Kết quả thực hiện đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHTM của EY

Một phần của tài liệu Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ NH thương mại trong kiểm toán báo cáo tài chính dưới góc nhìn của kiểm toán độc lập khoá luận tốt nghiệp 083 (Trang 82)

Việt Nam

2.4.1. Vấn đề về môi trường kiểm soát

Những nhận thức, quan điểm, triết lý và phương thức điều hành của Ban giám đốc, các lãnh đạo Trưởng, Phó phòng nghiệp vụ tại Ngân hàng chịu ảnh hưởng phần lớn bởi thái độ, quan điểm của các nhà quản lý cấp trên: Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc,...của Ngân hàng. Các quan điểm và cách thức điều hành của Ban giám đốc tại Ngân hàng dựa trên việc tuân thủ các chính sách, chế độ của ngành Ngân hàng và quy định của pháp luật Nhà Nước.

Tại Ngân hàng còn tồn tại sự bất cập trong quan điểm và thái độ của Ban giám đốc với việc nhận thức tầm quan trọng của việc nhận dạng, đánh giá và phân tích rủi ro ảnh hưởng tới việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh, hoạt động và hiệu quả kinh doanh. Qua quá trình kiểm toán cho thấy còn một số lượng cán bộ chưa có sự quan tâm tâm vấn đề này.

Ban lãnh đạo luôn có quan điểm hoạt động kinh doanh lành mạnh, coi trọng tính trung thực của các báo cáo. Bởi vậy, Ngân hàng thực hiện chế độ Báo cáo tài

chính theo đúng các chuẩn mực kế toán trong nước; thông lệ quốc tế và quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Ban lãnh đạo tại Ngân hàng đã có sự quan tâm đến công tác hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống Kiểm soát nội bộ xong sự chỉ đạo điều hành chủ yếu thông qua văn bản hướng dẫn, chưa thường xuyên tiếp xúc trực tiếp cán bộ nhân viên. Yếu tố văn hoá kiểm soát/văn hoá Ngân hàng đã được chú trọng và xây dựng những nét riêng có cho mình. Bên cạnh đó đã quan tâm tới chất lượng đội ngũ nhân sự, đã có hệ thống KPI để đánh giá hiệu quả hoạt động của từng vị trị công việc. Tuy nhiên, các vấn đề này vẫn chưa được thực hiện và tuân thủ chặt chẽ, cũng như chưa được chú trọng như là vấn đề nền tảng của kiểm soát.

2.4.2. Vấn đề về đánh giá rủi ro

Việc đánh giá rủi ro là công việc được thực hiện thường xuyên liên tục trong quá trình kinh doanh của Ngân hàng. Trong các quy trình nghiệp vụ, Ngân hàng đều có công tác kiểm soát để nhằm hạn chế rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ. Ngân hàng cũng đã quan tâm đến việc phân tích, đánh giá và quản trị rủi ro. Các loại rủi ro mà Ngân hàng đã nhận diện là rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh toán, rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý...

Đối với hoạt động tín dụng: Trong hoạt động tín dụng Ngân hàng đã nhận dạng rủi ro phát sinh là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là rủi ro về tổn thất tài chính nguyên nhân gây ra có thể là trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp. Nguyên nhân trực tiếp đó là do từ phía Ngân hàng chưa có sự kiểm soát, giám sát khoản vay tốt, quy trình tín dụng thiếu chặt chẽ khi thẩm định. Nguyên nhân gián tiếp xuất phát từ khách hàng đi vay vốn đã không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ đúng hạn như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Quá trình mua bán ngoại tệ, cho vay bằng ngoại tệ và các nghiệp vụ khác đều liên quan đến tỷ giá. Do vậy, Ngân hàng đã nhận diện ra rủi ro có thể phát sinh đó là rủi ro tỷ giá. Ngân hàng đã tiến hành phân tích và đánh giá rủi ro tỷ giá. Ngân hàng chưa có cán bộ có khả năng dự báo được tỷ giá đề phòng ngừa rủi ro.

Đối với khả năng thanh toán: Mục tiêu Ngân hàng đề ra cho hoạt động kinh doanh hiệu quả đó là phải đảm bảo khả năng thanh toán. Ngân hàng nhận dạng rủi ro trong thanh toán có thể phát sinh rủi ro thanh toán. Ban Giám đốc luôn quan tâm cân đối khả năng thanh toán bằng việc luôn cân đối nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn cho vay hợp lý, tích cực công tác huy động vốn và tăng trưởng dư nợ, không lấy các nguồn vốn huy động ngắn hạn đi cho vay trung hạn, dài hạn.

