao quát nhất về NHTM bao gồm khái niệm, chức năng, các hoạt động cơ bản, lý luận về hiệu quả hoạt động và giới thiệu phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM. Đồng thời, chương 1 cũng làm rõ những nội dung cơ bản về mô hình CAMELS, từ sự hình thành và phát triển đến cụ thể từng cấu phần trong mô hình và thực tiễn ứng dụng mô

hình CAMELS trong hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay. Đây là tiền đề để đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2017.

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM THÔNG QUA MÔ HÌNH CAMELS TRONG GIAI

ĐOẠN 2015 - 2017

2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam

2.1.1. Lịch sử hình thành

Được thai nghén ý tưởng bởi một nhóm trí thức học tập và làm việc tại Liên Xô cũ và Đông Âu những năm 1992, ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam nhanh chóng được thành lập ngày 27/9/1993 với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng cùng 16 cán bộ nhân viên và một trụ sở kiêm phòng giao dịch có diện tích vỏn vẹn 45m2

tại 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường khi những chính sách đổi mới về kinh tế được Đại hội VI của Đảng thông qua,

ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank đã trải qua nhiều cột mốc lịch sử quan trọng chứng minh sự phát triển và ngày càng lớn mạnh của mình.

Giai đoạn 1993 - 2000: Đây là giai đoạn định hình phương châm hoạt động, xác định chiến lược và thương hiệu. Sức ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 dẫn tới sự đổ vỡ của hàng loạt quỹ tín dụng và tổ chức tài chính, không ít ngân hàng cũng điêu đứng, phải trông chờ sự cứu giúp của Nhà nước. Ở thời điểm khó khăn ấy, Techcombank mới tròn ba tuổi, kiên định với chiến lược phát triển bền vững và an toàn, đã sớm thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng nặng nề.

Giai đoạn 2001 - 2008: Bước ngoặt lớn nhất trong quá trình phát triển của Techcombank diễn ra năm 2001 khi quyết định tiên phong triển khai hệ thống Core Banking của Temenos. Dám đầu tư và vươn lên dẫn đầu về công nghệ, Techcombank

là lần ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được Financial Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ trong giải pháp phát triển thị trường.

Giai đoạn 2008 - 2016: Techcombank tiến hành tái cơ cấu toàn diện dưới sự tư vấn chiến lược của McKinsey trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự

dẫn đầu trong nhóm ngân hàng TMCP về hiệu quả kinh doanh với tỷ suất sinh lời ROA và ROE cao nhất, đồng thời không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động và nhận một loạt giải thưởng quốc tế uy tín.

Tính đến thời điểm kết thúc 2017, sau 24 năm hình thành và không ngừng phát

triển mạnh mẽ, Techcombank tiếp tục duy trì ổn định mô hình tập đoàn tài chính đa năng với vốn điều lệ được nâng lên mức 11.655,307 tỷ đồng, sở hữu mạng lưới dịch vụ đa dạng và rộng khắp với 313 chi nhánh và 1127 máy ATM tại 45 tình thành trên cả nước được vận hành bởi gần 8000 nhân viên. Những nền tảng vững chắc Techcombank đã xây dựng trong những năm qua sẽ tạo đà phát triển vững chắc cho Techcombank trong giai đoạn tới.

2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 - 2017

2.1.2.1. Tình hình huy động vốn

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động 2015 - 2017

Đơn vị: triệu đồng

25.00%

300,000,000 22.92%

■ Nợ khác

■ Phát hành GTCG

■ Công cụ phái sinh, nợ tài chính khác

■ Tiền gửi của khách hàng

■ Tiền gửi & vay các TCTD khác

■ Nợ Chính phủ và NHNN

A Tốc độ tăng trưởng vốn huy động

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ BCTC của Techcombank qua các năm

Biều đồ cho thấy doanh số vốn huy động qua 3 năm của Techcombank liên tục tăng, tốc độ tăng trưởng vốn huy động năm sau so với năm trước lần lượt là: 9%, 23% và 12%. Năm 2017, doanh số vốn huy động của Techcombank cán mốc 242.462

Phân loại cho vay

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng %

Theo thời hạn 112.179.889 10 0^ 142.616.004 10 0^ 160.849.037 100 Ngắn hạn 30.492.97 0 827,1 935.884.31 25,16 863.412.62 39,42

Xét về cơ cấu hình thức huy động, nguồn vốn huy động từ tiền gửi luôn chiếm

hầu hết tỷ trọng nguồn vốn huy động, dao động khoảng 71% - 81%. Ngoài nguồn tiền gửi của khách hàng, Techcombank huy động vốn từ các TCTD khác thông qua nguồn tiền gửi hoặc đi vay, nguồn này chiếm tỷ trọng cao thứ hai. Nguồn huy động phi tiền gửi còn lại như phát hành giấy tờ có giá, vốn tài trợ uỷ thác, nợ Chính phủ và

NHNN, công cụ phái sinh và nợ khác chiếm tỷ trọng nhỏ và không có nhiều biến động qua các năm.

