Truyền thuyết trên vùng đất Phú Lƣơng, Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Văn học dân gian trên vùng đất Phú Lương, Thái Nguyên (Trang 38 - 39)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Truyền thuyết trên vùng đất Phú Lƣơng, Thái Nguyên

Theo tài liệu chúng tôi thu thập đƣợc, ở vùng đất Phú Lƣơng, Thái Nguyên có truyền thuyết về nàng Lƣu Tam và chủ yếu là hệ thống các truyền thuyết dân gian về Dƣơng Tự Minh và công chúa Thiều Dung.

Truyền thuyết về nàng Lƣu Tam là một câu chuyện kể về một ngƣời con gái xinh đẹp tên là Lƣu Tam có tài năng hát ví và khiến dân làng, trai tráng ai không ví lại đƣợc với nàng thì đều ức chết. Ngƣời anh trai vì không muốn Lƣu Tam lấy chồng mà làm nhà chồng không ví đƣợc với nàng sẽ ức chết. Nên đã nghĩ một cách gây khó khăn thậm chí tìm cách giết nàng nhƣng nàng đƣợc thần tiên trợ giúp đã đƣợc cứu sống. Rồi ngƣời anh trai cũng đồng ý cho àng đi lấy chồng nhƣng nói rằng “Ngày ngày đi làm về kiểm tra chiếc kéo anh buộc ở yếm. Khi nào thấy kéo mở lời mới được nói chuyện”. Ngày nào nàng cũng kiểm tra nhưng kéo không mở. Ba năm ở nhà chồng không nói một câu gì nên đã bị

đƣa về nhà sống với anh trai. Bởi vậy, mà nàng “Hồng nhan bạc mệnh” có lấy một đời chồng nhƣng không có con. Về nhà nàng tự do nói, tự do hát ví. Sau này mất đi nàng đƣợc mệnh danh là “Bà chúa thơ ca”. Từ câu chuyện đó,

33

chúng ta biết đƣợc nguồn gốc của hát ví Lƣu Tam - một làn điệu dân ca độc đáo của ngƣời Sán Chay ở Tức Tranh và nhận thấy: Hát ví Lƣu Tam của dân tộc Sán Chay đã có từ rất lâu đời, là một loại dân ca trữ tình đƣợc viết theo thể thất ngôn, do chính những ngƣời nông dân thật thà, chất phác sáng tạo nên, đƣợc lƣu truyền từ đời này sang đời khác chủ yếu bằng con đƣờng miệng hoặc đƣợc ghi chép lại bằng chữ Hán cổ.

Hệ thống các truyền thuyết dân gian về Dƣơng Tự Minh và công chúa Thiều Dung đƣợc tái hiện sinh động trong truyền thuyết qua trí tƣởng tƣợng kì diệu và lòng yêu quý thiết tha của nhân dân qua các nội dung và nghệ thuật nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Văn học dân gian trên vùng đất Phú Lương, Thái Nguyên (Trang 38 - 39)