Bối cảnh chung

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động mua bán và sáp nhập trong ngành NH tại việt nam khoá luận tốt nghiệp 150 (Trang 36 - 41)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.1. Bối cảnh chung

Một nét nhìn tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể lược qua một số giai đoạn như sau:

(i) : Giai đoạn 1990-1996: sự tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và hình thức các TCTD trong thời gian đầu mở cửa để giải quyết các nhu cầu về dịch vụ tài chính - ngân hàng.

(ii) Giai đoạn 1997 - 2005: chấn chỉnh lại hệ thống ngân hàng sau khủng hoảng tiền tệ châu Á.

(iii) Giai đoạn 2006 -2010: nâng mức vốn pháp định và tăng cường các quy chế pháp lý; cố phần hóa các NHTM nhà nước, các ngân hàng mới được thành lập, xuất hiện

loại hình ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

(iv) Giai đoạn 2011-2015: hệ thống ngân hàng bộc lộ những yếu kém, nợ xấu chồng

chất, dẫn tới yêu cầu cấp thiết phải tiến hành tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 1. (v) Giai đoạn 2016 đến nay: tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2, theo lộ trình 2016 -2020 với những tiêu chuẩn xây dựng hệ thống tài chính - ngân hàng an toàn, hiệu quả, tiếp tục cắt giảm các ngân hàng yếu kém, đảm bảo 70% các NHTM thực hiện đầy đủ Basel II vào năm 2020.

Như vậy, ta có thể thấy từ những ngày đầu mở cửa nền kinh tế, số lượng và hình thức của các ngân hàng đã gia tăng rất nhanh và mạnh mẽ, bên cạnh đó cũng đã và đang phải đối mặt với những khó khăn để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển trong bối

cảnh hội nhập kinh tế.

Sau đây là một số đánh giá về thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian qua:

2012 2013 2014 2015 2016 2017 5,085.

8 5,775.90 6,514.90 7,319.30 8,503.60 10,001.80 2.6 13.2 12.2 12.4 16.2 17.6

2.1.1.1. về số lượng ngân hàng

Biểu đồ 2.1: Số lượng ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua Số lượng các ngân hàng tại Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2017

60 50 40 . _________________________________________________________________ 30 20 1991 1997 2001 2005 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 9 NHTM NN 9 NHTM CP 9 CN NHNNg 9 NHLD 9 NH 100% vốn nước ngoài

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của NHNN các năm

Như vậy, ta có thể thấy rằng từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường số lượng các ngân hàng tại Việt Nam đã tăng lên một cách nhanh chóng và thiếu sự kiểm soát một

cách chặt chẽ. Và hệ quả là đến năm 2008 khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra, các ngân hàng bắt đầu bộc lộ những yếu điểm và các sai phạm, sức đề kháng của các ngân hàng sụt giảm nhanh chóng trước biến động xấu của thị trường. Từ đó đặt ra vấn đề phải tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng để thanh lọc các ngân hàng hoạt động không hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Với những nỗ lực của NHNN, hoạt động tái cơ cấu giai đoạn 1 từ năm 2011- 2015

đã đạt được những kết quả nhất định trên các khía cạnh mua bán sáp nhập, hợp nhất, ổn định tạm thời thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Từ 39 NHTM CP vào năm 2008 đã giảm xuống còn 28 NHTM CP vào năm 2017. Bên cạnh đó, NHNN đã mua lại 3 ngân hàng 0 đồng do các sai phạm và hoạt động yếu kém bao gồm: Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu.

24

Năm 2007, với sự kiện Việt Nam tham gia WTO đã tạo điều kiện cho các tổ chức

tài chính nước ngoài tiếp cận thị trường, các quy định với các tổ chức tài chính nước ngoài được nới lỏng, hoạt động của các TCTD nước ngoài trở nên sôi động hơn. Tính đến năm 2017, đã có 49 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Các ngân hàng ngoại với năng lực tài chính và

chuyên môn vững mạnh hơn sẽ cạnh tranh với các ngân hàng trong nước, từ đó đặt các ngân hàng nội trong bối cảnh phải tìm cách chuyển mình, nâng cao năng lực cạnh tranh và tái cơ cấu để hoạt động hiệu quả hơn.

