Dân chủ xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện khách quan đối với sự hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 59 - 60)

DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

4.1.2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa

Dân chủ XHCN đã được phôi thai từ trong cuộc cách mạng của Công xã Paris, như V.I.Lênin đã khẳng định: “Công xã dường như đã thay bộ máy nhà nước bị đập tan bằng một chế độ dân chủ “chỉ” hồn bị hơn mà thơi.... Từ chỗ là dân chủ tư sản đã biến thành dân chủ vô sản, từ chỗ là nhà nước (bằng lực lượng đặc biệt để trấn áp một giai cấp nhất định) nó biến thành một cái gì thực ra khơng phải là nhà nước hiểu theo nghĩa thật sự nữa”2.

Tuy nhiên, chỉ đến khi Cách mạng Tháng Mười Nga đã thành công với sự ra đời của Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới và mở ra một thời đại mới: lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động đã giành lại được quyền lực thực sự của mình. Nhà nước XHCN do giai cấp cơng nhân lãnh đạo thơng qua chính đảng của nó đã trở thành nhà nước đầu tiên thực hiện quyền lực của nhân dân. Bản chất của nền dân chủ mới được thể hiện trên các phương diện sau:

Về chính trị: Nền dân chủ XHCN đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia ngày càng đơng đảo và có ý nghĩa quyết định vào cơng việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Đó là nền dân chủ của đại đa số nhân dân, vì lợi ích của đại đa số nhân dân. Nền dân chủ XHCN đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Đảng của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động. Đó là nền dân chủ mang bản chất của giai cấp cơng nhân, giai cấp có lợi ích phù hợp với ý chung của quần chúng nhân dân lao động, do đó đây là nền dân chủ có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.

Về kinh tế: Nền dân chủ XHCN được xây dựng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu của tồn xã hội. Đó là QHSX phù hợp với trình độ xã hội hóa ngày càng cao của LLSX, thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về vật chất và tinh thần của nhân dân lao động, đảm bảo mọi người dân điều được thụ hưởng những thành quả của sự phát triển chung của xã hội. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này là cả một q trình lâu dài, khó khăn và phức tạp.

Về văn hóa, tư tưởng: Các giá trị và chuẩn mực dân chủ thâm nhập và chi phối mọi hoạt động trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mọi cơng dân và tổ chức xã hội đều có khả năng nhận thức và vận dụng các giá trị dân chủ, biến thành những nguyên tắc phổ biến trong hoạt động và các QHSX. Những giá trị dân chủ, quyền lực của nhân dân được thể chế hóa thành pháp luật, thành hệ thống chính trị, thành nguyên tắc, mục tiêu và động lực của sự phát triển.

Về xã hội: Trong nền dân chủ XHCN có sự kết hợp hài hịa về lợi ích giữa cá nhân, tập thể và lợi ích của tồn xã hội. Nền dân chủ XHCN ra sức động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.

2V.I.Lênin: Toàn tập, Tập 33, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2005, Tr.52.

Sự ra đời của nền dân chủ XHCN trên thực tế chỉ mới một khoảng thời gian, ngắn hơn rất nhiều so với các nền dân chủ trước đó và cịn những hạn chế nhất định trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, phải khơng ngừng hồn thiện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dân chủ của người dân.

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện khách quan đối với sự hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w