Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp được áp dụng trên toàn hệ thống của ngân hàng Sacombak.Quy trình này trải qua 4 bước cơ bản, tùy từng phòng ban và các chi nhánh khác nhau sẽ có nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể sơ đồ có các bước sau:
Bước 1: Lập kế hoạch phân tích.
Đây là bước đầu tiên trong phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp. Bao gồm các nộ dung như xác định phạm vi, thời gian, cách tổ chức, nội dung phân tích. Trong kế hoạch cần phân công rõ ràng cụ thể các nhiệm vụ của cá nhân hay bộ phận cần thực hiện. Đây là bước khá quan trọng, bởi nó định hướng cho công tác phân tích sau này theo hướng chính xác, hiệu quả nhất.
Bước 2: Thu thập và xử lý thông tin.
Để có thể hoàn thành công tác phân tích thì thông tin là một yếu tố quan trọng nhất. Bởi chính từ các thông tin thu thập được các nhà phân tích mới có thể đi phân tích tài chính khách hàng của mình. Thông tin sai lệch sẽ đem lại một báo cáo thẩm định sai lệch, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của Sacombank.
Hồ sơ, giấy tờ đầy đủ cảu thủ tục cho vay tại Sacombank Hà Nội bao gồm -Hồ sơ pháp lí bao gồm
• Giấy đề nghị xin vay vốn • Giấy đăng kí kinh doanh
• Quyết định bổ nhiệm người đại diện pháp luật và kế toán trưởng. -Hồ sơ tài chính bao gồm.
• Báo cáo tài chính ít nhất hai năm:cân đối kế toán,kết quả hoạt động kinh doanh,lưu chuyển tiền tệ.
• Hóa đơn mua vào bán ra và các hợp đồng kèm theo. • Sao kê giao dịch ngân hàng (nếu có).
-Hồ sơ tài sản đảm bảo • Thế chấp nhà đất:sổ hồng,sổ đỏ.
• Thế chấp xe ô tô: carvet xe ô tô,giấy đăng kiểm chất lượng xe,giấy chứng nhận bảo hiểm xe...
• Tài sản thế chấp có giá trị khác.
-Phương án vay vốn: Dùng khoản vay mua nhà, sửa nhà xưởng,sản xuất kinh doanh,..
Doanh nghiệp bắt buộc phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ một cách chính xác nhất. Riêng đối với báo cáo tài chính các khoản mục phải rõ ràng , minh bạch để công tác đánh giá tình hình tài chính của công ty được chính xác hơn và các số liệu đó phải sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Đồng thời các báo cáo phải là báo cáo để nộp cơ quan thuế hoặc đã được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập. Điều đó cũng thể hiện được thện chí hợp tác của khách hàng và sự chuyên nghiệp trong hoạt động quản lí kinh doanh của khách hàng. Để thu thập được thông tin các cán bộ có thể sử dụng các phương pháp như: Gặp trực tiếp xác thực thông tin, yêu cầu doanh nghiệp cung cấp, trò chuyện qua điện thoại.
Bước 4: Phân tích chi tiết tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích kết quả kinh doanh
Xem xét xem quy mô doanh số của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng ngành như thế nào sự thay đổi doanh thu theo từng năm. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí, doanh thu trong sự biến động hợp lí của doanh nghiệp. Các cán bộ tín dụng có thể phân tích theo chiều ngang và chiều dọc về cơ cấu doanh thu ,chi phí. Sau đó nhận định được doanh thu chi phí của doanh nghiệp đó đến từ nguồn nào.
Hiệu quả của các giải pháp kinh doanh có thế đánh giá qua các chỉ tiêu như ROA,ROE ,tình hình thị trường và đối kinh doanh. để qua đó liên hệ được tính hiệu
quả của các biện pháp này đối với kết quả kinh doanh như thế nào.. Hiệu quả hoạt động kinh doanh như thế nào còn thể hiện qua lợi nhuận từng năm. Với Sacombank thì doanh nghiệp có lỗ lũy kế 2 năm trở lên thì sẽ không được cấp tín dụng. Vậy nên lợi nhuận doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng để ngân hàng xem xét cho vay hay không. Đồng thời là việc đánh giá lợi nhuận cũng như kết quả kinh doanh cùng với những dự báo về thị trường trong tương lai doanh nghiệp sẽ hoạt động như thế nào .
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp .
Dựa vào bảng cân đối kế toán và lưu chuyển tiền tệ tối thiểu 3 năm của doanh nghiệp để phân tích các chỉ số tài chính liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó các cán bộ tín dụng sẽ có những những nhận định chung và khái quát về cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thay đổi như thế nào .
Thứ nhất là quy mô tài sản nguồn vốn có phù hợp không,và ngân hàng sẽ đánh giá dựa theo số liệu của báo cáo tài chính và số liệu thực tế hoạt động.Tiếp theo là xem xét về sự biến động của quy mô,cơ cấu nguồn vốn và tài sản đã hợp lí chưa,căn cứ trên sự tăng giảm qua các kì báo cáo..Đồng thời, phân tích khả năng luân chuyển và khả năng đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn có tốt hay không. Từ các giá trị như: vòng quay hàng tồn kho,các khoản phải thu,phải trả...để đánh giá tình hình hoạt động cũng như tài chính của doanh nghiệp.. Liệu doanh nghiệp có thể đảm bảo chuyển đổi sang tiền mặt để kịp thời thanh toán khoản nợ hay không..Đồng thời nhận xét cơ cấu nguồn vốn và hệ số nợ cùng rủi ro tài chính tiềm ẩn của doanh nghiệp. xem xét xem cơ cấu nguồn vốn đã phù hợp và an toàn chưa,hệ số nợ có quá cao không có phù hợp không. Hệ số nợ <0.5 ở mức an toàn,còn từ 0.5-0.8 là ở mức trung bình, còn trên 0.8 là ở mức cao cần xem xét lại.
Bước 4: Tổng hợp kết quả đánh giá và đưa ra để xuất.
Ở bước này, các cán bộ tín dụng phải đưa ra được các điểm mạnh điểm yếu về tài chính và các ảnh hưởng thuận lợi,khó khăn của nó từ đó liên hệ với các phương án kinh doanh kì kế tiếp xem doanh nghiệp có thực sự đảm bảo được khả năng thanh toán không,cũng như doanh số và lợi nhuận sẽ như thế nào để quyết định cấp tín dụng.
T
T Khoản mục Diễn giải
1 Tên doanh nghiệp CÔNG TY CỔ PHẦN TAKUDA VIỆT NHẬT
Sơ đồ 4.2: Các bước phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Sacombank
Lập kế hoạch phân tích.
Đưa ra kết luận Thu thập dữ liệu thông tin
Phân tích tình hình tài chính
(Nguồn : Sacombank Hà Nội)