- Hiện nay, công ty cổ phần Takuda Việt Nhật đã được Sacombank CN Hà Nội cấp 01 khoản vay trung hạn với số tiền 1.560 triệu đồng để đầu tư mua ô tô phục vụ hoạt động
3 Hiệu suất sử dụng tổng tà
4.3.3. Một số kiến nghị.
a) Kiến nghị đối với ngân hàng Sacombank.
Việc đầu tiên mà ngân hàng Sacombank cần hoàn thiện là nâng cao chất lượng nhân viên từ các chi nhánh bằng cách mở các lớp đài tạo. Vì ở chi nhánh cán bộ trẻ rất nhiều, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ còn non trẻ cho nên cần tạo điều kiện cho các cán bộ tín dụng có cơ hội trao dồi kinh nghiệm hơn và kiến thức cho công việc phân tích. Ngoài ra các kĩ năng mềm như ngoại ngữ, tin học là vô cùng cần thiết đối với các cán bộ trong nền kinh tế hội nhập như ngày nay.
Hai là, cần có hệ thống công nghệ hiện đại để hổ trợ chi nhánh, cần đẩy mạnh việc liên kết giữa các chi nhánh với nhau để nâng cao hiệu quả trong quá trình thu thập và xử lý thông tin liên quan đến khách hàng.
Ba là, trong quá trình ban hành những văn bản có liên quan đến công tác thẩm định tín dụng, hội sở cần quan tâm đến những gì thực tế diễn ra có những quy định đúng đắn.
Bốn là, tăng cường hợp tác mở rộng quan hệ với các cơ quan chức năng khác để có mới quan hệ tốt giúp chi nhánh thuận lợi trong việc thu thập thông tin có liên quan. b) Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.
Để thu thập thông tin chính xác và khách quan thì các ngân hàng sẽ nghĩ ngay đến trung tâm tín dụng CIC. Tuy nhiên trung tam còn một số mặt hạn chế cần được hoàn thiện.
-Từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức, hoạt động.
-Tuyển chọn và nâng cao trình độ của cán bộ và thực hiện công tác đào tạo của cán bộ CIC để xác định dữ liệu chuẩn.
-Xây dựng các văn bản đủ hiệu lực, quy định cụ thể về tác nghiệp những người cung cấp thông tin, nguồn sử dụng thông tin, các chỉ tiêu thu nhập, quy trình thu nhập, các tiêu thức phân tích đánh giá.
-Mở rộng phậm vi thu thập thông ti, áp dụng công nghẹ hiện đại trong thu thập, xử lý và cung cấp thông tin.
-Đa dạng hóa thông tin đầu vào.
-Yêu cầu các Ngân hàng Thương mại và các tổ chức tín dụng ngoài việc khai thác thông tin từ CIC, coi đó là quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức mình.
c) Kiến nghị với bộ tài chính.
Chỉ tiêu trung bình ngành là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng. Tuy nhiên trên thực tế thường các ngân hàng sẽ phải tự đi thu thập thông tin sau đó đánh giá để đưa ra một hệ thống chỉ tiêu. Việc làm này vô cùng mất thời gian và công sức nhưng chưa chắc đã có một kết quả khả quan. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian cũng như tạo tính thống nhất trong toàn hệ thống tài chính thì bộ tài chính nên phối hợp với các cơ quan khác để xây dựng mọt chỉ tiêu trung bình ngành thật hiệu quả để các ngân hàng thương mại sử dụng làm căn cứ trong phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 là chương đi sâu vào phân tích và tìm hiểu công tác phân tích tình hình tài chính của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Sacombanknói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng.Trên cơ sở lí thuyết và đi vào phân tích thực tế công ty cổ phần Takura Việt Nhật. Từ đó phản ánh phần nào thực trạng công tác phân tích tài chính và đánh giá khách hàng doanh nghiệp tại Sacombank chi nhánh Hà Nội. Qua đó đưa lên những nhận xét về những mặt đạt được và những mặt hạn chế của công tác phân tích tài chính của chi nhánh. Đồng thời nêu ra một số giải pháp và kiến nghị để khắc phục những tồn tại đó. Nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính khách hàng là công tác vô cùng quan trọng đối với hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Vì vậy ngân hàng Sacombanknên có một hệ thống đánh giá tài chính doanh nghiệp một cách hoàn thiện và đầy đủ để có thể đưa ra những báo cáo phân tích chất lượng,giảm thiểu tối đa rủi ro của hoạt động cho vay tại ngân hàng.