LI MĐ ỞẦ
3.2.3. Đảm bảo lợi ích tối đa của khách hàng
Khi hai ngân hàng sáp nhập thành công thì giá trị thu được sẽ lớn hơn tổng giá trị của chúng. Phần chệnh lệch là nhờ giảm chi phí trùng lặp, mở rộng thị phần, tăng doanh thu và lợi nhuận, kết hợp thế mạnh và hạn chế nhược điểm của nhau, tiết kiệm đáng kể
chi phí cơ hội. Tuy nhiên, vấn đề cần được quan tâm nhất khi tiến hành sáp nhập ngân hàng chính là quyền lợi của người gửi tiền được bảo vệ ra sao. Qua đó đã rút ra được bài học:
• Quan tâm đến công tác truyền thông ngay sau khi hoàn tất sáp nhập nhằm củng cố niềm tin cho người lao động, khách hàng và cổ đông. Xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin với các nội dung như cách thức, phương tiện truyền tin. Những thông tin nào cần chia sẻ, mức độ chi tiết, tần suất và tính bảo mật thông tin, cũng như đối tượng công bố và tiếp nhận thông tin... Điều này sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro tin đồn và tâm lý bất ổn của các chủ thể liên quan đến hoạt động sáp nhập gây ra.
• Nghiên cứu kỹ văn hóa doanh nghiệp của nhau để quá trình sáp nhập có thể hạn chết tối đa xung đột về văn hóa, chủ động thực hiện các bện pháp hòa nhập văn hóa, từ dố tránh được sự ức chế tâm lý của người lao động.
• Hình thành đội ngũ quản lý có năng lực, nhân vên chuyên nghiệp và nhiệt tình, đóng góp cho hoạt động của ngân hàng sau sáp nhập hiệu quả hơn bằng cách đánh giá, cơ cấu lại nguồn nhân lực hiện hữu của mỗi bên.
KẾT LUẬN.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, áp lực từ cạnh tranh không chỉ từ các ngân hàng trong nước mà còn trên thế giới sẽ buộc các ngân hàng phải tái cấu trúc nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, do đó trong tương lai gần hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Để hoạt động M&A diễn ra thật sự thành công, các ngân hàng cần đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động được cải thiện đạt được từ quá trình này cũng như các nhân tố tác động để có các điều chỉnh kịp thời. Khóa luận:” Đánh giá ảnh hưởng của sáp nhập tới hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Việt Nam” tập trung nghiên cứu sự tác động của sáp nhập tới hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Việt Nam thông qua mô hình Camels. Kết quả cho thấy ngoài những lợi thế về gia tăng quy mô tài sản, chi nhánh và nguồn nhân lực thì Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Việt Nam đang trong giai đoan khó khăn khi phải gánh một lượng lớn nợ xấu từ Ngân hàng TMCP Phương Nam và làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm sút một cách đáng kể.
Từ hoạt động của ngân hàng và những thách thức mà ngân hàng gặp phải sau sáp nhập, khóa luận có đứa ra một số gợi ý nhằm giúp các nhà quản trị ngân hàng có thêm nguồn thông tin để năng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn sau sáp nhập.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Việt Nam giai đoạn 2011-2016.
2. Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Phương Nam giai đoạn 2011-2014. 3. Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại - GS.TS Nguyễn Văn Tiến( 2015). 4. Phan Diễn Vĩ( 2013), “Sáp nhập, hợp nhất và mua bán ngân hàng thương mại cổ
phần ở Việt Nam, Trường đại học ngân hàng”, TP. Hồ Chí Minh.
5. Josep L. Bower, 2002. A managerial perspective on banking M&A. College of Business, Harvard University.
6. Cartwright S., Cooper C.L., Jordan J., 1996. Managerial Preferences in
international Mergers and Acquisitions parters. Strategic Change magazine, 4, pp. 263 - 269.
7. Merger and Acquisitions Basics in banking and finance. Triangle Tech magazine, 11, pp 11-23.