Nhìn chung, Ngân hàng vẫn chưa thực sự chú trọng tới các hoạt động này. Công tác đánh giá rủi ro chủ yếu tập trung vào mạng hoạt động tín dụng, các hoạt động nghiệp vụ khác không được quan tâm nhiều.

2.4.3. Vấn đề về các hoạt động kiểm soát

Ngân hàng thương mại là loại hình doanh nghiệp có chính sách và các thủ tục kiểm soát phức tạp nhất nhưng cũng đầy đủ nhất. Mỗi một quy trình nghiệp vụ thường được thiết lập bởi nhiều thủ tục kiểm soát được gài đặt trong đó. Về cơ bản, Ngân hàng thương mại đã có sự tuân thủ các nguyên tắc kiểm soát như: Nguyên tắc phân công phân nhiệm, bất kiêm nhiệm, nguyên tắc bốn mắt....Những nguyên tắc này đảm bảo cho việc vận hành các hoạt động kiểm soát chặt chẽ hơn trong việc phát hiện. ngăn chặn rủi ro. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay ở các Ngân hàng thương mại đang tồn tại không phải ở khâu thiết kế các thủ tục kiểm soát mà nằm ở việc vận hành các thủ tục kiểm soát này trong thực tế. Do tính chất phức tạp của một số thủ tục kiểm soát mà Ngân hàng đã lựa chọn việc cắt giảm đi các chốt kiểm soát, điều này vô hình dung sẽ khiến cho khả năng phát sinh rủi ro tăng lên đáng kể. Nhiều thủ tục kiểm soát bị xem nhẹ bỏ qua như đổi password, làm hộ công việc của nhau.. .nhiều thủ tục kiểm soát thậm trí bị bẻ gãy bởi hành vi gian lận, cấu kết làm sai. Điển hình trong một số nghiệp vụ như Tín dụng. đã có nhiều vụ án lớn liên quan tới việc các cán bộ cấp cao trong Ngân hàng cấu kết để gian lận trong việc cấp tín dụng cho khách hàng; hoặc có nhùng vụ án liên quan tới việc giao dịch viên do bất cẩn đã để lộ mật khẩu dẫn đến việc cán bộ khác thực hiện hành vi gian lận trong chuyển khoản tiền gây thất thoát cho Ngân hàng, khách hàng. Hoặc do sự lỏng lẻo trong kiểm soát chứng từ khiến cho việc gian lận chữ kí trở nên dễ dàng, từ đó gây nên một loạt các sai phạm gây ảnh hưởng nghêm trọng cho Ngân hàng.

2.4.4. Vấn đề về thông tin và truyền thônga) Thông tin và truyền thông nội bộ Ngân hàng a) Thông tin và truyền thông nội bộ Ngân hàng

Ngân hàng thường xuyên cập nhật các thông tin quan trọng cho nhân viên, ban lãnh đạo và những người có thẩm quyền. Hệ thống truyền thông của Ngân hàng là qua mạng nội bộ trên các máy tính được kết nối với nhau. Nhân viên và lãnh đạo cập nhật thông tin, đọc các văn bản, các phiếu giao việc, các văn bản hướng dẫn được đăng trên một ổ chung mà mỗi máy tính của từng cá nhân đều có. Nhờ phương tiện truyền thông này mà toàn bộ nhân viên trong Ngân hàng tiếp nhận đầy đủ và chính xác các chỉ thị từ cấp trên, hiểu rõ mối quan hệ và phối hợp công việc với các thành viên khác.

-Hệ thống thông tin kế toán được Ngân hàng áp dụng đúng theo chuẩn mực kế toán và quy định của Nhà nước. Các tài khoản được phân hệ cụ thể, rõ ràng để việc kiểm soát trở nên dễ dàng hơn, tuy nhiên cách thức quản lý hệ thống tài khoản vẫn chưa thực sự tiện lợi trong quá trình sử dụng, tra cứu. Một số tài khoản có nội dung tên sử dụng khá giống nhau gây nhầm lẫn trong việc kiểm soát.

-Hệ thống chứng từ kế toán: Ngân hàng đã áp dụng theo quyết định của Hội đồng quản trị thống nhất trên toàn hệ thống. Nội dung chứng từ được thiết kế đầy đủ, cụ thể theo quy định của Pháp luật, chữ kí trên các chứng từ cũng kiểm tra tính đầy đủ, chính xác. Tuy nhiên việc lưu trữ các chứng từ vẫn chưa có sự khoa học, dễ gây nhầm lẫn, hư hỏng.

