Trong những năm gần đây, cùng với vấn đề rủi ro tín dụng ngày càng gia tăng thì các mô hình tín dụng cũng dần được cải thiện với sự ra đời và phát triển của rất nhiều mô hình. Có mô hình đơn giản, có mô hình phức tạp, có mô hình mang nặng tính định lượng, lại có mô hình mang nặng về các chỉ tiêu định tính. Và như mọi vấn đề hai mặt, mỗi mô hình ra đời qua một quá trình nghiên c ứu, tìm hiểu lâu dài nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, đều có ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng, có thể kể đến một số mô hình tiêu biểu hiện nay:
1.2.5.1. Mô hình chấm điểm truyền thống
Mô hình này rất đơn giản và dễ thực hiện để xếp hạng tín dụng cho khách hàng. Đây là mô hình đã có từ lâu nhằm mục đích đánh giá khách hàng vay vốn thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.
❖Các chỉ tiêu tài chính
Các chỉ tiêu tài chính được chia thành 05 nhóm lớn:
VNhóm 1: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn hoặc tính thanh khoản của doanh nghiệp.
Biến Định nghĩa
^X1 Vốn lưu động ròng/ tông tài sản ^X Lợi nhuận giữ lại/ tông tài sản
^X3 EBIT/ tông tài sản
14
S Nhóm 3: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp.
S Nhóm 4: Các chỉ tiêu phản ánh tính sinh lời.
S Nhóm 5: Các chỉ tiêu phản ánh giá trị thị trường của doanh nghiệp.
❖ Các chỉ tiêu phi tài chính
Thông thường các chỉ tiêu phân tích phi tài chính được thông qua mô hình 6C gồm có:
S Tư cách người đi vay (Character)
S Năng lực pháp lý của người đi vay (Capital)
S Thu nhập của người đi vay (Cash)
S Bảo đảm tiền vay (Collecteral)
S Các điều kiện (Conditions)
S Khả năng kiểm soát khoản vay (Control).
Mô hình trên được sử dụng khá phổ biến tại các NHTM ở Việt Nam hiện nay, vì những lợi thế mà mô hình này đem lại và khá phù hợp với điều kiện kinh tế và công nghệ Việt Nam, tuy vậy, mô hình này còn tồn tại rất nhiều hạn chế, cụ thể như sau:
❖ Ưu điểm:
- Mô hình tận dụng được những kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu của cán bộ tín dụng và các chuyên gia tài chính để phân tích thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Quá trình phân tích dựa trên công nghệ đơn giản, hệ thống lưu trữ thông tin ổn định và sử dụng hồ sơ có sẵn, không mang tính lượng hóa.
- Mô hình trên có thể áp dụng cho các kho ản vay riêng lẻ mang tính chất đặc thù, chịu ảnh hưởng bởi yếu tố vùng miền, tập quán; khi đó nếu dựa trên yếu tố định lượng thì có thể có kết quả không chính xác mà phải dựa vào kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Tuy vậy, hiện nay các kỹ thuật định lượng ngày càng phát triển và các yếu tố đặc thù đó có thể được đánh giá thông qua các biến giả, vì vậy mà ngày nay ưu điểm này không còn được rõ nét như kia.
- Do đây là mô hình tương đối đơn giản nên ngân hàng chỉ cần có tiềm lực tài chính ở mức trung bình cùng một đội ngũ cán bộ tín dụng tương đối tốt và một hệ thống thông tin cập nhật là đã có thể thực hiện được.
❖ Hạn chế:
15
- Mô hình trên phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập và khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích của cán bộ tín dụng. Ngoài ra các chỉ tiêu phi tài chính dựa trên những đánh giá chủ quan của các bộ tín dụng.
- Khi sử dụng mô hình này, các NHTM sẽ chịu chi phí cao do tốn nhiều thời gian để đánh giá đồng thời đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có tính chuyên nghiệp, thâm niên, kỹ năng.
- Mô hình trên rất khó khăn để đo lường vai trò của yếu tố tác động đến hạng tín dụng của khách hàng, do vậy không có tác dụng tư vấn đối với khách hàng và việc thẩm định hồ sơ của khoản vay.