Chính sách và công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN BIA – rƣợu – nƣớc GIẢI KHÁT hà nội TRÊN THỊ TRƢỜNG nội địa (Trang 27 - 29)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.3.2. Chính sách và công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

 Cạnh tranh bằng giá cả

Nhiều DN thành công trong việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường nhờ vào sự khéo léo, tinh tế trong chiến thuật giá cả. Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua các chính sách định giá bán sản phẩm của DN trên thị trường: chính sách giá cao, chính sách giá thấp, chính sách giá phân biệt, chính sách giá ngang bằng, chính sách bán phá giá…Tùy trong từng giai đoạn, từng trường hợp mà mỗi DN cần cân nhắc và xem xét kĩ lưỡng tình hình của mình, nhất là nghiên cứu tâm lý tiêu dùng của khách hàng và chính sách giá của đối thủ, từ đó đưa ra lựa chọn chính sách giá phù hợp.

 Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm

Chất lượng là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện ở nhiều mặt khác nhau tính cơ lý hóa đúng như các chỉ tiêu quy định, hình dạng, màu sắc với mỗi loại sản phẩm khác nhau. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, DN có thể thay đổi chất liệu, cải tiến mẫu mã sản phẩm hoặc thay đổi công nghệ chế tạo đảm bảo lợi ích và tính an toàn trong tiêu dùng. Điều này làm cho khách hàng cảm nhận được lợi ích mà họ thu được ngày càng tăng lên khi tiêu dùng sản phẩm của DN, làm tăng lòng tin và sự trung thành của khách hàng đối với DN. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là DN phải luôn luôn giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đó là điều kiện không thể thiếu nếu DN muốn giành được thắng lợi trong cạnh tranh, nói một cách khác chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn đối với DN.

 Cạnh tranh bằng hệ thống kênh phân phối

DN có cách thức tổ chức hệ thống phân phối sản phầm, dịch vụ của mình tốt sẽ tạo được sự thuận tiện, nhanh chóng cho người tiêu dùng, từ đó góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường. Nhờ có mạng lưới kênh phân phối mà khắc phục được những khác biệt về thời gian và địa điểm giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

Một số kênh phân phối cơ bản được các DN áp dụng:

 Kênh phân phối trực tiếp: là loại kênh phân phối mà qua đó người sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng không qua bất kỳ một trung gian nào.

 Kênh phân phối gián tiếp: là loại kênh mà giữa người sản xuất và người tiêu dùng xuất hiện nhiều trung gian khác nhau làm nhiệm vụ đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng.

 Kênh phân phối hỗn hợp: là loại kênh được tạo nên khi DN sử dụng cùng một lúc để phân phối một hay nhiều sản phẩm trên một khu vực thị trường hoặc nhiều khu vực thị trường khác nhau

 Cạnh tranh bằng chính sách marketing

Để nâng cao NLCT của DN thì chính sách marketing đóng vai trò rất quan trọng. Khi bắt đầu hoạt động SXKD, DN cần nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng; thu thập thông tin thông qua sự phân tích và đánh giá và từ đó đưa ra quyết định sẽ sản xuất, cung cấp những sản phẩm nào. Trong quá trình thực hiện hoạt động SXKD, DN thường sử dụng các chính sách xúc tiến thương mại như quảng cáo, khuyến mại, tham gia hội chợ…để thu hút và lôi kéo được nhiều khách hàng qua đó tăng khả năng cạnh tranh. Khi quá trình bán hàng kết thúc, để tăng cường mức độ uy tín đối với khách hàng, DN có thể xây dựng các chính sách về hoạt động dịch vụ trước khi bán, trong và sau bán như bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, vận chuyển, lắp đặt...

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƢỢU – NƢỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI TRÊN THỊ

TRƢỜNG NỘI ĐỊA

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN BIA – rƣợu – nƣớc GIẢI KHÁT hà nội TRÊN THỊ TRƢỜNG nội địa (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w