-Hệ thống sổ sách: Trong thời đại công nghệ, Ngân hàng đã áp dụng toàn bộ sổ sách kế toán bằng các phần mềm kế toán phù hợp với hoạt động của Ngân hàng, điều này giảm thiểu rủi ro trong việc lưu trữ, kiểm soát chứng từ hợp pháp,...

b) Thông tin từ trong ra ngoài từ ngoài vào trong

Ngày nay việc kiểm soát thông tin của Ngân hàng là điều vô cùng quan trọng. Hầu hết các hệ thống công nghệ thông tin của Ngân hàng đã được thiết lập những chốt kiểm soát vô cùng chặt chẽ trong việc luân chuyển thông tin từ trong ra ngoài và ngược lại để giảm thiểu được nguy cơ bị xâm nhập từ bên ngoài hoặc từ bên trong. Tuy nhiên việc khó khăn nhất là kiểm soát thông tin ở yếu tố con người, đây

là yếu tố dễ bị xâm nhập nhất, vậy nên Ngân hàng đã có những chính sách, quy định về việc bảo mặt thông tin cho tất cả các cán bộ nhân viên trong Ngân hàng để giảm thiểu rủi ro thông tin bị lộ ra bên ngoài gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh.

2.4.5. Vấn đề về các hoạt động giám sát

Ngân hàng thường xuyên thực hiện giám sát thông qua hoạt động kiểm soát chéo, kiểm soát từ các lãnh đạo tới các nhân viên. Hoạt động giám sát thường xuyên được báo cáo lên Ban Quản trị để có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao chất lượng kiểm soát cho Ngân hàng. Trong những năm gần đây, việc thực hiện các hoạt động giám sát đã được chú trọng cũng như cải thiện. Trong từng nghiệp vụ đều đã có những quy trình giám sát kiểm soát, những quy trình này được thực hiện định kì và ngẫu nhiên nhằm nâng cao sự tuân thủ trong việc thực hiện quy chế của Ngân hàng. Tuy nhiên điều khó khăn nhất hiện tại là đội ngũ nhân viên vẫn còn có sự yếu kém về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cũng như là phương pháp luận về kiểm toán, bên cạnh đó, kinh nghiệm cũng là một điều đang là trở ngại cho các cán bộ thực hiện nhiệm vụ gáim sát kiểm soát. Trong một số quy trình, hoạt động giám sát, đánh giá của phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ chỉ mang tính hình thức trên cơ sở nhận định chủ quan, thiếu sự phối hợp với cơ quan kiểm tra, thủ tục trong quy trình nghiệp vụ đặc biệt là mảng tín dụng chưa được giám sát chặt chẽ, việc đánh giá chưa được khách quan.

2.5. Đánh giá quy trình đánh giá kiểm soát nội bộ do EY VN thực hiện.

2.5.1. Điểm mạnh

Trong hơn 26 năm công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam chính thức hoạt động tại thị trường Việt Nam, nhờ sự đi đầu trong lĩnh vực kiểm toán đối với các tổ chức tín dụng mà EY Việt Nam đã xây dựng được một quy trình kiểm toán thống nhất trên nền tảng sử dụng tiến bộ của khoa học kĩ thuật và đã đem lại hiệu quả to lớn trong công tác kiểm toán. Công ty đã xây dựng được một quy trình Kiểm toán Báo cáo tài chính trong đó có quy trình đánh giá kiểm soát nội bộ dựa trên cơ sở tuân thủ và áp dụng các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam cũng như các Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế có liên quan và các quy định khác của các cơ quan Nhà nước như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bên cạnh đó, với vị thế là một

công ty kiểm toán hàng đầu ở Việt Nam, EY Việt Nam vẫn xây dựng niềm tin cho nhà đầu tư, các tổ chức, Chính phủ về chất lượng dịch vụ của mình với các yếu tố đặc biệt về con người và công nghệ thông tin. Dưới đây sẽ là những yếu tố đã tạo nên sự thành công và hiệu quả trong hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm toán của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam.

a) Yếu tố con người quyết định kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại EY Việt Nam

