Vị trí của gia đình trong xã hộ

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện khách quan đối với sự hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 107 - 108)

3 Hồ Chí Minh đã dẫn, Hà Nội, 1996, Tập 9, Tr.52.

7.1.2. Vị trí của gia đình trong xã hộ

- Gia đình là tế bào của xã hội: Điều nay chứng tỏ rằng gia đình và xã hội có quan hệ mật thiết với nhau. Quan hệ đó giống như sự tương tác hữu cơ của quá trình trao đổi chất, duy trì sự sống giữa té bào và một thực thể sinh vật. Xã hội (cơ thể) lành mạnh tạo điều kiện cho các gia đình (tế bào) hạnh phúc góp phần cho sự phát triển hài hịa của xã hội.

Gia đình có vai trị quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội. Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Theo quan điểm duy vật thì nhân tố quyết định trong lịch sử, quy cho đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra nhng thứ đó; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nịi giống. Những trật tự xã hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nất định đang sống, là do hai loại sản xuất quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình”4

.

Việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con người, gia đình như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xã hội. Khơng có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội khơng thể tồn tại và phát triển được. Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình đối với xã hội lại phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội, vào đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền, và phụ thuộc vào chính bản thân mơ hình, kết cấu, đặc điểm của mỗi hình thức gia đình trong lịch sử. Vì vậy, trong mỗi giai đoạn của lịch sử, tác động của gia đình đối với xã hội khơng hồn tồn giống nhau. Chẳng hạn, trong các xã hội dựa trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, sự bất bình đẳng trong quan hệ xã hội và quan hệ gia đình đã hạn chế rất lớn đến sự tác động của gia đình đối với xã hội. Chỉ khi con người được yên ấm, hịa thuận trong gia đình, thì mới có thể yên tâm lao động, sáng tạo và đóng góp sức mình cho xã hội và ngược lại. Chính vì vậy, quan tâm xây dựng quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng, hạnh phúc là vấn đề hết sức quan trọng trong cách mạng XHCN.

Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hịa trong đời sống cá nhân mỗi thành viên.

Trong gia đình, cá nhân được đùm bọc về vật chất và giáo dục tâm hồn; trẻ thơ có điều kiện được an tồn và khơn lớn, người già có nơi nương tựa,…Ở đó hang ngày diễn ra quan hệ thiêng liêng, sâu đậm vợ - chồng, cha - con, anh - em, những người đồng tâm,

4Ph.Ăngghen: “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, của nhà nước”, C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàntập, Tập 21, Nxb CTQG-ST, Hà Nội, 1995, Tr.44. tập, Tập 21, Nxb CTQG-ST, Hà Nội, 1995, Tr.44.

đồng cảm suốt cuộc đời. Sự yên ổn, hạnh phúc của gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, thể lực, trí lực để trở thành cơng dân tốt cho xã hội. Chỉ trong môi trường yên ấm của gia đình cá nhân mới cảm thấy bình yên, hạnh phúc, có động lực phấn đấu trở thành con người tốt của xã hội.

Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội.

Nhiều thông tin về xã hội tác động đến con người thơng qua gia đình. Xã hội (nhà nước, cơ quan, bè bạn…) nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về một con người khi nhận rõ hồn cảnh gia đình của người ấy. Nhiều nội dung quản lý xã hội không chỉ thông qua hoạt động của các thiết chế xã hội, mà cịn thơng qua hoạt động của gia đình tác động đến con người; nghĩa vụ và quyền lợi xã hội của mỗi người được thực hiện với sự hợp tác chung của các thành viên gia đình. Qua đó ý thức cá nhân được nâng cao và sự gắn bó giữa gia đình và xã hội có nội dung xác thực.

Tóm lại, giữa gia đình và xã hội có mối quan hệ hữu cơ với nhau, có ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau. Khơng có gia đình để tái tạo sức lao động thì xã hội khơng thể tồn tại và phát triển được. Ngược lại, khơng có mơi trường xã hội lành mạnh thì gia đình cũng không thể phát triển được.

Trong cách mạng xã hội, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa gia đình và xã hội là một vấn đề rất quan trọng. Cần tránh cả hai khuynh hướng sai lầm, hoặc cho rằng gia đình à việc riêng tư, xã hội không nên can thiệp, hoặc là khuynh hướng tự tư, tư lợi, chỉ biết chăm lo, thu vén cho gia đình riêng, mà khơng chú ý thực hiện nghĩa vụ của gia đình đối với xã hội. Xã hội phải quan tâm đến gia đình và gia đình, các thành viên trong gia đình phải thấy được trách nhiệm của mình trước xã hội.

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện khách quan đối với sự hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w