Kinh nghiệm quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động mua bán và sáp nhập trong ngành NH tại việt nam khoá luận tốt nghiệp 150 (Trang 29 - 33)

6. Kết cấu của đề tài

1.6.1. Kinh nghiệm quốc tế

Hoạt động M&A bắt đầu xuất hiện từ những năm 40 của thế kỷ 20. Đối với riêng ngành ngân hàng, trong năm 2006 trên toàn thế giới đã chứng kiến gần 40.000 thương vụ. Lịch sử đã chứng kiến nhiều thương vụ M&A ngân hàng trên thế giới và đã cho thấy

đây là một hoạt động đem lại lợi ích rất lớn cho ngân hàng với việc nhanh chóng nâng cao năng lực tài chính và tận dụng các nguồn lực và gia tăng các nguồn lợi nhuận.

Khóa luận sẽ đi sâu vào tìm hiểu kinh nghiệm từ ba quốc gia: Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Sở dĩ lựa chọn ba quốc gia này là do:

Thứ nhất, đối với Mỹ và Nhật Bản, bối cảnh trước khi hoạt động M&A bùng nổ mạnh mẽ ở hai quốc gia này trong giai đoạn trước giống như bối cảnh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn vừa qua. Cụ thể, như thời kỳ 1981 ở Mỹ, 1990 ở Nhật, thị trường chứng khoán đóng băng, sự cho vay với các khoản vay dưới chuẩn và tập trung vào bất động sản làm bong bóng bất động sản nổ tung đã làm cho các ngân hàng phải đối đầu với những khó khăn vô cùng lớn khi nợ xấu gia tăng, thanh khoản giảm sút, nhu cầu vay của

khách hàng giảm. Nó tương đồng với những gì thị trường tài chính Việt Nam phải trải qua sau những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008.

Thứ hai, đối với Trung Quốc có một nền chính trị, quản lý kinh tế tương đồng như Việt Nam. Bên cạnh đó, năm 2002 Trung Quốc chính thức tham gia WTO, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam tham gia WTO 6 năm sau đó vào năm 2008. Từ những kinh nghiệm đúc kết được từ thị trường Trung Quốc, sự nỗ lực của hệ thống tài chính - ngân hàng Trung Quốc để cạnh tranh với các định chế tài chính nước ngoài xâm nhập và hơn thế nữa còn đưa các ngân hàng Trung Quốc ra thế giới và góp phần giúp Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, với những kinh nghiệm này sẽ góp phần quan trọng giúp định hình để các TCTD tại Việt Nam học hỏi để đủ năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mở cửa nền kinh tế.

1.6.1.1. Kinh nghiệm của nước Mỹ

Năm 1981, hệ thống ngân hàng Mỹ gặp phải một cuộc khủng hoảng lớn về đổ vỡ

tín dụng khi các khoản vay của các ngân hàng chỉ tập trung vào lĩnh vực dầu mỏ, bất động sản. Khi các khoản tín dụng này trở thành nợ xấu, ngân hàng Mỹ rơi vào trong vòng xoáy khủng hoảng. Trước tình thế này, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (sau đây viết tắt là FED) đã tiến hành điều chỉnh hệ thống luật nhằm tạo điều kiện cho sự phục hồi và phát triển của hệ thống ngân hàng. Và đây cũng là thời kỳ hoạt động M&A bắt đầu bùng

nổ tại nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Lần thứ hai chính là khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra vào năm 2017.

Các ngân hàng cho vay nhà thế chấp vỡ nợ, bong bóng bất động sản nổ tung. FED đã bơm 24 tỷ USD vào ngân hàng để cứu vãn tình thế nhưng tình hình cũng không được cải

thiện. Năm 2008, 2009 hàng loạt các ngân hàng báo lỗ. Đặc biệt, năm 2010 đã chứng kiến sự ra đi kỷ lục của 157 ngân hàng tại Mỹ. Các ngân hàng không còn hoạt động hiệu

quả là nguyên nhân dẫn đến hoạt động dẫn đến hoạt động M&A ngân hàng Mỹ thời gian

này. Chỉ tính từ năm 2008 đến 2010, Mỹ đã tiến hành 308 thương vụ mua bán, sáp nhập ngân hàng.

Thương vụ lớn nhất phải kể đến như: Bank of America mua lại Merill Lynch với giá 50 tỷ USD. Trước khi được mua lại ngân hàng Merill Lynch thông báo lỗ liên tiếp

đã nâng quy mô tài sản của mình lên con số 2700 tỷ USD - trở thành NHTM lớn nhất nước Mỹ về lượng tiền gửi và vốn hóa thị trường.

Một thương vụ lớn khác cũng diễn ra trong năm 2008 là Wells Fargo mua ngân hàng Wachovia với giá 15.1 tỷ USD, sau thương vụ, Wells Fargo đã nâng tầm của mình trở thành ngân hàng lớn thứ ba trên nước Mỹ với 1.420 tỷ USD, chỉ xếp sau JP Morgan Chase và Bank of America.

