VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘ

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện khách quan đối với sự hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 105 - 106)

LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG

- Kiến thức: Cung cấp cho người học những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về gia đình, xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên CNXH, xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay.

- Kỹ năng: Người học có kỹ năng, phương pháp khoa học trong nghiên cứu những

vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề gia đình và xây dựng gia đình, từ đó có những nhận thức mới, độc lập về vấn đề này.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Người học có thái độ và hành vi đúng đắn trong

xây dựng gia đình, xây dựng các mối quan hệ gia đình, xã hội.

NỘI DUNG BÀI GIẢNG

Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội với nhiều vấn đề nảy sinh, trong đó vấn đề gia đình cũng có những biến đổi rất phức tạp. Đảng ta rất coi trọng vấn đề gia đình, Đại hội đại biểu tồn quốc lần IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sơng văn hóa, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội”1.

CNXH khoa học nghiên cứu vấn đề gia đình nhằm làm rõ vị trí, vai trị của gia đình và việc xây dựng gia đình trong quá trình xây dựng CNXH.

7.1. Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình

7.1.1. Khái niệm gia đình

Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trị quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen, khi đề cập đến gia đình đã cho rằng: “Quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sơi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”2.

Cơ sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ cơ bản, quan hệ hôn nhân (vợ và chồng) và quan hệ huyết thống (cha mẹ và con cái…). Những mối quan hệ này tồn tại trong sự gắn bó, liên kết, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, bởi nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người, được quy định bằng pháp lý hoặc đạo lý. Quan hệ hôn nhân

1Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. CTQG, Hà Nôi, 2001, Tr.116.

2C.Mác và Ph.Ăngghen: “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Tập 3, Nxb. CTQG, Hà Nội,1995, Tr.41. 1995, Tr.41.

là cơ sở, nền tảng hình th ành nên các mối quan hệ khác trong gia đình. Hơn nhân là cở pháp lý cho sự tồn tại của mỗi gia đình. Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người cùng một dòng máu. Quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân. Đây là mối quan hệ tự nhiên, là yếu tố mạnh mẽ nhất gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau.

Trong gia đình, ngồi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ với con cái, cịn có các mối quan hệ khác, quan hệ giữa ông bà với cháu chắt, giữa anh chị em với nhau, giữa cơ, dì, chú bác với cháu ...

Giữa các thành viên trong gia đình, khơng chỉ là quan hệ tình cảm mà cịn là quan hệ giữa các cá nhân trong xã hội, giữa gia đình và xã hội, vì vậy, gia đình cũng là một thiết chế xã hội. Gia đình tồn tại theo những nguyên tắc nhất định, quy định vị trí, vai trị, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi thành viên với gia đình và gia đình với xã hội. Những nguyên tắc đó có thể được quy định trong luật pháp của mỗi quốc gia hoặc là phong tục, tập quán của từng vùng, miền trong mỗi quốc gia. Chẳng hạn, cha mẹ có nghĩa vụ giáo dưỡng con cái đến tuổi trưởng thành, ngược lại con cái có nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ khi về già…Gia đình là đơn vị cơ sở của xã hội, gia đình có những chức năng xã hội nhất định. Từ những chức năng ấy, gia đình tác động và chịu sự tác động của các thiết chế xã hội khác, như nhà nước, các đoàn thể xã hội, dân tộc, tơn giáo...

Gia đình là một giá trị văn hóa - xã hội: gia đình là cầu nối giữa các thành viên với xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội… Hạt nhân của xã hội là gia đình”3.

Nhiều thơng tin xã hội tác động đến con người thơng qua gia đình. Những nội dung quản lí của Nhà nướcthong qua hoạt động của gia đình để tác động đến con người như quyền, nghĩa vụ, ý thức công dân,…phần lớn đều được hình thành và phát triển trong mơi trường gia đình.

Ngồi ra, gia đình cịn là một đơn vị kinh tế, một tổ chức sản xuất, phân phối và tiêu dùng trong xã hội. Hoạt động kinh tế của gia đình có ảnh hưởng quyết định đến đời sống vật chất và tinh thần của gia đình. Cùng với sự phát triển của LLSX và phân công lao động trong xã hội, đơn vị kinh tế - gia đình có sự biến đổi mạnh mẽ về cách thức tổ chức, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như mức độ tiêu dùng của gia đình.

Như vậy, yếu tố huyết thống và tình cảm là nét bản chất nhất của gia đình. Nhưng xét rộng hơn và đầy đủ hơn, gia đình khơng chỉ là một đơn vị tình cảm - tâm lý, mà cịn là một tổ chức kinh tế - tiêu dùng (sở hữu, sản xuất, thu nhập và chi tiêu…), một mơi trường giáo dục văn hóa, một cơ cấu thiết chế xã hội có cơ chế và cách thức vận động riêng. Do đó, có thể hiểu: Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện khách quan đối với sự hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w