Sự thay đổi của môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động mua bán và sáp nhập trong ngành NH tại việt nam khoá luận tốt nghiệp 150 (Trang 41 - 47)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.2. Sự thay đổi của môi trường kinh doanh

2.1.2.1. Điều kiện thành lập ngân hàng khắt khe hơn về yêu cầu vốn

Ngày 22 tháng 11 năm 2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2006/NĐ-CP về ban hành danh mục mức vốn pháp định của TCTD:

1 Ngân hàng

1 Ngân hàng thương mại

a Ngân hàng thương mại Nhà nước 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng

^b Ngân hàng thương mại cổ phần 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng

c Ngân hàng liên doanh 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng

đ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 15 triệu USD 15 triệu USD

"2 Ngân hàng chính sách 5.000 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng

"3 Ngân hàng đầu tư 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng

^4 Ngân hàng phát triển 5.000 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng

~5 Ngân hàng hợp tác 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng

~6 Quỹ tín dụng nhân dân TW

a Quỹ tín dụng nhân dân TW 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng

1 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 0,1 tỷ đồng 0,1 tỷ đồng

lĩ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

1 Công ty tài chính 300 tỷ đồng 500 tỷ đồng

^2 Công ty cho thuê tài chính 100 tỷ đồng 150 tỷ đồng

Nguồn: Nghị định số 141/2006/NĐ-CP

Theo nghị định này, từ năm 2010, các ngân hàng phải có tối thiểu 3.000 tỷ đồng vốn pháp định. Các ngân hàng nhỏ phải tìm cách tăng vốn tự có của mình để đáp ứng theo đúng yêu cầu của NHNN. Tăng vốn là cần thiết để lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng và lộ trình này sẽ buộc các ngân hàng không đủ năng lực tài chính phải hợp nhất hoặc giải thể nhằm giảm bớt số lượng ngân hàng.

2.1.2.2. Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới

Ngày 15/09/2008 Lehman Brothers -ngân hàng đứng thứ tư của Mỹ- tuyên bố phá

sản tạo nên một làn sóng làm rung chuyển toàn cầu: chứng khoán thế giới lao dốc và mở

màn cho một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này xuất phát từ những khoản vay dưới chuẩn và sự sụp đổ của bong bóng bất động sản. Và chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này nền kinh tế của Việt Nam cũng lao dốc, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sâu xuống mức 5% vào năm 2012, lạm phát tăng cao lên đến mức

sản các ngân hàng giảm, tăng trưởng tín dụng giảm mạnh. Các doanh nghiệp khó tiếp cận với đồng vốn vì chi phí quá cao.

Nếu như ở Mỹ, FED đã phải bơm tiền ra mua lại trái phiếu chính phủ và các tài sản

có vấn đề của các TCTD thì tại Việt Nam NHNN không thể làm như vậy. Bởi lẽ, lạm phát

thời điểm đó ở Việt Nam quá cao, nếu NHNN bơm tiền ra thị trường thì sẽ chỉ đẩy lạm phát

lên cao hơn. Một lựa chọn khác NHNN mua lại phần tài sản của các ngân hàng nhỏ và yếu

kém này đến mức mà NHNN nắm quyền quyết định. Nói cách khác, NHNN sẽ mua lại các

ngân hàng này và sau đó sẽ tiến hành sáp nhập các ngân hàng nhỏ và yếu kém này tạo ra

một ngân hàng mới, phát hành cổ phiếu để bán quyền quản lý ngân hàng này cho những ngân hàng khác hoặc xem xét cho các ngân hàng tiềm lực khác mua lại các ngân hàng yếu

kém này. Để xử lý TCTD yếu kém, NHNN vẫn áp dụng 4 hình thức khác nhau là phục hồi,

cho mua bán sáp nhập, đưa vào kiểm soát đặc biệt, sau đó chỉ định giao cho TCTD thay cho

NHNN mua lại 0 đồng như thời gian qua. Quy trình phải thực hiện hết sức khẩn trương việc

thẩm định, đánh giá giá trị còn lại của TCTD yếu kém đó. Khi tất cả phương án trên không

khả thi mới tính đến giải pháp phá sản. Bởi lẽ nếu cho phá sản ngay có thể gây ra hiệu ứng

domino, ảnh hưởng đến hệ thống nói chung.

