Việt Nam ví dụ như Vietinbank, MBBank, Agribank, VP Bank, VIB Bank, BIDV,... Điều này cho thấy, EY Việt Nam là một tổ chức vô cùng có kinh nghiệm và thấu hiểu được hệ thống tài chính của Việt Nam để có thể cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho thị trường tài chính, đặc biệt hơn nữa là các tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.
2.2. Cơ sở pháp lý về hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng thương mại củaViệt Nam Việt Nam
2.2.1. Quyết định 36/2006/QĐ-NHNN và Quyết định 37/2006/QĐ-NHNN
Trước sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng, Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN3 ngày 03/01/1998 đã bị lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các TCTD. Do đó, Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 ban hành Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các TCTD đã ra đời thay thế cho Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN3, trong đó, có đầy đủ các khái
niệm, mục tiêu, các yêu cầu và nguyên tắc hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Bước tiến của Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN so với các quy định trước đây thể hiện ở việc khẳng định “hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ là một phần không tách rời của các hoạt động hàng ngày của TCTD”, và “hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của TCTD phải được kiểm toán nội bộ kiểm tra, đánh giá một cách độc lập”. Có thể thấy bước tiến này đã tiệm cận quy định của quốc tế thông qua việc đối chiếu với quy định về “hoạt động kiểm soát” và “hoạt động giám sát” của Ủy ban BASEL .
Được ban hành cùng ngày với Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN nói trên, Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 về Quy chế kiểm toán nội bộ của các TCTD đã thay thế Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN3 ngày 03/01/1998. Quyết định này cũng giải thích rõ khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc cơ bản và phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ. Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN cũng chỉ rõ “kiểm toán nội bộ của TCTD được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc, trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban kiểm soát”. Đây là bước tiến cơ bản so với các quy định trước đây khi bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban Tổng giám đốc. Điều dễ nhận thấy là hoạt động của Ban Tổng giám đốc cũng là đối tượng của kiểm toán nội bộ nên nếu bộ máy kiểm toán nội bộ chịu sự quản lý của Ban Tổng giám đốc thì kết quả kiểm toán nội bộ không thể đảm bảo tính độc lập, khách quan. Vì vậy, mô hình hiện tại kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban kiểm soát sẽ làm tăng tính độc lập trong hoạt động của các kiểm toán viên nội bộ của TCTD. Tuy nhiên, thực chất Ban kiểm soát vẫn chưa đảm bảo tính độc lập với bộ phận được kiểm tra, đặc biệt là Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Cùng với hạn chế về con người và các nguồn lực khác đã giới hạn rất nhiều khả năng kiểm soát nội bộ của Ban kiểm soát, và trong thực tế, chức năng của Ban kiểm soát thuộc Hội đồng quản trị mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra, đánh giá các báo cáo tài chính cuối kỳ và xử lý các vấn đề đã phát sinh.
2.2.2. Thông tư 44/2011/TT-NHNN
Ngày 29/12/2011, Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của
tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư 44 ra đời với những nội dung chính như sau:
- về hệ thống kiểm soát nội bộ: Tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ giúp Tổng giám đốc (Giám đốc) điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên kiểm soát việc chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ; trực tiếp kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực tại trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp và công ty con của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. TCTD phải thường xuyên kiểm soát việc chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ đối với công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
- Khi phát hiện những sai phạm, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải kịp thời hoạch định và thực hiện biện pháp khắc phục.
- Định kỳ hằng năm, Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tiến hành tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của từng đơn vị, bộ phận điều hành, kinh doanh, tác nghiệp và từng hoạt động nghiệp vụ. Đồng thời, lập báo cáo về kết quả tự kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ gửi cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát và NHNN (Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng; NHNN chi nhánh) trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính; Riêng quỹ tín dụng nhân dân gửi cho NHNN chi nhánh.
về hoạt động kiểm toán nội bộ: TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có quy trình theo dõi và đánh giá chất lượng của công tác kiểm toán nội bộ; tiến hành đánh giá nội bộ đối với hoạt động của kiểm toán nội bộ để đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ. Kết quả đánh giá nội bộ hằng năm phải được báo cáo cho Ban kiểm soát và được ghi nhận trong báo cáo kiểm toán nội bộ thường niên.
Kiểm toán nội bộ của TCTD (trừ quỹ tín dụng nhân dân) được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc hoặc tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ tại hội
sở chính tùy theo quy mô, mức độ, phạm vi và đặc thù hoạt động của TCTD. Kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban kiểm soát và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Kiểm soát.
Đối với quỹ tín dụng nhân dân chỉ có 01 kiểm soát viên chuyên trách mà không có Ban kiểm soát, việc kiểm toán nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân do kiểm soát viên chuyên trách thực hiện.
Căn cứ quy mô, mức độ, phạm vi và đặc điểm hoạt động của tổ chức tín dụng và trên cơ sở đề nghị của Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quyết định về tổ chức bộ máy của kiểm toán nội bộ, chế độ lương, thưởng, phụ cấp trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ, Trưởng kiểm toán nội bộ và Phó trưởng kiểm toán nội bộ.
