ĐCSVN Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb Sự Thật, HN, 1991, Tr.19.

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện khách quan đối với sự hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 67 - 72)

sát bởi nhân dân: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thông qua các tổ chức, các cá nhân được nhân dân ủy nhiệm.

Thứ năm, Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam tôn trọng quyền con người, coi con người là trung tâm của sự phát triển. Quyền dân chủ của nhân dân được thực hành một cách rộng rãi; “nhân dân có quyền bầu và bãi miễn những đại biểu không xứng đáng”; đồng thời tăng cường thực hiện sự nghiêm minh của pháp luật.

Thứ sáu, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân cơng, phân cấp, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, nhưng bảo đảm quyền lực là thống nhất và sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.

Như vậy, những đặc điểm của Nhà nước pháp quyền XHCN mà Việt Nam chúng ta đang xây dựng đã thể hiện được các tinh thần cơ bản của một nhà nước pháp quyền nói chung. Bên cạnh đó, nó cịn thể hiện sự khác biệt so với các nhà nước pháp quyền khác: Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam mang bản chất giai cấp cơng nhân, phục vụ lợi ích cho nhân dân; nhà nước là công cụ chủ yếu để Đảng Cộng sản Việt Nam định hướng đi lên CNXH.

Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam thể hiện toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh cơng, nơng và trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước phải chăm lo đến lợi ích và cuộc sống của nhân dân; đồng thời động viên, phát huy sức mạnh tồn dân đóng góp trí tuệ, cơng sức vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN trong thời kỳ mới. Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ các quyền làm chủ của nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự kiểm sốt của nhân dân. Nhà nước phải hồn thiện bằng việc ban hành các cơ chế và biện pháp để kiểm soát, ngăn ngừa các tiêu cực của chế độ, như quan liêu, tham nhũng, lãng phí…, giữ nghiêm kỷ cương của xã hôi, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.

4.3.3. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa hiện nay nghĩa hiện nay

4.3.3.1. Phát huy dân chủ ở Việt Nam hiện nay

Qua 35 năm đổi mới, mặc dù dân chủ XHCN ở Việt Nam đã được phát huy trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; song trong thực tiễn xây dựng nền dân chủ XHCN vẫn còn thể hiện những bất cập, tiêu cực. “Nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân cịn hạn chế. Tình trạng tách rời, thậm chí đối lập giữa dân chủ và kỷ cương, pháp luật còn tồn tại ở nhiều nơi. Quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực bị vi phạm. Có lúc, có nơi, việc thực hiện dân chủ cịn hạn chế hoặc mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”93. Những vấn đề đó đã làm ảnh hưởng tới bản chất tốt đẹp của chế độ dân chủ ở nước ta, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, đối với con đường đi lên

CNXH ở nước ta. Để tiếp tục xây dựng bản chất tốt đẹp của nền dân chủ XHCN ở nước ta trong tình hình mới, chúng ta cần phải:

Một là, xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh với tư cách điều kiện tiên quyết để xây dựng nền dân chủ XHCN Việt Nam.

Để đảm bảo vai trị lãnh đạo của mình, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Đảng phải dân chủ hóa trong sinh hoạt, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình. Có như vậy, Đảng mới đảm bảo sự lãnh đạo trong sự nghiệp xây dựng CNXH và xây dựng nền dân chủ XHCN.

Hai là, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN vững mạnh với tư cách điều kiện để thực thi dân chủ XHCN.

Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam phải thực thi quyền dân chủ của nhân dân trên mọi mặt của đời sống xã hội, thể hiện bằng Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước phải đảm bảo quyền con người là giá trị cao nhất. Vì vậy, tất cả các chính sách, pháp luật đều phải dựa vào ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Nhà nước đảm bảo quyền tự do của công dân, đảm bảo danh dự, nhân phảm, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân bằng pháp luật và trên thực tế của đời sống.

Ba là, nâng cao vai trị của các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nền dân chủ XHCN.

Các tổ chức chính - xã hội ở nước ta cần phải đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động để nâng cao vị trí, vai trị của mình, để tham gia giám sát, phản biện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Tạo ra khối đoàn kết toàn dân, chăm lo đời sống nhân dân, thực hiện dân chủ trong đời sống xã hội. Đồng thời tham gia vào bảo vệ chính quyền, xây dựng Đảng, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân.