2.1.1.2. Tổng tài sản

Sự gia tăng nhanh chóng của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam còn được thể hiện qua sự tăng lên mạnh mẽ của vốn chủ sở hữu, tổng tà sản và sự đóng góp vào GDP. Đến năm 2017, tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng đã tăng đến 10,001.8 nghìn tỷ đồng. Sự tăng trưởng này là phù hợp bởi lẽ thị trường tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng và cần khai thác. Tuy nhiên, sự cạnh tranh ngày càng lớn, các NHTMCP cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động của mình. Trong cơ cấu tổng tài sản, khối NHTM NN chiếm 45.69% tổng tài sản, tăng nhẹ với mức 45.42% năm 2016.

Khối NHTMCP chiếm 40.28% tổng tài sản toàn hệ thống, tăng 0.03% so với năm 2016.

Biểu đồ 2.2: Tổng tài sản toàn hệ thống

12,000.0 20 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 10,000.0 8,000.0 6,000.0 4,000.0 2,000.0 0.0 Tổng tài sản (nghìn tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản toàn hệ thống (%)

2.1.1.3. Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio - CAR)

Với sự gia tăng vốn điều lệ, yêu cầu về đảm bảo an toàn vốn là rất quan trọng. Theo thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 25/5/2010 của NHNN Việt Nam, kể từ ngày 1/10/2010, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9%. Gần đây, NHNN vừa ban hành Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Theo quy định này, tỷ lệ CAR tối thiểu sẽ giảm từ 9% hiện hành xuống 8%, nới về mặt số học nhưng chặt hơn về chất lượng. Thông tư sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, là nhằm mở đường cho việc áp dụng chuẩn Basel II vào hệ thống các ngân hàng, bởi theo quy định của chuẩn Basel II, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%.

Theo số liệu cập nhật đến năm 2017 của NHNN, hệ số CAR của hệ thống các TCTD

là 12.23% (giảm 0.5% so với năm 2016 và 0.77% so với năm 2015). Đây là một dấu hiệu

tốt, tuy nhiên hệ số này vẫn còn còn hơn mức tiêu chuẩn cần đạt được. Hệ số CAR của khối

NHTM nhà nước ở mức thấp nhất trong hệ thống, gần chạm ngưỡng tối thiểu 9% theo quy

định của NHNN hệ số CAR của khối NHTM cố phần vẫn đạt mức trên 10%. Đáng chú

ý là

hệ số CAR của khối ngân hàng liên doanh, nước ngoài gấp hơn 2 lần so với CAR bình quân

toàn hệ thống các TCTD. Trong năm 2017, việc tín dụng tăng trưởng nhanh hơn nhiều so

tốc độ tăng vốn chủ sở hữu khiến tỷ lệ CAR của các NHTMCP sụt giảm nhanh. Các NHTMCP gốc nhà nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong việc tăng vốn. Vietcombank, BIDV, VietinBank chưa thành công trong việc tìm đối tác chiến lược cũng như không được

tạo nhiều điều kiện để chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn.

Tỷ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân

hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng trong thực tế, tỷ lệ an toàn vốn ở Việt Nam vẫn chưa phản ánh trung thực tình hình của các ngân hàng do tình trạng giấu giếm nợ xấu và chưa tuân thủ chặt chẽ về trích lập dự phòng và việc tính CAR theo chuẩn mực kế toán Việt Nam còn chênh lệch rất nhiều theo

tiêu chuẩn của Basel II. Thậm chí có trường hợp kinh doanh kém hơn những năm trước nhưng CAR lại tăng nhờ tài sản giảm. Ta có thể thấy rằng, hệ số CAR của Việt Nam về mặt cơ bản là đáp ứng được theo yêu cầu là trên 9%. Tuy nhiên, hệ số này thấp hơn so

với nhiều nước khu vực và thế giới, và hệ số CAR của khối NHTM - đặc biệt là NHTMNN đang thấp hơn rất nhiều so với khối ngân hàng liên doanh, nước ngoài.Từ đó đặt ra yêu câu cấp thiết đối với khối NHTM trong việc nâng cao hệ số CAR để nâng cao

năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập.

Tính đến 30/11/2017, vốn điều lệ của toàn hệ thống đạt trên 500.000 tỷ đồng, tăng

gần 2,8% so với cuối năm 2016. Trong đó, vốn điều lệ khối ngân hàng liên doanh và nước

ngoài tăng gần 5%; khối NHTMCP cũng tăng gần 5%, đạt khoảng 211.000 tỷ đồng, chiếm

43% tổng vốn điều lệ toàn hệ thống; khối NHTMNN tăng nhẹ, vào khoảng 0,8%, tương đương 149.000 tỷ đồng và chiếm hơn 28% tổng vốn. Để đạt chuẩn Basel II, các ngân hàng

cần tăng vốn tự có gấp 1,8-2 lần so với hiện tại. Việc tăng vốn được coi là nhiệm vụ cấp bách của ngành ngân hàng hiện nay vì nếu không tăng được vốn, các ngân hàng sẽ gặp rất

nhiều khó khăn trong việc tăng trưởng tín dụng trong các năm sắp tới khi hệ số CAR giảm.

