MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG
3.1. Chủ nghĩa xã hộ
Chủ nghĩa xã hội được tiếp cận theo bốn nghĩa:
1) Là phong trào thực tiễn, phong trào đấu tranh của nhân dân lao động chống giai cấp thống trị;
2) Là trào lưu tư tưởng, lý luận phản ánh lý tưởng giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức, bóc lột, bất công;
3) Là một khoa học - CNXH khoa học, khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp cấp nhân, khoa học về những quy luật và tính quy luật chính trị - xã hội của q trình chuyển biến từ CNTB lên CNCS mà giai đoạn đầu là CNXH, được xem là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác-Lênin;
4) Là một chế độ xã hội hiện thực tốt đẹp, xã hội XHCN, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội CSCN.
3.1.1. Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủnghĩa. nghĩa.
Các nhà sáng lập CNXH khoa học, C.Mác và Ph.Ăngghen khi nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội loài người, nhất là lịch sử xã hội tư bản đã xây dựng nên học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội. Học thuyết vạch rõ những qui luật cơ bản của vận động xã hội, chỉ ra phương pháp khoa học để giải thích lịch sử. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác, khơng chỉ làm rõ những yếu tố cấu thành hình thái kinh tế - xã hội mà còn xem xét xã hội trong q trình biến đổi và phát triển khơng ngừng.
Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội do C.Mác và Ph.Ăngghen khởi xướng được V.I.Lênin bổ sung, phát triển và hiện thực hố trong cơng cuộc xây dựng CNXH ở nước Nga Xơ viết, trở thành học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin, tài sản vô giá của nhân loại.
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin, đã chỉ ra tính tất yếu sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội TBCN bằng hình thái kinh tế - xã hội CSCN, đó là q trình lịch sử - tự nhiên. Sự thay thế này được thực hiện thông qua cách mạng XHCN xuất phát từ hai tiền đề vật chất quan trọng nhất là sự phát triển của LLSX và sự trưởng thành của giai cấp công nhân.
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin đã cung cấp những tiêu chuẩn duy vật, khoa học cho sự phân kỳ lịch sử, trong đó có sự phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội CSCN.
Khi phân tích hình thái kinh tế - xã hội CSCN, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, hình thái kinh tế - xã hội CSCN phát triển từ thấp lên cao qua hai giai đoạn, giai đoạn thấp - XHCN và giai đoạn cao - CSCN; giữa xã hội TBCN và xã hội CSCN là thời kỳ quá độ lên CNCS. Trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta” (1875), C.Mác đã cho rằng: Giữa xã hội TBCN và xã hội CSCN là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy khơng thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. Khẳng định quan điểm của C.Mác, V.I.Lênin cho rằng: Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa CNTB và CNCS, có một thời kỳ quá độ nhất định.
Về xã hội của thời kỳ quá độ, C.Mác cho rằng đó là xã hội vừa thoát thai từ xã hội TBCN, xã hội chưa phát triển trên cơ sở của chính nó cịn mang nhiều dấu vết của xã hội cũ để lại: Cái xã hội mà chúng ta nói ở đây khơng phải là một xã hội CSCN đã phát triển trên cơ sở của chính nó, mà trái lại là một xã hội CSCN vừa thốt thai từ xã hội TBCN, do đó là một xã hội về mọi phương diện - kinh tế, đạo đức, tinh thần còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lịng ra.
Từ thực tiễn nước Nga, V.I.Lênin cho rằng, đối với những nước chưa có CNTB phát triển cao cần phải có thời kỳ quá độ khá lâu dài từ CNTB lên CNXH.
Như vậy, về mặt lý luận và thực tiễn, thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNCS, được hiểu theo hai nghĩa:
Thứ nhất, đối với các nước chưa trải qua CNTB phát triển, cần thiết phải có thời kỳ quá độ khá lâu dài từ CNTB lên CNXH - những cơn đau đẻ kéo dài;
Thứ hai, đối với những nước đã trải qua CNTB phát triển, giữa CNTB và CNCS có một thời kỳ quá độ nhất định, thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia, thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNCS.