Tổng quan nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của sáp nhập tới hoạt động của NHTMCP sài gòn thương tín việt nam khoá luận tốt nghiệp 074 (Trang 35 - 36)

LI MĐ ỞẦ

1.5.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Thạc sĩ Chu Thị Lê Dung.

Ths. Chu Thị Lê Dung đã có bài nghiên cứu về vấn đề sáp nhập ngân hàng và những lợi ích đem lại, được đăng trên tapchitaichinh.vn năm 2009. Tác giả đã nghiên cứu dựa trên các thương vụ mua bán và sáp nhận thực tế tại Việt Nam như: Sáp nhập Ngân hàng SCB, Đệ Nhất và Đại Tín; sáp nhập Tiên Phong Bank - Doji; Những lý thuyết về mua bán và sáp nhập của các tác giả Scott Moeller, Chris Brady

Theo nhận định của tác giả thì các thương vụ mua bán và sáp nhập đều đem lại những lợi ích cho hoạt động ngân hàng:

M&A trên thế giới cũng như M&A tại Việt Nam đều được nhận định rằng, sẽ tạo ra giá trị tăng thêm nhờ giảm chi phí, mở rộng thị phần, tăng doanh thu hoặc tạo ra cơ hội tăng trưởng mới. Giá trị cộng hưởng có được từ mỗi thương vụ M&A sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả và giá trị ngân hàng sau M&A được nâng cao.

Đồng thời, M&A còn góp phần cải thiện tình hình tài chính của Ngân hàng. Sau M&A, Ngân hàng sẽ được tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch về tài chính. Có thể thấy rằng, một trong những yêu cầu đặt ra cho việc đổi mới tái cơ cấu ngành Ngân hàng Việt Nam, đó chính là nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thông qua việc gia tăng nguồn vốn điều lệ của các ngân hàng. Do đó, M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng diễn ra khá sôi động và đã đáp ứng được nhu cầu cải thiện nguồn vốn kinh doanh trong lĩnh vực này.

M&A còn giúp ngân hàng đạt được hiệu quả kinh doanh dựa vào quy mô khi ngân hàng có thể thâm nhập được vào thị trường mới, mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch. Hơn nữa, quy mô lớn cũng giúp giảm thiểu chi phí trong kinh doanh như giảm thiểu sự trùng lắp trong mạng lưới phân phối, tiết kiệm chi phí hoạt động và chi phí quản lý. Sau khi thực hiện M&A, hai bên có thể khai thác được những lợi thế lẫn nhau, tăng thị phần, tận dụng quan hệ khách hàng, khả năng bán chéo sản phẩm, dịch vụ, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới.

Trên thực tế, khi hai hay nhiều bên sáp nhập lại đều có nhu cầu giảm việc làm, nhất là các công việc gián tiếp. Bởi vậy, M&A sẽ là dịp để các ngân hàng sàng lọc và sa thải những vị trí làm việc kém hiệu quả, từ đó góp phần không nhỏ vào việc tinh gọn bộ máy của ngân hàng. Qua đó, ngân hàng sẽ có cơ hội được tiếp nhận nguồn lao động có kỹ năng tốt và nhiều kinh nghiệm. Đồng thời, thông qua việc M&A, ngân hàng có thể tận dụng công nghệ hay kỹ thuật của nhau để tạo lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, nguồn vốn dồi dào cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để họ trang bị những công nghệ hiện đại phục vụ cho việc kinh doanh.

Nghiên cứu của Thạc sỹ Hồ Tuấn Vũ

Thạc sĩ Hồ Tuấn Vũ đã có nghiên cứu những lợi ích và hạn chế của những thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng đăng trên Tạp trí Kiểm toán năm 2011. Tác giả đã nghiên cứu dựa trên những tài liệu trong và ngoài nước như: Vietnam M&A activity review Firt half 2008 của PriceWaterHouseCoopers, Thâu tóm và hợp nhất từ khía cạnh quản trị công ty, lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam của Ths. Trần Đình Cung và Ths. Lưu Minh Đức.

Tác giả đã đưa ra quan điểm sáp nhập sẽ có tác động cả xấu lẫn tốt tới hoạt động ngân hàng:

Những mặt tốt tới hoạt động ngân hàng đó là:

- Lợi thế nhờ quy mô.

- Tận dụng được hệ thống khách hàng.

- Giảm được chi phí huy động do việc chạy đua lãi suất.

- Thu hút được nhân sự giỏi

Tuy nhiên cũng có những mặt hạn chế của việc sáp nhập:

• Quyền lợi của các cổ đông thiểu số bị ảnh hưởng.

• Xung đột mâu thuẫn của các cô đông.

• Văn hóa doanh nghiệp bị pha trộn.

• Nhân sự bị dịch chuyển.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của sáp nhập tới hoạt động của NHTMCP sài gòn thương tín việt nam khoá luận tốt nghiệp 074 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w