Tiền gửi của khách hàng năm 2017 so với 2016 có mức tăng trưởng âm (giảm 1,4%) do xu hướng giảm lãi suất huy động ngắn hạn chung của thị trường khiến một bộ phần tiền gửi chảy sang các kênh đầu tư khác có mức sinh lợi cao hơn như vàng, chứng khoán, bất động sản. Xem xét cơ cấu tiền gửi theo đối tượng, trong khi tiền gửi từ tổ chức kinh tế sụt giảm cả về giá trị tuyệt đối và tương đối thì tiền gửi cá nhân

ngày càng tăng và chiếm 71% vốn tiền gửi. Đối với cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn, tỷ trọng cơ cấu giữa tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn đang được điều chỉnh theo xu hướng tích cực hơn. Mặc dù nguồn vốn tiền gửi kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất qua các năm (gần 80%) giúp ngân hàng dễ dàng trong việc xây dựng kế hoạch sử dụng vốn nhưng tiền gửi không kỳ hạn lại được tập trung thúc đẩy tăng tỷ trọng từ 18,83% năm 2015 lên 22,36% năm 2017 thông qua việc tăng giao dịch của khách hàng với ngân hàng, điều này giúp giảm sức ép về chi phí huy động vốn, góp phần duy trì biên thu nhập lãi thuần (NIM) ở mức cao.

Tiền gửi và vay các TCTD khác có xu hướng tăng mạnh qua 3 năm, từ 21.082

tỷ năm 2015 lên 46.324 tỷ năm 2017. Sự gia tăng diễn ra chủ yếu tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn và vay liên ngân hàng để kinh doanh chênh lệch lãi suất, đảm bảo thanh khoản trong ngắn hạn và duy trì hệ số cho vay trên huy động (LDR) một cách hiệu quả và chắc chắn.

37

2.1.2.2. Tình hình cho vay

Biểu đồ 2.2: Quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay 2015 - 2017

Đơn vị: triệu đồng 180,000,000 160,000,000 140,000,000 120,000,000 100,000,000 80,000,000 60,000,000 40,000,000 20,000,000 390∕0 160,849,037 * 142,616,004 Năm 2015 Năm 2016

■Quy mô A Tăng trưởng

12.78% 45% 40∕ 35% 30% 25% 20% 15% 10% 5% 0% Năm 2017

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ BCTC của Techcombank qua các năm

Qui mô dư nợ cho vay của Techcombank tăng theo thời gian nhưng tốc độ tăng trưởng dư nợ qua các năm lại có xu hướng giảm. Với định hướng phát triển an toàn và bền vững, ngân hàng chủ trương không tăng trưởng dư nợ mà chuyển hướng sang các khách hàng chất lượng, giảm bớt phần cho vay kém hiệu quả để phòng ngừa rủi ro nợ quá hạn.

Bảng 2.1: Phân loại tín dụng theo thời hạn cho vay và đối tượng khách hàng

Dài hạn 35.996.66 3 932,0 444.239.18 31,02 854.539.86 33,91 Theo khách hàng 112.179.889 10 0^ 142.616.004 10 0^ 160.849.037 100 Tổ chức kinh tế 62.056.02 9 55,3 2 80.972.17 9 56,78 96.071.60 6 59,73 Cá nhân 50.123.86 0 44,8 6 61.643.82 5 43,22 64.777.43 1 40,27

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Techcombank Tổng 2 9.343.94 6 11.918.72 6 16.343.80 100% 100% 100% TN lãi 0 7.213.68 1 8.142.22 2 8.930.41 ________ 77% ________ 68% ________ 55% TN từ hoạt động dịch vụ 1.272.13 8 1.955.76 4 3.811.90 2 ________ 14% ________ 16% ________ 23% TN ngoài lãi khác 4 858.12 1 1.820.74 2 3.601.49 _________ 9% ________15% ________22% VPBank Tổng 12.066.31 1 16.863.75 7 25.026.09 1 100% 100% 100