2.1.1.4. Chất lượng tài sản có

Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu

20 18 16 14 12 10 8 6 4 2 4.08 3 .61 3.25 ____ _ 2.55 2.46 2.60 0

STT Loại hình Mức vốn pháp định áp dụng

2008 2010

50% tổng cơ cấu tín dụng của toàn bộ ngành kinh tế. Sự gia tăng này là xuất phát từ nhu

cầu thực tế của thị trường và vẫn có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong năm tới.

Năm 2017, tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ so với năm 2016 và đạt mức 2.6%. Tuy nhiên đây mới chỉ là tỷ lệ tính trong nợ xấu nội bảng của các ngân hàng, chưa gộp các nợ xấu tiềm ẩn và nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam

(VAMC) và được đưa ra khỏi bảng cân đối tài sản. Tính hết 7 tháng đầu năm 2017, nợ xấu thu hồi từ khách hàng chiếm khoảng 33,6%; sử dụng dự phòng rủi ro khoảng 26,3%;

bán nợ cho VAMC khoảng 31,7%; bán tài sản bảo đảm khoảng 1,5%; còn lại là xử lý bằng các biện pháp khác.

Về khía cạnh pháp lý, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD (Nghị quyết 42) cùng với việc ngày 19-7- 2017 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ

thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” (Đề án 1058) đã hỗ trợ rất tích cực cho tiến trình xử lý nợ xấu. Theo những văn bản này, công tác thu hồi, xử lý nợ xấu của VAMC đã thuận lợi hơn nhiều khi các rào cản trong xử lý nợ xấu được dỡ bỏ, đặc biệt là việc thu giữ tài sản bảo đảm. Trước đây, các TCTD cũng như VAMC thu giữ tài sản bảo đảm trên cơ sở Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, tuy nhiên tốc độ xử lý chưa được như mong muốn do quyền của chủ nợ vẫn yếu thế. Nghị quyết 42 đã bảo vệ chủ nợ tốt hơn và một lần nữa khẳng định quyền thu giữ tài sản bảo đảm của chủ nợ. Tính từ khi thành lập vào năm 2013 đến nay, tổng số nợ xấu mà VAMC đã xử lý đạt 66.000 tỉ đồng, tương đương 3 tỉ đô la Mỹ.

Năm 2018, tín dụng tiêu dùng dự kiến tiếp tục tăng trưởng cao. Chất lượng tín dụng được cải thiện nhờ quá trình xử lý nợ xấu được đẩy nhanh, tín dụng tiếp tục đà tăng

trưởng ổn định với mức tăng trưởng tín dụng dự kiến đạt 19%.

2.1.1.5. Khả năng sinh lời

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) thường được các nhà quản trị, các nhà đầu tư sử dụng khi đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Theo Báo cáo Tổng quan Thị trường tài chính của Uỷ

28

ban Giám sát Tài chính quốc gia, năm 2017, tỷ lệ lợi nhuận của hệ thống ngân hàng khá khả quan. Lợi nhuận sau thuế ước tăng 44,5% so với năm 2016. Tỷ suất sinh lời ROA và ROE cao hơn năm trước, ước đạt 0,69% và 10,2% (năm 2016 là 0,56% và 8,05%).

Thu nhập từ hoạt động tín dụng tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh của các TCTD, lãi thuần từ hoạt động tín dụng tăng 33,1%

so với 2016, chiếm 79,1% tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh (tăng 2.7% so với

năm 2016).

Lợi nhuận của ngân hàng năm 2017 rất khả quan bởi lẽ tín dụng là nguồn sinh lời

lớn nhất của ngân hàng và trong năm 2017 tín dụng đã tăng trưởng mạnh với mức 18%. Thứ hai, các ngân hàng cũng đã có rất nhiều bước tiến trong quá trình tái cơ cấu trong thời gian vừa qua, trong đó có các ngân hàng thành công như TPBank hay NCB. Điều này giúp ngân hàng tăng lợi nhuận, đặc biệt, phần quản trị rủi ro của họ cũng đã tốt hơn.

Tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s Investors Service nâng triển vọng tín nhiệm hệ thống ngân hàng Việt Nam từ mức ổn định lên tích cực.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động mua bán và sáp nhập trong ngành NH tại việt nam khoá luận tốt nghiệp 150 (Trang 36 - 41)