Ở EY Việt Nam luôn đặt tôn chỉ về việc xây dựng cho mình nguồn nhân lực tốt nhất, ngay từ khâu tuyển chọn đầu vào bằng liên kết với các trường đào tạo hàng đầu của Việt Nam về khối ngành Kinh tế. Quan tâm đến đào tạo chất lượng nguồn nhân lực bằng việc xây dựng một Bộ phân chuyên đào tạo cập nhật kiến thức liên tục theo xu hướng toàn cầu cho toàn bộ kiểm toán viên. Bộ phận Đào tạo và Phát triển của công ty còn có chức năng xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện và giám sát kết quả thực hiện đối với các chương trình đào tạo nằm trong kế hoạch đào tạo hàng năm của công ty. Các yêu cầu liên quan tới việc cập nhật kiến thức hàng năm cho kiểm toán viên hành nghề theo quy định tại thông tư 150/2012/TT-BTC, được công ty thực hiện theo đúng quy định của Bộ Tài chính là mỗi kiểm toán viên đăng ký hành nghề phải đảm bảo học đủ tối thiểu 40 giờ cập nhật kiến thức. EY Việt Nam đã được Bộ Tài chính chấp thuận cho phép tự tổ chức cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên đăng ký hành nghề của công ty. Tất cả các kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm toán sẽ tham dự các khóa học cập nhật kiến thức do công ty tổ chức được các chuyên gia của EY Việt Nam và các chuyên gia tới từ EY Global giảng dạy. Đồng thời, công ty cũng đăng ký cho các kiểm toán viên đăng ký hành nghề tham gia các chương trình cập nhật kiến thức do VACPA tổ chức, đảm bảo các kiểm toán viên của EY Việt Nam luôn cập nhật kiến thức chất lượng cho hoạt động kiểm toán.

Một trong những quan điểm mang thương hiệu của EY Việt Nam là “tài sản giá trị nhất của công ty” đó là “con người”, điều này đã được thể hiện ở trong khẩu hiệu của công ty “building a better working world”, luôn nỗ lực cải thiện và tạo ra một môi trường làm việc tốt nhất, luôn đặt con người ở ví trí trung tâm, tạo điều

kiện phát triển cho mỗi cá nhân. Nhờ đó mà trong lịch sử hoạt động của mình, không chỉ là EY Việt Nam mà cả EY Global luôn đứng trong Top đầu các doanh nghiệp có nơi làm việc tốt nhất Việt Nam và trên cả thế giới. Đó là sự tự hào vô cùng to lớn mang đến sự khích lệ, động viên để EY Việt Nam ngày càng khẳng định hơn nữa thông điệp của mình.

b) Sự khác biệt mang dấu ấn đến từ công nghệ

Công nghệ ngày càng phát triển và trở thành một sự tất yếu trong mọi lĩnh vực, và ngành kiểm toán không nằm ngoài quy luật đó. Công nghệ được sử dụng trong mọi cuộc Kiểm toán nhằm thực hiện mục tiêu rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí. Công nghệ còn giúp kiểm toán viên mở rộng phạm vi kiểm toán để đảm bảo nâng cao được chất lượng dịch vụ. Là một phần của “Tầm nhìn 2020”, EY đã và đang đầu tư đáng kể vào việc cải tiến công nghệ kiểm toán với các công cụ kiểm toán chuyên biệt mang dấu ấn của mình, với mục đích thực hiện kiểm toán đạt được chất lượng cao nhất. Việc đầu tư này phù hợp với mục tiêu của EY trong việc xây dựng niềm tin và sự tin tưởng của nhà đầu tư, tổ chức vào thị trường vốn và trong nền kinh tế trên toàn thế giới. Ở EY Việt Nam, nhóm kiểm toán sử dụng phần mềm Canvas để hỗ trợ thực hiện và ghi chép các công việc theo Chương trình kiểm toán toàn cầu của EY Global. Bắt đầu vào cuối năm tài chính 2015, EY đã khởi chạy nền tảng kiểm toán toàn cầu thế hệ tiếp theo của mình là EY Canvas. EY Canvas được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến để cung cấp bảo mật dữ liệu cao hơn và cho phép người dùng sử dụng, cập nhật phát triển phần mềm cho từng thành viên của EY trên Thế giới để đáp ứng với những thay đổi trong nghề nghiệp kế toán và môi trường pháp lý của từng khu vực. Thông qua một vài câu hỏi đã được thiết lập sẵn có, EY Canvas tự động cho ra cấu trúc công việc phải đạt được sau khi kết thúc cuộc kiểm toán, cho phép kiểm toán viên xác định khối lượng công việc cũng như

Một phần của tài liệu Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ NH thương mại trong kiểm toán báo cáo tài chính dưới góc nhìn của kiểm toán độc lập khoá luận tốt nghiệp 083 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w