Kiểm toán nội bộ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể do kiểm toán nội bộ của hội sở chính hoặc hội sở khu vực đảm nhiệm, phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật Các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, trải qua giai đoạn từ 2011 đến nay, hàng loạt vụ bê bối dẫn đến sự sụp đổ của hàng loạt Ngân hàng thương mại ở Việt Nam cho thấy sự lỏng lẻo và những lỗ hổng nhất định trong hoạt động kiểm soát nội bộ Ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, thông tư 44 vẫn cho thấy sự xa rời so với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hệ thống Kiểm soát nội bộ. Chính vì vậy, vào cuối năm 2018, Ngân hàng nhà nước đã ban hành ra Thông tư 13/2018/TT-NHNN như là một sự cải thiện, sửa đổi những hạn chế tồn tại trong thông tư 44.
2.2.3. Thông tư 13/2018/TT-NHNN
Thông tư số 13/2018/TT-NHNN quy định đầy đủ hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với nhiều thay đổi, đặc biệt là khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro của các NHTM. Thông tư 13 được NHNN ban hành sẽ góp phần giải quyết được những vấn đề khó khăn trong thực tế xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ cho hoạt động ngân hàng trong thời gian qua. Các quy định trong Thông tư 13 rất cụ thể và rõ ràng, đây là một trong những quy định đã thật sự tiệm cận với các thông lệ
quốc tế về việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ. Theo đó, hệ thống kiểm soát nội bộ được quy định nổi bật theo ba tuyến bảo vệ độc lập nhằm kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro trong hoạt động ngân hàng, điều này tương đồng so với mô hình mà Uỷ ban Basel đã ban hành trước đây:
- Tuyến bảo vệ thứ nhất có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro do các bộ phận nghiệp vụ có liên quan thực hiện;
- Tuyến bảo vệ thứ hai có chức năng xây dựng chính sách quản lý rủi ro, quy định nội bộ về quản lý rủi ro, đo lường, theo dõi rủi ro và tuân thủ quy định pháp luật; và
- Tuyến bảo vệ thứ ba có chức năng kiểm toán nội bộ do bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện.
Thông tư 13 cũng quy định hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm đầy đủ 5 cấu phần như nguyên tắc COSO về việc xây dựng mô hình hệ thống kiểm soát nội bộ là: giám sát của quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức đầy đủ vốn và kiểm toán nội bộ.
Ngoài ra, thông tư 13/2018 cũng quy định về việc đánh giá và giám sát mức đủ vốn của NHTM.
Về cơ bản, kiểm toán nội bộ vẫn sẽ thực hiện dựa trên các nguyên tắc độc lập, nguyên tắc khách quan và nguyên tắc chuyên nghiệp theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nói chung và kiểm toán nội bộ nói riêng. Bên cạnh đó, thông tư 13 còn yêu cầu về việc kiểm toán nội bộ phải có tối thiểu 1 kiểm toán viên có trình độ chuyên môn cao về công nghệ thông tin, điều này có thấy thông tư 13 cũng đã nhận thức và bắt kịp được xu thế phát triển của thế giới.
Ngoài ra, kiểm toán nội bộ còn thực hiện rà soát, đánh giá độc lập tính thích hợp, tuân thủ quy định của pháp luật của cơ chế, chính sách, quy định nội bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ. Vai trò của kiểm toán nội bộ phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng tăng của Ban Lãnh đạo và Ban kiểm soát ngân hàng nhằm giúp ngân hàng đối phó rủi ro và nắm bắt cơ hội trong việc tuân thủ các quy định của luật pháp cũng như giúp cung cấp đầy đủ thông tin hỗ trợ quá trình ra quyết định của Ban Lãnh
đạo. Vai trò của kiểm toán nội bộ cần phải thay đổi từ việc chỉ là “kiểm toán viên” (vai trò đảm bảo) trở thành “cố vấn tin cậy” (vai trò tư vấn và tạo lập giá trị) thông qua việc nâng cao giá trị của hoạt động kiểm toán nội bộ tập trung vào việc đạt được các mục tiêu tuân thủ, tính hiệu quả và tính kinh tế đối với các hoạt động ngân hàng. Qua đó, các ngân hàng có thể đạt chuẩn thông lệ quốc tế về kiểm toán nội bộ cũng như theo kịp lộ trình triển khai Basel II tại Việt Nam.
Thông tư 13/2018/TT-NHNN chính thức được áp dụng tại NHTM và chi nhánh NH nước ngoài từ 1/1/2019 nên với phạm vi nghiên cứu của Khoá luận là đến hết năm tài chính 2018 thì hệ thống kiểm soát nội bộ được khảo sát tại các NHTM vẫn theo tinh thần của Thông tư 44/2011/TT-NHNN. Thông tư 13/2018 sẽ là cơ sở để đưa ra giải pháp cho giai đoạn tiếp theo.
2.3. Quy trình đánh giá kiểm soát nội bộ Ngân hàng thương mại trong kiểmtoán báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện