Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN BIA – rƣợu – nƣớc GIẢI KHÁT hà nội TRÊN THỊ TRƢỜNG nội địa (Trang 25 - 27)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.3.1. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là phạm trù tổng hợp thể hiện sức mạnh và ưu thế tương đối của doanh nghiệp so với đối thủ trong cạnh tranh. Phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đòi hỏi phải xem xét ở các góc độ khác nhau với quan điểm toàn diện, có cái nhìn tổng thể và đánh giá dựa trên nhiều chỉ tiêu khác nhau.

1.3.1.1. Chất lượng, giá cả sản phẩm

 Về chất lượng sản phẩm

Là hệ thống nội tại của sản phẩm được xác định bằng các thông số có thể đo được hoặc so sánh dựa trên các đặc tính của sản phẩm làm thỏa mãn những nhu cầu của xã hội và của cá nhân, trong những điều kiện xác định về sản xuất và tiêu dùng, được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như độ tin cậy, tính dễ vận hành, tính an toàn đối với con người và môi trường, độ bền, độ chính xác, tính thẩm mỹ… Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: công nghệ, dây truyền sản xuất, nguyên vật liệu, trình độ tay nghề lao động, trình độ quản lý...

Để nâng cao NLCT của DN thì chất lượng sản phẩm là yếu tố đặc biệt quan trọng bởi mức sống của người tiêu dùng ngày một tăng, họ sẽ khắt khe hơn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp. Cung cấp hàng hóa có chất lượng cao sẽ giúp DN định giá sản phẩm cao hơn, bán được nhiều hàng hơn so với ĐTCT qua đó tăng doanh thu.

Chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn đối với DN, đặc biệt là khi nền sản xuất Việt Nam phải đương đầu với quá nhiều đối thủ cạnh tranh nước ngoài có ưu thế hơn trong việc tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.

 Về giá của sản phẩm

Giá cả của một sản phẩm trên thị trường được hình thành và thông qua quan hệ cung cầu. Người bán hay người mua thoả thuận hay mặc cả với nhau để tiến hành mức giá cuối cùng để đảm bảo về lợi ích của cả hai bên. Các chiến lược về giá thường được sử dụng khi DN mới ra thị trường, khi DN muốn thâm nhập vào một thị trường mục tiêu mới hoặc muốn tiêu diệt một đối thủ cạnh tranh khác. Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thể hiện thông qua chính sách định giá bán (định giá thấp, định giá ngang bằng hoặc định giá cao) mà doanh nghiệp áp dụng đối với các đoạn thị trường của mình trên cơ sở kết hợp với một số chính sách, điều kiện khác.

Do vậy, ngoài việc nâng cao chất lượng thì DN cần nghiên cứu các biện pháp để giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng so với ĐTCT.

1.3.1.2. Danh tiếng và thương hiệu

Danh tiếng và thương hiệu chính là những giá trị vô hình của DN, có được là do quá trình phấn đấu bền bỉ theo định hướng và chiến lược phát triển. Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp được phản ánh chủ yếu ở văn hóa DN, bao gồm: sản phẩm, văn hóa ứng xử, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, hoạt động từ thiện, kinh doanh minh bạch… Một vấn đề quan trọng liên quan đến nâng cao danh tiếng của DN là khả năng phát triển thành công các thương hiệu mạnh. Nếu sản phẩm có thương hiệu mạnh sẽ kích thích người mua nhanh chóng đi đến quyết định mua, từ đó làm tăng thị phần của DN. Danh tiếng và thương hiệu là tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh hàng đầu, đặc biệt đối với phần lớn khách hàng không hiểu nhiều về thành phần hay thông số kỹ thuật của sản phẩm.

1.3.1.3. Thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường

Tăng trưởng và mở rộng thị phần là một trong những chiến lược mà các DN thường theo đuổi. Thị phần có thể hiểu là phần mà các DN chiếm được trên một thị trường nào đó, đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá NLCT. Thị phần DN chiếm lĩnh càng lớn chứng tỏ mức phủ rộng của doanh nghiệp rất cao, đi kèm với hiệu quả kinh doanh đang rất tốt và có cơ hội phát triển và ngược lại. Sự tăng, giảm của thị phần cũng phản ánh được NLCT của DN trên thị trường.

1.3.1.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh

 Doanh thu

Doanh thu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh của DN. Doanh thu càng lớn thì tốc độ chu chuyển hàng hóa và vốn càng nhanh, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất của DN. Đồng thời nó phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của DN

 Chi phí và tỷ suất chi phí

Chi phí là tất cả các khoản tiền mà DN phải bỏ ra để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh như chi phí nguyên vật liệu, nhân công, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng... Nếu DN tối ưu hóa được các khoản chi phí này sẽ tạo được lợi thế chi phí sản xuất thấp, lúc này giá thành sản phẩm sẽ thấp hơn so với ĐTCT.

Tỷ suất chi phí sẽ cho biết một đồng doanh thu sẽ tạo ra sẽ tiêu phí bao nhiêu đồng chi phí. Đây là chỉ tiêu tương đối nói lên trình độ quản lý, hoạt động SXKD, hiệu quả quản lý chi phí. Tỷ suất chi phí thấp sẽ đem lại tỷ suất lợi nhuận cao và từ đó lợi nhuận ngày càng nhiều.

Tỷ suất chi phí của DN =

 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.

Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng cạnh tranh của DN và thể hiện trình độ năng lực cán bộ quản trị, chất lượng lao động của DN. Tỷ suất lợi nhuận cao chứng tỏ DN đã thực hiện tốt khâu quản lý kinh doanh cũng như chất lượng nhân sự.

Tỷ suất lợi nhuận của DN =

1.3.1.5. Trình độ công nghệ sản xuất

Để sử dụng công nghệ có hiệu quả, DN cần lựa chọn công nghệ thích hợp để tạo ra các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường; chú trọng đào tạo công nhân có đủ trình độ để điều khiển và kiểm soát công nghệ.

Để đánh giá về công nghệ của DN cần xem xét:

 Chi phí cho nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ mới

Để thu được lợi nhuận đòi hỏi các DN phải tăng năng suất lao động, hạ thấp chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng hàng hóa. Do đó, DN càng quan tâm, đầu tư nhiều cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất thì NLCT của DN càng tăng.

 Mức độ hiện đại của công nghệ

Mức hiện đại của công nghệ được xét trên phương diện sử dụng ít nhân lực, thời gian tạo ra sản phẩm ngắn, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu thấp, năng suất cao, tính linh hoạt cao, sản phẩm tốt, không gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ của DN càng hiện đại sẽ giúp cho DN tăng năng suất lao động, giảm giá thành, chất lượng sản phẩm tốt do đó làm cho năng lực cạnh tranh của DN được nâng cao.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN BIA – rƣợu – nƣớc GIẢI KHÁT hà nội TRÊN THỊ TRƢỜNG nội địa (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w