Bên cạnh các thương vụ M&A diễn ra trên sự thỏa thuận của hai bên như trên, còn có những thương vụ M&A diễn ra dưới sự chỉ đạo của FED, FED gửi thư cho Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Hoa Kỳ (sau đây viết tắt là FDIC) yêu cầu FDIC thực hiện. Trong năm 2008, FDIC đã tiến hành 25 thương vụ M&A đối với các ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi. Trong đó, thương vụ tiêu biểu nhất phải kể đến là ngân hàng Indy Mac. Indy Mac là ngân hàng đứng thứ 17 về tiết kiệm và cho vay, đứng thứ 2 về cho vay cầm cố tại Mỹ với tổng tài sản là 30 tỷ USD. Năm 2007, bong bóng bất động sản vỡ, vấn đề về các khoản vay dưới chuẩn làm cho Indy Mac đứng trên nguy cơ phá sản. Nếu FED để Indy Mac phá sản, thì với quy mô quá lớn của ngân hàng này sẽ rất đến

hiệu ứng domino, gây ra cú sốc cho toàn bộ hệ thống ngân hàng Mỹ, gây khủng hoảng niềm tin cho người dân, giới đầu tư và các mối quan hệ tài chính quốc tế của Mỹ sẽ đều đi xuống và trên hết nếu chi trả số tiền gửi được bảo hiểm và cho ngân hàng này phá sản

thì chi phí đội lên sẽ rất cao. Chính vì lý do này, FED đã yêu cầu FDIC tiến hành thương

vụ. FDIC đã thành lập Indy Mac Federal Bank dưới sự quản lý của FDIC để tiếp nhận hoạt động của Indy Mac, sau đó nâng cấp để bán lại ngân hàng này cho một ngân hàng lớn mạnh hơn và trong trường hợp này IMB Management Holdings đã mua lại ngân hàng

này và trả cho FDIC 13.9 tỷ đồng. Bên cạnh đó, IMB sẽ sử dụng Chương trình hỗ trợ nâng cấp khoản vay và tham gia vào các chương trình cấp vốn vay của FDIC.

Bên cạnh những thương vụ thành công cũng có không ít những thương vụ thất bại.

Điển hình là vụ sáp nhập giữa Bank of America và Montgomery Securities vào năm 1997.

Do không có chính sách giữ lại những nhân viên có chuyên môn cao và sự bất đồng trong

văn hóa mà hầu hết các chuyên viên đầu tư của Montgomery Securities đều ra đi vì bất đồng quan điểm, nhiều người chuyển sang làm việc cho các ngân hàng đối thủ.

1.6.1.2. Kinh nghiệm từ Nhật Bản

Vào đầu những năm 1990, khi thị trường chứng khoán đóng băng, bong bóng bất

động sản sụp đổ đã dẫn đến các ngân hàng Nhật phải gánh chịu những tổn thất chồng chất, nợ xấu gia tăng, nhu cầu vay giảm. Năm 2003, ngân hàng UFJ Holdings đã thua lỗ khoảng 3.7 tỷ U SD, đến năm 2005 do không đáp ứng được các chỉ tiêu về nợ xấu, thương

vụ sáp nhập đã diễn ra giữa Mitsubishi Tokyo và UFJ Holdings tạo ra tập đoàn tài chính lớn mạnh bậc nhất thế giới Mitsubishi UFJ. Sau sáp nhập, tập đoàn này đã tạo lại sự ổn định cho thị trường tài chính của Nhật Bản, tận dụng được cả mảng bán lẻ ở UFJ và hệ thống công ty con của Mitsubishi.

Tuy nhiên, cũng chính vì quá nhiều chi nhánh mà chưa áp dụng được chiến lược đồng đều dẫn đến một số lượng lớn khoản vay không tạo ra được hiệu quả như mong đợi.

1.6.1.3. Kinh nghiệm từ Trung Quốc

Từ năm 2002, khi Trung Quốc chính thức tham gia WTO, chính phủ đã đưa ra những chiến lược trung và dài hạn để nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM trong

nước để cạnh tranh được với thị trường hội nhập, và hỗ trợ các ngân hàng mua lại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài để mở rộng thị trường.

Điển hình nhất phải kể đến là ngân hàng International Commercial Bank of China

(ICBC), từ tháng 12/2003 đến năm 2005 đã tiến hành mua lại các ngân hàng và tổ chức đa quốc gia và tiến hành mua lại một số chi nhánh và lấn sân sang thị trường Mỹ, đưa ICBC sang thị trường quốc tế. Đến năm 2017, ICBC đã trở thành nhà băng lớn nhất thế giới, tính theo giá trị tài sản. Hiện tổng giá trị tài sản của ICBC là 3.620 tỉ USD. Đảm bảo hệ số CAR 10% theo chuẩn Basel III.

Như vậy, dưới áp lực mở cửa thị trường và sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường tài chính đã thúc đẩy các ngân hàng Trung Quốc tiến hành các thương vụ M&A để tái cơ cấu và tạo thành các tập đoàn tài chính, ngân hàng lớn mạnh, vững mạnh hơn, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng ngoại. Sự thành công của ICBC

còn đến tới nhờ sự trung thành của khách hàng với các sản phẩm truyền thống phù hợp với văn hóa người dân Trung Quốc.

Trung Quốc còn tiến hành cổ phần hóa bốn ông lớn ngân hàng Trung Quốc bao gồm: ICBC, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng

Viễn thông. Với việc bán cổ phiếu ngân hàng cho các bên tham gia mua trên thị trường trong nước và quốc tế để thúc đẩy hoạt động M&A, tăng cường năng lực quản trị, tiếp nhận được các tiến bộ công nghệ và kỹ thuật của thế giới để mở rộng thị trường ngày càng lớn hơn nữa.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động mua bán và sáp nhập trong ngành NH tại việt nam khoá luận tốt nghiệp 150 (Trang 29 - 33)