Bảng cho thấy một sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn. Trong khi tỷ trọng cho vay dài hạn gần như không thay đổi (chỉ tăng nhẹ từ 32,09% lên 33,91%) thì tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng đáng kể từ 27,18% lên 39,42% và cho vay trung hạn giảm mạnh từ 40,73% lên 26,67%. Việc giảm kỳ hạn trung bình của tài sản có phù hợp với chính sách đẩy mạnh huy động tiền gửi không kỳ hạn, vốn là nguồn vốn rẻ nhưng kém ổn định. Hơn nữa trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động

tăng và lãi suất cho vay giảm để gia tăng cạnh tranh thì việc rút ngắn chênh lệch kỳ hạn sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro lãi suất, tuy rằng thu nhập của ngân hàng kém ổn định hơn do lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn cho vay dài hạn nhưng lại giảm rủi ro tiềm ẩn và tăng khả năng thanh khoản.

Cơ cấu cho vay theo đối tượng có sự phân hoá nhưng không quá rõ rệt nhằm mục đích hạn chế rủi ro tập trung. Tỷ trọng cho vay nhóm khách hàng cá nhân đang có xu hướng giảm nhẹ từ 44,68% năm 2015 xuống 40,27% năm 2017 do chính sách tập trung vào phân khúc cho vay bán lẻ chất lượng cao để giảm rủi ro chứ không tập trung thu hút khách hàng mới. Đồng thời, tỷ trọng cho vay nhóm khách hàng doanh nghiệp tăng nhẹ. Trong cơ cấu cho vay khách hàng doanh nghiệp, Techcombank đẩy mạnh cho vay vốn lưu động (ngắn hạn) với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập

trung vào lĩnh vực thương mại, sản xuất, chế biến, xây dựng. Trong giai đoạn vừa qua, ngoài gói vay vốn lưu động đơn thuần, Techcombank còn liên tục thiết kế các gói tín chuyên biệt cho riêng một số ngành như ngành nhựa, ngành dược... nhằm hỗ trợ và giải quyết những khó khăn đặc thù của từng ngành một cách triệt để và phù hợp nhất. Đặc biệt, cho vay lĩnh vực kinh doanh bất động sản giai đoạn 2015 - 2017 giảm cả về qui mô và tỷ trọng nhằm giảm thiểu rủi ro do và cải thiện CAR theo quy

39

2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh a. Thu nhập

Bảng 2.2: So sánh thu nhập hoạt động của Techcombank và VPBank

TN lãi 7 10.353.43 9 15.167.85 6 20.614.42 ________ 86% ________90% ________82% TN từ hoạt động dịch vụ 884.66 7 852.92 6 1.461.54 4 _________ 7% _________ 5% _________ 6% TN ngoài lãi khác 7_________828.20 2 842.97 1 2.950.12 7% _________5% ________12%

Kết quả HĐKD Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng TN hoạt động 9.343.94 2 100% 11.918.726 100% 16.343.806 100% Chi phí hoạt động 3.678.84 8 39 % 4.260.99 5 36% 4.698.28 3 29% LN thuần 5.665.09 4 61 % 7.657.73 1 64% 11.645.523 71% CP DPRRTD 3.627.88 9 39 % 3.661.09 1 31% 3.609.22 6 22% LN trước thuế 2.037.20 5 %22 0 3.996.64 34% 7 8.036.29 49% Thuế TNDN 508.01 7 % 5 847.794 7% 2 1.590.70 10% LN sau thuế 1.529.18 8 16 % 3.148.84 6 26% 6.445.59 5 39%

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ BCTC của Techcombank và VPBank qua các năm

Qua bảng, ta có thể so sánh Techcombank với một ngân hàng khác có quy mô tổng tài sản tương đương là VPBank cả về quy mô và cơ cấu thu nhập. Giai đoạn 2015 - 2017 là giai đoạn ngành ngân hàng có nhiều biến động, NHNN siết chặt quản lý nợ xấu cũng như đảm bảo an toàn hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng. Đồng thời, nền kinh tế đang dần hồi phục, nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng gia tăng tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động. Trên đà thuận lợi ấy, tổng thu nhập của Techcombank tăng mạnh từ 9.344 tỷ năm 2015 lên 16.344 tỷ năm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của NH TMCP kỹ thương việt nam qua mô hình camels khoá luận tốt nghiệp 086 (Trang 45 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w