2.1.2.3. Tác động của hội nhập kinh tế thế giới

Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức tham gia WTO. Quyết định vào WTO đồng

nghĩa chúng ta cam kết thực hiện các nguyên tắc tự do hóa mậu dịch cơ bản của WTO. Việt

Nam cam kết cho phép các ngân hàng thương mai nước ngoài được thành lập chi nhánh tại

Việt Nam với điều kiện: ngân hàng mẹ có tổng tài sản trên 20 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm liền

trước thời điểm nộp đơn xin thành lập chi nhánh ở Việt Nam. Từ ngày 1/4/2007, Việt Nam

cam kết cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài với điều kiện ngân hàng nước

ngoài là chủ đầu tư phải là NHTM có tổng tài sản trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm liền trước thời điểm nộp đơn xin thành lập ngân hàng tại Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện

thành viên bao gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New

Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Hiệp định này đã quy tụ 11 quốc gia, đại diện cho

các nền kinh tế có quy mô 10 nghìn tỉ đô la Mỹ, tương đương 13,5% GDP toàn cầu. Hiệp

định CPTPP đem đến ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức. Trước áp lực của bối cảnh hội nhập kinh tế, việc nâng cao năng lực cạnh tranh là yêu cầu cấp thiết để NHTM nội có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện hội nhập quốc

tế. Các ngân hàng đứng trước yêu cầu phải mở rộng thị phần, tăng trưởng và đa dạng hóa các sản phẩm của mình để có thể đủ sức tồn tại, phát triển và vươn tới thị trường thế

giới. Thị trường Việt Nam vẫn còn rất nhiều những ngân hàng nhỏ, sự cạnh tranh tăng cao tất yếu sẽ dẫn đến các ngân hàng phải tìm đến nhau thông qua M&A để tìm chỗ đứng

vững chắc trên thị trường, để có thể cạnh tranh được với sự gia nhập của các ngân hàng ngoại tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, các ngân hàng ngoại sẽ tích cực áp dụng M&A như là một kênh để xâm nhập thị trường một cách dễ dàng nhất. Đây sẽ vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn cho các ngân hàng nội vì họ có thể học được các sản phẩm, công nghệ tiên tiến nhưng nếu không đủ cẩn trọng sẽ đánh mất thị phần ngay trên sân nhà.

2.1.2.4. Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD và tiến trình áp dụng Basel II

Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015" mở đường cho hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, tạo ra một hành lang rộng để xử lý các ngân hàng yếu kém và đề ra một lộ trình cho đến năm 2015. NHNN yêu cầu các ngân hàng lớn tham gia mua cổ phần, tham gia vào quản trị điều hành và cơ cấu lại các khoản mục đầu tư; mua lại hoặc hợp nhất, sáp nhập nếu cần. NHNN cũng sẽ tham gia giám sát chặt chẽ quá

trình này. Nếu các ngân hàng không thể tự tái cấu trúc thì NHNN sẽ can thiệp và thậm chí tính đến việc hợp nhất hoặc sáp nhập. Trên thực tế, các ngân hàng nhỏ đều không thể

các đối tác nâng cao năng lực vốn, năng lực quản trị, đảm bảo thanh khoản và an toàn vốn. Từ đây hoạt động M&A bắt đầu thúc đẩy mạnh mẽ.

Quyết định 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”. Sau sự thành công của hoạt động tái cấu trúc giai đoạn trước, giai đoạn này sẽ là thời kỳ chạy đua nước rút của các ngân hàng Việt Nam vào quá trình hội nhập. Các ngân hàng sẽ tiếp tục phải tăng trưởng và nâng cao khả

năng cạnh tranh của mình để tiến vào tiến trình hội nhập sâu và rộng. Từ đó đặt ra yêu cầu tất yếu về hoạt động M&A.

Nếu nợ xấu được tháo gỡ thì M&A ngành ngân hàng sẽ còn bùng nổ. Theo đó, Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD được cho là sẽ gỡ nút thắt trong hoạt động M&A ngành ngân hàng. Có nhiều nhà đầu tư ngoại đặt vấn đề mua lại các ngân hàng nội như GPBank, nhưng nợ xấu lại là rào cản lớn khiến các nhà đầu tư ngoại định giá thấp dẫn đến sự thất bại của các thương vụ này.

Bên cạnh đó, NHNN cũng đã vạch ra một lộ trình áp dụng Basel II đối với hệ thống NHTM một cách cẩn trọng. Cụ thể:

Giai đoạn 1: Thí điểm áp dụng Basel II tại 10 ngân hàng từ tháng 2/2016 (Vietcombank, VietinBank, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank, ACB, VPBank, VIB và Maritime Bank). Đến cuối năm 2018 các ngân hàng này phải cơ bản đáp ứng các yêu cầu của Basel

II.

Giai đoạn 2: Đến năm 2020 cơ bản các NHTM có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó có ít nhất 12-15 NHTM áp dụng thành công Basel II (theo nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 ngày 8/11/2016).

Để đạt chuẩn Basel II, các ngân hàng cần tăng vốn tự có gấp 1,8-2 lần so với hiện

tại. Việc tăng vốn được coi là nhiệm vụ cấp bách của ngành ngân hàng hiện nay, và M&A sẽ là một phương thức tăng vốn hữu hiệu để các ngân hàng đáp ứng tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel II.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động mua bán và sáp nhập trong ngành NH tại việt nam khoá luận tốt nghiệp 150 (Trang 41 - 47)