Bốn là, xây dựng và từng bước hoàn thiện các hệ thống giám sát, phản biện xã hội để phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội là yếu tố đảm bảo xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta, nó ảnh hưởng tới đời sống tâm lý của nhân dân khi nhìn nhận dánh giá các chủ trường, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Do đó, cần cơng khai hóa, minh bạch hóa, dân chủ hóa về thơng tin, về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các vấn dề liên quan đến lợi ích chính đáng của nhân dân. Cần cụ thể hóa hơn nữa các quy chế và hình thức thể hiện sự tơn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân đối với các vấn đề phát triển của đất nước.

4.3.3.2. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Trong công cuộc đổi mới hiện nay để đảm bảo cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đáp ứng yêu cầu mới:

Một là, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân, đồng thời cũng gắn bó chặt chẽ với dân tộc, với nhân dân. Tổ chức quyền lực của Nhà nước pháp quyền XHCN đảm bảo quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Hai là, cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước.

Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội để đảm bảo đây là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở nước ta, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; thực hiện một số nhiệm vụ thuộc quyền hành pháp và tư pháp, quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hố. Đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm mạnh và bãi bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Nâng cao năng lực, chất lượng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách. Đẩy mạnh xã hội hóa các ngành dịch vụ công phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN.

Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, điều hành quản lý đất nước. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, cơng chức hồn thành tốt nhiệm vụ; đồng thời cũng phải xây dựng được cơ chế loại bỏ, miễn nhiệm những người khơng hồn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, đạo đức cơng vụ.

Bốn là, đấu tranh phịng, chống tham nhũng.

Phịng, chống tham nhũ, lãng phí và tiến hành tiết kiệm là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tiếp tục hoàn thiện các thể chế và đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ nhiệm vụ, phịng chống tham nhũng; có cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người đấu tranh chống tham nhũng; xây dựng các chế tài để xử lý các cá nhân và tổ chức vi phạm.

Căn cứ vào đường lối chính trị và cơ sở hiến định về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, bộ máy nhà nước ta 35 năm đổi mới ngày càng được cải cách, đổi mới, hiệu lực và hiệu quả; quản lý nhà nước ngày càng được tăng cường.

Về thực hiện quyền lập hiến, lập pháp: chưa có thời kỳ nào số lượng các dự án luật được Quốc hội ban hành nhiều như trong 35 năm đổi mới, gấp tám lần so với 46 năm trước (từ ngày 2-9-1945 đến 30-2-1986, nước ta ban hành 63 luật, pháp lệnh.

Về thực hiện quyền hành pháp: Không ngừng tiến hành đẩy mạnh cơng cuộc cải cách hành chính cả trên bốn thành tố hợp thành: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy, cải cách đội ngũ cán bộ công chức và cải cách hệ thống quản lý tài chính cơng.

Trong hệ thống các chủ thể của nền hành chính quốc gia, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp cũng được cải cách đổi mới không ngừng, để ngày càng đáp ứng mục tiêu chung của cải cách hành chính là, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng phát triển đất nước.

Về thực hiện quyền tư pháp: Công cuộc cải cách tư pháp cũng được đẩy mạnh trên cả ba mặt: thể chế, tổ chức và đội ngũ cán bộ. Vì thế, tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và các cơ quan điều tra từng bước được đổi mới; chất lượng điều tra, truy tố và xét xử được tăng cường. Pháp luật trong lĩnh vực tư pháp, từ thủ tục tố tụng cho đến pháp luật về nội dung đều được đổi mới theo tư duy đề cao quyền con người, quyền công dân, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tư pháp trong việc bảo đảm công bằng và công lý về thực hiện quyền tư pháp.

NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Dân chủ là gì? Trình bày một số quan niệm về dân chủ trong lịch sử?

2. So sánh điểm giống và khác nhau giữa nền dân chủ XHCN với các nền dân chủ khác trong lịch sử?

3. Phân tích nguồn gốc, bản chất của nhà nước XHCN?

4. Phân tích mối quan hệ giữa chức năng giai cấp (trấn áp) và chức năng xã hội (xây dựng) của nhà nước XHCN?

5. Phân tích bản chất của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam?

6 Trìn.h bày quá trình hình thành và phát triển quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước XHCN?

7. Phân tích các vấn đề đặt ra trong xây dựng nền dân chủ và nhà nước XHCN ở Việt Nam?

8. Trình bày nội dung định hướng xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam? 9. Trình bày nội dung định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam?

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện khách quan đối với sự hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w